Giáo án Sinh học 11 - Bài 3: Thoát hơi nước

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 - Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.

 - Trình bày được cơ chế điều tiết độ đóng mở của khí khổng, và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

2. Kỹ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ.

 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ

 - Thấy được tầm quan trọng của nước đối với đời sống thực vật và sinh giới nói chung.

 - Tạo niềm hứng thú và say mê môn học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13944Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 3: Thoát hơi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 3
Ngày soạn: 19/08/14
Ngày dạy: 26/08/14
BÀI 3. THOÁT HƠI NƯỚC 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
 - Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
 - Trình bày được cơ chế điều tiết độ đóng mở của khí khổng, và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
Kỹ năng
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ.
 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ
 - Thấy được tầm quan trọng của nước đối với đời sống thực vật và sinh giới nói chung.
 - Tạo niềm hứng thú và say mê môn học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Phóng to Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK. 
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(7’):
 Câu 1: Phân biệt cấu tạo, thành phần dịch mạch của mạch gỗ và mạch rây.
 Câu 2: Trình bày động lực của dòng mạch gỗ.
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: ? Một trong những động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá, Đó là sự thoát hơi nước ở lá. Vậy ngoài ý nghĩa trên, thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì đối vớí cây ? Cây thoát hơi nước bằng cách nào ?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (7’) I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước - Tạo lực hút nước ở rễ.
- Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, giải phóng ôxi giúp điều hòa không khí.
- Hạ nhiệt độ ở lá.
- Giới thiệu: 1000g nước hấp thụ chỉ có 10g cây giữ lại còn 990g thoát ra ngoài.
- ? Thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây? (K)
- Nhận xét và kết luận.
- Chú ý.
- Tạo động lực hút, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan khác Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, hạ nhiệt độ ở lá .
- Chú ý lắng nge.
F Hoạt động 2: (15’) II. Thoát hơi nước qua lá.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Thoát hơi nước qua lá 
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước.
- Lá cấu tạo gồm lớp cutin, lớp biểu bì và lớp mô giậu.
- Trong biểu bì có các lỗ khí ( khí khổng).
2. Hai con đường thoát hơi nước: Qua khí khổng và qua cutin.
 - Qua khí khổng là chủ yếu: vận tốc nhanh, được điều chỉnh bằng sự đóng mở của khí khổng.
 - Qua cutin: vận tốc chậm, không được điều chỉnh.
- Yêu cầu HS quan sát hình3.3 SGK phóng to. Mô tả cấu tạo của lá và giải thích cấu tạo của lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước ở điểm nào? (K)
- Nhận xét
- Yêu cầu HS nghiên cứu Bảng 3 để trả lời câu hỏi sau:(Tổ chức hoạt động nhóm trong 2phút)
+ ? Những số liệu nào cho phép khẳng định số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây? (K)
+ ? Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước? (K)
+ ? Dựa vào số liệu hình 3.3 và những điều vừa tìm hiểu cho biết nhưng cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước? (TB)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- ? Con đường thoát hơi nước nào là chủ yếu? (TB)
- Giải thích cho HS biết nguyên nhân tại sao thoát hơi nước qua khí khổng lá chủ yếu.
- Yêu cầu HS quan sát tế bào khí khổng H3.4 SGK. ? Tế bào khí khổng hình dạng như thế nào? (TB)
- Cho HS quan sát thí nghiệm: Dùng hai ống cao su mỏng có một thành dày và một thành mỏng. Cho hai thành dày áp vào nhau. Dùng nứơc hoặc thổi không khí vào.
- ? Nhận xét hiện tượng gì đã xảy ra? (K)
- ? Vì sao xảy ra hiện tượng trên? (G)
- ? Vậy khi mở túi khí này thì hiện tượng gì xảy ra? (K)
- Nhận xét và kết luận : Đây cũng chính là cơ chế gây ra sự mở và đóng của khí khổng. ? Cơ chế này có thể trình bày như thế nào? (K)
