Giáo án Sinh học 10 (cả năm)

1. Mục tiêu bài dạy:

 - Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

 - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

2. Phương tiện dạy học:

 - Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.

 - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu, đĩa VCD.)

3. ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh.

 

doc 65 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3029Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuyển tích cực).
- Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học.
II. Chuyển hoá vật chất:
1)Khái niệm:
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.
2) Đồng hoá và dị hoá:
- Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản( đồng thời tích luỹ năng lượng- dạng hoá năng).
- Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (đồng thời giải phóng năng lượng). 
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 15 - Bài 14:
ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
1. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim cũng như các cơ chế tác động của enzim.
	- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim 
	- Giải thíc được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ phóng to hình 14.1 và 14.2 SGK
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Trình bày cấu trúc hoá học và chức năng của ATP.
5. Giảng bài mới: 
Bài 14: enzim và vai trò của enzim
trong quá trình chuyển hoá vật chất
* Em hãy giải thích tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được đường tinh bột nhưng lại không tiêu hoá được xenlulôzơ?
( ở người không có enzim phân giải xenlulôzơ).
* Enzim có cấu trúc như thế nào? 
Tranh hình 14.1
+ Các chất thường được biến đổi qua 1 chuỗi nhiều phản ứng với sự tham gia của nhiều hệ enzim khác nhau .
* Tại sao khi ở nhiệt độ cao thì enzim lại mất hoạt tính?Nếu nhiệt độ thấp?
(enzim có bản chất là prôtêin nên ở tO cao làm prôtêin bị biến tính còn khi tO thấp enzim ngừng hoạt động )
- Enzim ptialin trong nước bọt hoạt động ở pH» 6-8
- Enzim pepsin ở dạ dày hoạt động ở pH» 2
* Tại sao hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất?
Tranh hình 14.2
* Hoạt động sống của tế bào sẽ như thế nào nếu không có các enzim?
* Điểu gì xảy ra khi 1 enzim nào đó được tổng hợp quá ít hoặc bất hoạt?
I. Enzim:
1) Cấu trúc của enzim:
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
- Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin.
- Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động. 
2) Cơ chế tác động của enzim:
- Enzim liên kết với cơ chất® enzim-cơ chất® giải phóng enzim và tạo cơ chất mới.
- Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên 1 loại cơ chất nhất định- Tính đặc thù của enzim.
3) Các yểu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
a. Nhiệt độ:
- Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
b. Độ pH:
- Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.
c. Nồng độ enzim và cơ chất:
- Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.
d. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim:
- Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.
II. Vai trò của enzim trong qúa trình chuyển hoá vật chất:
- Enzim giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn(không quyết định chiều phản ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. 
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Tại sao enzim Amylaza chỉ tác động được lên tinh bột mà không tác động được lên prôtêin, xenlulôzơ...
(Do trung tâm hoạt động của enzim không tương thích cơ chất)
- Khi ăn thịt với nộm đu đủ thì đỡ bị đầy bụng( khó tiêu hoá)
( Trong đu đủ có enzim phân giải prôtêin)
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 16 - Bài 15:
THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
1. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yểu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
	- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
2. Phương tiện dạy học: 
a. Mẫu vật: 1 vài củ khoai tây sống và khoai tây đã luộc chín.
b.Dụng cụ và hoá chất:
- Dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2 , nước đá.	
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
5. Giảng bài mới: 
