Giáo án Sinh học 11 - Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 - Mô tả được các dòng vận chuyển chất trong cây bao gồm :

 + Con đường vận chuyển.

+ Thành phần của dịch được vận chuyển.

 + Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.

2. Kỹ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ.

 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ

 - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6683Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Tuần: 2
Tiết: 2
Ngày soạn: 12/08/14
Ngày dạy: 19/08/14
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
 - Mô tả được các dòng vận chuyển chất trong cây bao gồm :
	+ Con đường vận chuyển.
+ Thành phần của dịch được vận chuyển.
	+ Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
Kỹ năng
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ.
 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ
 - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Phóng to hình SGK bài 2 , Phiếu học tập
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
Thành phần dịch mạch
Động lực đẩy dòng mạch
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(7’):
 Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: ? Rễ cây có chức năng hấp thụ nước và ion khoáng nhưng nước và ion khoáng đi vào và vận chuyển đi lên thân, lá, hoa , quả bằng nhũng con đường nào?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (15’) I. Cấu tạo mạch gỗ và mạch rây
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Cấu tạo mạch gỗ và mạch rây 
1. Dòng mạch gỗ:
- Gồm các tế bào chết( quản bào và mạch ống)
- Các tế bào cùng loại nối tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá.
2. Dòng mạch rây:
- Gồm các tế bào sống( ống rây và tế bào kèm)
- Các ống rây nối đầu nhau thành ống dài từ lá đến rễ
- ? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6: cho biết trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào? (K)
- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm: Đọc thông tin I.1+ II.1 SGK để hoàn thành PHT trong 1 phút
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Gọi các nhóm nhận xét và bổ sung
- Nhận xét và đưa ra đáp án đúng của PHT
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK phóng to. ? Cho biết sự giống và khác nhau giữa quản bào và mạch ống? (G)
- Nhận xét và nhấn mạnh lại điểm giống nhau và khác nhau giữa quản bào và mạch ống.
- Diễn giảng: cho HS biết được tế bào rây và tế bào kèm cấu tạo như thế nào.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm nhỏ trong 1phút: chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung
- Nhận xét và diễn giảng
- ? Nếu một ống gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục đi lên được không, vì sao? (G)
- ? Chức năng của lỗ bên là gì? (K)
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
- Trao đổi và hoàn thành PHT
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- Sửa đáp án PHT cho đúng
- Quan sát và trả lời: 
+ Đều là những tế bào chết, trên thành đều có các lỗ bên
+ Khác: Quản bào là những tế bào dài, sắp xếp thành hàng thẳng đứng gối đầu lên nhau. Mạch ống ngắn hơn, rộng hơn, mạch ống xếp đầu kế dầu tạo thành ống mạch dẫn dài, rộng
- Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe
- Trao đổi
- Trình bày
- Lắng nghe
- Có. Vì dòng mạch gỗ trong ống đó có thể di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
- Tạo nên dòng vận chuyển ngang
- Chú ý
F Hoạt động 2: (5’) II. Thành phần dịch mạch
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Thành phần dịch mạch 
- Dòng mạch gỗ: chủ yếu là nước và ion khoáng, một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
- Dòng mạch rây: chủ yếu là sản phẩm đồng hoá ở lá, một số ion khoáng được sử dụng trở lại (K+)
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin I.2 + II.2 SGK và cho biết thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây là gì? (TB)
- Nhận xét và kết luận
- Nghiên cứu thông tin I.2 + II.2 SGK và trả lời
- Chú ý
F Hoạt động 3: (10’)III. Động lực đẩy dòng mạch
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Động lực đẩy dòng mạch 
- Dòng mạch gỗ: Sự phối hợp 3 lực
+ Lực đẩy( áp suất rễ)
+ Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá
+ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
- Dòng mạch rây: Sự chênh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ)
- ? Làm thế nào để dòng mạch gỗ vận chuyển ngược chiều trọng lực từ rễ lên cao hàng chục mét như cây sấu, thông, sồi..? (G)
- Cho Hs quan sát H2.4 về hiện tượng ứ giọt. ? Theo em nguyên nhân nào đã làm xuất hiện tương ứ giọt. (G)
- Nhận xét và hoàn thiện: Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được chuyển theo dòng mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng trong những đêm ẩm ướt, độ ẩm không khí cao gây bão hoà hơi nước, nước thoát ra không biến thành hơi để thoát ra ngoài như ban ngày. Do đó nước ứ lại thành giọt nơi có lỗ khí khổng, ngoài ra do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt hình thành nên giọt nước.
- Cho HS quan sát hình 2.6 SGK phóng to. ? Chất hữu cơ do lá tổng hợp ra được vận chuyển đến đâu và nhờ động lực nào? (TB)
- ? Quan sát hình 2.6 và cho biết mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và mạch rây trong cây. (K)
- Yêu cầu hs khái quát kiến thức
- Trong cây luôn có một lực đẩy do áp suất rễ tạo nên, do lực hút của sự thoát hơi nước ở là và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. 
- Trả lời
- Chú ý lắng nghe và ghi chú
- Quan sát hình và trả lời: Chất hữu cơ do lá tổng hợp ra được vận chuyển đến rễ và các cơ quan dự trữ khác do sự chênh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ)
- Quan sát hình và trả lời được
- Khái quát kiến thức
 4. Củng cố( 5’): Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm:
Câu 1: Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào (Y)
A . Gồm các quản bào và tế bào lông hút.	B. Gồm các quản bào và mạch ống. 
C. Gồm quản bào và các tế bào nội bì. 	D. Gồm quản bào và các tế bào biểu bì. 
 Câu 2. Động lực nào đẩy dòng mạch gỗ từ rễ đến lá(TB)
A . Lực đẩy ( áp suất rễ) 
B . Lực hút do thoát hơi nước ở lá 
C . Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ 
D . Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết 
 Câu 3: Động lực của dòng mạch rây là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa: (K)
A. Lá và rễ.	B. Cành và lá. 	C. Rễ và thân.	D. Thân và lá 
Câu 4: Dịch mạch rây có độ pH là: (K)
A. 8,0 – 8,5. B.7,5 – 8,0. 	 C.8,5 – 9,0. D.9,0 – 9,5.
 5.Dặn dò: (1’)
- Học bài
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục em có biết
- Chuẩn bị bài 3
* Chú thích: Đáp án PHT
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
Gồm các tế bào chết( quản bào và mạch ống)
Gồm các tế bào sống( ống rây và tế bào kèm)
Thành phần dịch mạch
Chủ yếu là nước và ion khoáng, một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
Chủ yếu là sản phẩm đồng hoá ở lá, một số ion khoáng được sử dụng trở lại (K+)
Động lực đẩy dòng mạch
Sự phối hợp 3 lực
+ Lực đẩy( áp suất rễ)
+ Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá
+ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
Sự chênh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 2 VAN CHUYEN CAC CHAT TRONG CAY.doc