- ? Tốc độ thoát hơi nước qua cutin phụ thuộc vào yếu tố nào? (Y)
- Bổ sung: Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo độ dày của tầng cutin ( lá non tầng cutin mỏng sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, lá trưởng thành giảm dần và lá già tăng lên do sự rạn nứt của tầng cutin.
- Yêu cầu Hs so sánh tôc độ thoát hơi nước qua khí khổng va qua cutin. (K)
- Nhận xét và kết luận.
- Quan sát hình và trả lời: Lá cấu tạo gồm lớp cutin, lớp biểu bì và lớp mô giậu.Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước Vì: Lá có nhiều khí khổng làm nhiệm vụ thoát hơi nước
- Chú ý lắng nghe và trao đổi.
- Trình bày:
 + Lá là cơ quan đảm nhận chức năng thoát hơi nước và sự thoát hơi nước xảy ra ở cả hai mặt của lá cây.
+ Mặt trên của hầu hết các lá có ít khí khổng hơn mặt dưới và hàm lượng nước thoát ra ở mặt dưới cũng nhiều hơn so với mặt trên.
+ Khí khổng và cutin.
- Qua khí khổng là chủ yếu.
- Chú ý lắng nge.
- Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt vào nhau và thanh trong dày hơn thành ngoài.
- Quan sát 
- Xuất hiện khe hở giữa hai ống cao su.
- Do thành mỏng căng nhanh kéo thành dày cong theo làm xuất hiện khe hở.
- Hai ống cao su xẹp lại làm khe hở nhỏ lại.
- Mép trong của thành tế bào dày còn mép ngoài rất mỏng do đó khi tế bào trương nước thì mép ngoài dãn nhanh hơn làm tế bào khí khổng uốn cong và lỗ khí mở để thoát nước ra ngoài. Ngược lại khi mất nước, tế bào xẹp nhanh, mép ngoài co nhanh hơn làm khép lỗ khí để hạn chế thoát hơi nước
- Độ dày của tần cutin
- Chú ý lắng nge
- Thoát hơi nước qua khí khổng nhanh hơn.
F Hoạt động 3: (5’)III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
- Nước: điều tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: điều tiết độ mở của khí khổng, làm tăng độ mở của khí khổng.
- Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng.
- ? Sự thoát hơi nước mạnh hay yếu phụ thuộc vào yếu tố nào? (TB)
- ? Sự đóng hay mở khí khổng lại phụ thuộc vào yếu tố nào? (K)
- ? Những tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước? Chúng ảnh hưởng như thế nào? (K)
- ? Trong các tác nhân trên tác nhân nào là chủ yếu ảnh hưởngđến sự thoát hơi nước? Tại sao? (G)
- Nhận xét và kếtluận
- Phụ thuộc vào sự mở của khí khổng 
- Phụ thuộc vào hàm lượng nước có trong tế bào khí khổng.
- Dựa vào thông tin SGK và trả lời.
- Nước. Vì Sự đóng hay mở khí khổng lại phụ thuộc vào hàm lượng nước có trong tế bào khí khổng.
F Hoạt động 4: (5’)IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
- Cân bằng nước được tính bằng lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
- Để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển bình thường phải tưới tiêu hợp lí cho cây( đủ lượng, đúng lúc, đúng cách).
- ? Cân bằng nước là gì? (TB)
- ? Khi nào cây mất cân bằng nước? (K)
- ? Chúng ta cần làm gì để đảm bảo cho cây đủ nước? (K)
- ? Thế nào là tưới tiêu hợp lí? (K)
- Nhận xét và giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
- Cân bằng nước được tính bằng lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
- Khi mô cây thiếu nước.
- Tưới tiêu hợp lí
- Tưới: đúng lúc, đúng lượng, đúng đối tượng, thời điểm,.
- Chú ý.
 4. Củng cố( 3’): Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm:
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến tế bào khí khổng cong lại khi trương nước là: (K)
Tốc độ di chuyển các chất qua màng tế bào khí khổng không đều nhau.
Màng tế bào khí khổng có tính thấm chọn lọc
Áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn luôn thay đổi
Mép ngoài và mép trong của tế bào khí khổng là có độ dày khác nhau 
Câu 2. Câu nào sau đây là không hợp lí: (G)
Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu của thực vật.
Các tế bào khí khổng cong lại khi trương nước
Lá của thực vật thuỷ sinh không có khí khổng
Thực vật ở cạn, hầu hết có số lượng khí khổng ở mặt trên ít hơn so với mặt dưới.
Câu 3: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi nào? (K)
A. Đưa cây ra ngoài sáng B. Tưới nước cho cây. C.Tưới nước mặn cho cây	D. Đưa cây vào tối 5.Dặn dò: (1’)
- Học bài, Trả lời câu hỏi SGK, Chuẩn bị bài 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 3 THOAT HOI NUOC.doc