Bài 15 - Thực hành:
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
1) Nội dung và cách tiến hành:
- Chia thành nhóm( mỗi nhóm tương ứng với 1 bàn)
- Mỗi nhóm làm cả 3 thí nghiệm với khoai tây như sách giáo khoa hướng dẫn.
2)Thu hoạch:
- Mỗi nhóm viết tường trình thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
*Chú ý: - Trong khoai tây sống có enzim catalaza. Cơ chất tác động của enzim catalaza là H2O2 và phân huỷ nó thành H2O và O2 . 
6.Củng cố: 
	- Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong các thí nghiệm trên làm kết quả các thí nghiệm khác nhau.
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 17
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiờu
	- Kiểm tra mức độ hiểu bài và rốn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra của học 
 sinh.
	- Giỳp học sinh ụn tập kiến thức đó học.
	- Đỏnh giỏ kết quả việc dạy và học của thầy và trũ trong học kỡ I.
I. chuân bị
 - Đề kiểm tra + đáp án
 - Ô toàn bộ kiến thức đã học
I. Hoạt động lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. kiểm tra sĩ số
 3. phat đề 
II. Củng cố.
 - Thu bài kiểm tra
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 18 - Bài 16:	 
 HÔ HẤP TẾ BÀO	 
1. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
	- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.
	-Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 16.1 SGK.
	- ( Máy chiếu projector và giáo án điện tử)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu sự chuyển hoá vật chất(đồng hoá, dị hoá) trong tế bào.
5. Giảng bài mới: 
Bài 16: Hô hấp tế bào
* Em hiểu thế nào là hô hấp?
+ Phương trình tổng quát
C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL
+Năng lượng giải phóng ra qua hô hấp chủ yếu để tái tổng hợp lại ATP.
*Trả lời câu lệnh trang 64
(năng lượng được giải phóng từ từ chứ không ồ ạt
Tranh hình 16.1
*Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn nào và diễn ra ở đâu trong tế bào?
* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn đường phân?
* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chu trình Crep ?
*Trả lời câu lệnh trang 65
(năng lượng nằm trong các phân tử NADH, FADH2 )
Tranh hình 16.1
* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chuỗi truyền êlectron hô hấp?
* Tổng sản phẩm tạo ra từ 1 phân tử đường glucôzơ qua hô hấp?
I. Khái niệm hô hấp tế bào:
1) Khái niệm:
 Là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử chuyển hoá năng lượng trong tế bào sống.
2) Đặc điểm:
- Nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ( chủ yếu là glucôzơ).
- Năng lượng được giải phóng ra từ từ để sử dụng cho hoạt động sống và tổng hợp ATP.
- Sản phẩm hô hấp cuối cùng là CO2 và H2O 
II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào:
1) Đường phân:
- Xảy ra trong bào tương( chất nguyên sinh).
-Nguyên liệu là đường glucôzơ, ADP, NAD, Pi
- Kết quả: Từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra 2 phân tử axit pyruvic( C3H4O3 ) 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP(thực chất 4 ATP). 
2) Chu trình Crep:
- Xảy ra trong chất nền của ty thể.
-Nguyên liệu: axit pyruvic ® axêtyl-CoA(và tạo ra 2 phân tử NADH và 2 phân tử CO2 )
 Axêtyl-CoA đi vào chu trình Crep bị phân giải hoàn toàn tới CO2 
- Kết quả: tạo ra 6 NADH, 2 ATP, 2 FADH2 , 4 CO2
3) Chuỗi truyền êlectron hô hấp:
- Xảy ra ở màng trong ty thể.
- Nguyên liệu: 10 NADH, 2 FADH2 ( 6O2 , 34 Pi, 34 ADP) 
- Kết quả: tạo ra 34 ATP 
(1NADH= 3 ATP , 1 FADH2 = 2 ATP ) 
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Trong 3 giai đoạn trên giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
- Tổng số ATP được tạo ra khi ôxy hoá hoàn toàn 1 phân tử đường glucôzơ?
 hoàn thành bảng sau
Đường phân
 Chu trình Crep 
Chuỗi truyền êlectron hô hấp 
Vị trí
Bào tương
Chất nền ty thể
Màng trong ty thể
Nguyên liệu
1G, 2 ATP,2 NAD, 2ADP, 2Pi
2a.pyruvic,6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi
10NAD,2FAD,34Pi 34ADP,6 O2
Sản phẩm
2a.pyruvic,2NADH 2 ATP
8NADH,2 FADH2 2 ATP , 6 CO2
34 ATP , 6 H2O
Số ATP 
2 ATP 
2 ATP 
34 ATP 
Tổng số ATP 
38 ATP 
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 19 - Bài 17:	
 QUANG HỢP 	
1. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.
	- Nêu được vai trò của ánh với sáng 2 pha của quang hợp và mối liên quan giữa 2 pha.
- Trình bày được tóm tắt diễn biến,các thành phần tham gia, kết quả của mỗi pha.
- Mô tả được một cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 17.1 SGK.
- (Máy chiếu projector và giáo án điện tử)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các giai đoạn chính trong hô hấp tế bào và vị trí diễn ra của các giai đoạn.
5. Giảng bài mới: 
Bài 17: quang hợp
* Em hãy trình bày khái niệm quang hợp?
* Quang hợp thường xảy ra ở những sinh vật nào?
Tranh hình 17.1
* Quang hợp gồm mấy pha là các pha nào?
* Em hãy nêu diễn biến của pha sáng quang hợp?
* O2 giải phóng ra ở pha sáng có nguồn gốc từ đâu?
* Em hãy nêu diễn biến của pha tối quang hợp?
* Tại sao pha tối gọi là chu trình C3(chu trình Canvin)
* Hoàn thành phiếu học tập số 1 
I. Khái niệm quang hợp:
1) Khái niệm:
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
2) Phươnh trình tổng quát:
 CO2 + H2O+ NL ánh sáng®(CH2O) + O2
II. Các pha của quá trình quang hợp:
1)Pha sáng:
- Diễn ra ở màng tilacôit( hạt grana trong lục lạp) cần ánh sáng.
- NLAS được các sắc tố quang hợp hấp thu qua chuỗi truyền êlectron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).
2) Pha tối:
- Diễn ra tại chất nền của lục lạp(Strôma) và không cần ánh sáng.
- Sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 (cố định) thành cacbohyđrat.
- Cố định CO2 qua chu trình Canvin ( C3)
 Chất nhận CO2 là RiDP và sản phẩm tạo thành đầu tiên là APG (hợp chất có 3C)
phiếu học tập số 1
PHA SáNG
Pha tối
ánh sáng
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Vị trí
Tilacôit( hạt grana)
Chất nền ( Strôma)
Nguyên liệu
Sắc tố quang hợp, AS H2O, NADP, ADP , Pi
Các enzim, RiDP,CO2 ATP, NADPH
Sản phẩm
ATP, NADPH, O2
Glucôzơ, ADP, NADP
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.	
phiếu học tập số 2
AS
DL
Hô hấp
Quang hợp 
Phương trình tổng quát
C6 H12O6+6O2 ® 6co2+6h2o+q(ATP+tO)
6co2+6h2o ¾® C6H12O6+6O2­
Nơi thực hiện
Tế bào chấtvà ty thể 
Lục lạp
Năng lượng 
Giải phóng
Tích luỹ
Sắc tố
Không có sắc tố tham gia
Có sự tham gia của sắc tố
Đặc điểm khác 
Xảy ra ở mọi tế bào sống và suốt ngày đêm
Xảy ra ở tế bào quang hợp(lục lạp) khi đủ AS
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 . Tiết 20	 	 
 CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
BÀI 18:CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.
- Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
	- Nêu dược quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì? 
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 18.1 và 18.2 SGK.
	- Phiếu học tập.(Máy chiếu projector và giáo án điện tử) 
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Quang hợp gồm mấy pha?Nêu đặc điểm của mỗi pha.
5. Giảng bài mới: 
Bài 18:chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
Tranh hình 18.1
* Em hãy nêu khái niệm về chu kỳ tế bào?
* Chu kỳ tế bào được chia thành các giai đoạn nào?
* Em hãy nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian.
* Hoàn thành phiếu học tập số 1
Pha
Diễn biến
Kỳ trung gian
G1
S
G2
Tranh hình 18.2
* Em hãy nêu cá giai đoạn trong nguyên phân và đặc điểm của mỗi giai đoạn.
* Hoàn thành phiếu học tập số 2
Các kỳ
Diễn biến
Nguyên phân
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
* Sự phân chia tế bào chất diễn ra như thế nào? So sánh giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
* Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
* Nếu quá trình phân chia không bình thường gây nên những hậu quả gì?
I. Chu kỳ tế bào:
1) Khái niệm:
- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào( gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân ).
- Kỳ trung gian chia: pha G1 ,S và G2
-Pha G1 tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
- Pha S ADN và trung tử nhân đôi.
- Pha G2 tổng hợp các yếu tố cho phân bào. 
2) Điều hoà chu kỳ tế bào:
- Trên 1 cơ thể thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể .
- Nếu các cơ chế điều khiển sự phân bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể bị lâm bệnh.
II. Quá trình nguyên phân:
1) Phân chia nhân:
- Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
- Kỳ sau: Các NST tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 
2) Phân chia tế bào chất:
- ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
- ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
III.ý nghĩa của nguyên phân:
- Sinh vật nhân thực đơn bào,SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Sinh vật nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào?( tế bào ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác. 
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 21 -Bài 19:	
 GIẢM PHÂN	 
1. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
	- Trình bày được diễn biến chính ở kỳ đầu của giảm phân I.
	- Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 19.1 và 19.2 SGK.
	- Phiếu học tập.(Máy chiếu projector và giáo án điện tử)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
4. Kiểm tra bài cũ: 
	- Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn.ý nghĩa của sự điều hoà chu kỳ tế bào.
5. Giảng bài mới: 
Bài 19: giảm phân
* Em hiểu như thế nào là (sự phân bào giảm nhiễm) giảm phân?
Tranh hình 19.1
* Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân 1 và những điểm khác so với nguyên phân.
Hoàn thành phiếu học tập
NP
GP
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Tranh hình 19.1, 19.2
* Trả lời câu lệnh trang 78
(Kỳ giữa của GP1 các NST kép không tách mà trượt về mỗi cực nên cuối GP1 tế bào chứa bộ NST đơn kép và kỳ trung gian GP2 các NST không nhân đôi và tách nhau thành NST đơn về mỗi tế bào).
* Tại sao sau khi nhân đôi các NST lại dính nhau ở tâm động không tách nhau (giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con)
* Tại sao các NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia?(NST dễ phân ly và không bị rối).
I.Giảm phân 1:
1) Kỳ đầu 1:
- Tương tự như kỳ đầu nguyên phân song xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng có thể dẫn đến trao đổi đoạn NST.
2) Kỳ giữa 1:
- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
3) Kỳ sau 1:
- Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực tế bào.
4) Kỳ cuối 1:
- Khi về cực tế bào các NST kép dần dần giãn xoắn. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con.
II. Giảm phân 2:
1) Đặc điểm:
- Các NST không nhân đôi mà phân chia gồm các kỳ tương tự như nguyên phân.
- Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.
2) Sự tạo giao tử:
- Các cơ thể đực( động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
- Các cơ thể cái( động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh(tiêu biến).
III. ý nghĩa của giảm phân:
- Sự phân ly độc lập của các NST( và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử.
- Qua thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen mới gây nên các biến dị tổ hợp® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
6.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không co quá trình giảm phâm).
	- Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc?( Khi có 3 NST tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế bào con-gây ra đột biến giao tử).
bảng so sánh nguyên phân và giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Trung gian
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST dạng n kép
Kỳ đầu
-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
-Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại tâm động
-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
Kỳ giữa
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào 
- Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt fẳng xích đạo TB
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào
Kỳ sau
-Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
-Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn 
-Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
Kỳ cuối
- Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới
Kết quả
-Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST
-Từ 1TB 2n NST thành 2 TB n NST kép
-Từ 1 tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST
Đặc điểm 
-Từ 1 TB 2n® 2 TB 2n
-Các TB tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân 
-Từ 1 TB 2n® 4 TB n
-Các TB tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá thành giao tử 
Nguyên phân
Giảm ph

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_TRON_BO_SINH_HOC_10_NAM_20152016.doc