Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân - Trần Thị Quang

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái pìu hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh.

- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Rn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn.

II/ CHUẨN BỊ

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu vật một số thân biến dạng .

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Các nhóm: củ khoai tây có mầm, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

- Kẻ bảng SGK tr.59 vào vở bài tập.

 

docx 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân - Trần Thị Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 06/10/2014
Tiết 18	Ngày dạy: 22/10/2014
Bài 18: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN 
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái pìu hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh. 
-	Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
-	Rn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
-	Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật một số thân biến dạng .
2.Chuẩn bị của học sinh:
- 	Các nhóm: củ khoai tây có mầm, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
-	Kẻ bảng SGK tr.59 vào vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 	GV yêu cầu HS lên xác định các bộ phận trên thân(mẫu vật thật) 
 3. Bài mới : BIẾN DẠNG CỦA THÂN 
Giới thiệu bài: Thân cũng có những biến dạng giống như rễ, hôm nay ta hãy quan sát một số biến dáng của thân và chức năng của chúng. 	
 	Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
a. Quan sát các loại củ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi nhóm
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV yêu cầu HS quan sát các loại củ và hoàn thành bài tập 1/PHT :
-Nhóm 1: quan sát và tìm đặc điểm chứng tỏ các loại củ đó là 1 thân.
-Nhóm 2: dựa vào vị trí các loiaj củ so với mặt đất hãy phân chia chúng thành nhóm
-Nhóm 3: dựa vào hình dạng củ hãy phân chia chúng thành nhóm
 GV hướng dẫn: tìm xem chúng có chồi và lá hay không?
- GV cho HS phân loại các loại củ thành nhóm dựa vào vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng.
- GV yêu cầu HS tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này.
- GV lưu ý: cho HS bóc vỏ củ dong -> tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vảy) đó là lá.
- GV cho HS trình bày và tự bổ sung cho nhau -> GV nhận xét
- GV yêu cầu Hs lấy ví dụ 1 số loiaj thân biến dạng
-GV yêu cầu hs hoàn thành BT2/PHT:
? Cỏ gấu và cỏ bợ rất khó tiêu diệt, theo em làm thế nào để tiêu diệt tận gốc các loại cỏ đó
Gv: liên hệ thực tế và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các con hs
?Sau khi thu hoạch cần bảo quản các loại thân củ và thân rễ bằng cách nào để chúng không nảy mầm?
? Củ khoai tây đã mọc mầm có nên ăn không? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nghin cứu SGK tr.58, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và tổng kết.
b. Quan sát thân cây xương rồng:
- GV hướng dẫn các nhóm quan sát thân cây xương rồng, thảo luận theo câu hỏi:
1. Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
2. Sống trong điều kiện nào lá xương rồng biến thành gai?
3. Xương rồng thường sống ở đâu?
4. Kể tên một số cây mộng nước?
- GV nhận xt -> cho HS rút kết luận
-GV yêu cầu hs hoàn thành BT3/PHT
- GV hỏi: 
1. Cây chuối có phải thân biến dạng không?
- GV nhận xét
2. Vì sao củ khoai tây là thân biến dạng còn củ khoai lang là rễ biến dạng?
- Các nhóm đặt mẫu vật lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS quan sát mẫu, tranh hình và gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm.
 => HS phải phát hiện được:
1. Đặc điểm giống nhau:
+ có chồi, lá -> là 1 thân.
+ đều phình to, chứa chất dự trữ.
2. Đặc điểm khác nhau:
+ Củ dong ta, củ gừng: hình dạng giống rễ. Vị trí: dưới mặt đất -> thân rễ.
+ Củ su hào: hình dạng to, tròn. Vị trí: trên mặt đất -> thân củ.
+ Củ khoai tây: dạng to, tròn. Vị trí: dưới mặt đất -> thân củ.
- Nhóm thảo luận -> đại diện nhóm trình by kết quả -> nhóm khác bổ sung.
- ví dụ: củ năng, củ đậu, cỏ gấu, cỏ tranh
- nhổ cả củ của chúng lên hoặc dung thuốc diệt cỏ
-Cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát
-Không nên ăn vì chúng có chứa chất độc 
- HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân -> quan sát hiện tượng -> thảo luận nhóm
1. Dự trữ nước cho cây
2. Khô hạn
3. Sa mạc
4. Cành giao, trường sinh, .
- HS kết luận
Hs hoàn thành sơ đồ về các loại thân biến dạng
- HS trả lời: 
1.Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân chuối ở trên mặt đất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. Thân chuối là thân biến dạng: thân củ chứa chất dự trữ
-hs trả lời dựa vào mục “em có biết” trong SGK.
 Bảng bài tập cuối bài
Bảng bàitập.
Tn vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Thân biến dạng
Su hào
Thân củ, nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
Củ khoai tây
Thân củ, nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
Củ gừng
Thân rễ, nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
Củ dong ta
Thân rễ, nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
Xương rồng
Thân mọng nước, mọc trên mặt đất
Dự trữ nước, quang hợp
Thân mọng nước
4. Củng cố đánh giá: 
 - Cho hs chơi trò chơi giải ô chữ về các loại củ và giáo dục ý thức các con về bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp/
 - Sử dụng câu hỏi 1,2,3 SGK
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời hoàn chỉnh câu hỏi cuối sách ghi vào vở bài tập.
Làm bài tập SGK trang 60.
- Chuẩn bị một số loại cành: hồng, dâm bụt, tre, trúc, ổi, cỏ nhọ nồi, rau muống, me, mồng tơi, dây huỳnh, 
- Kẻ bảng SGK tr.63 vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Biến dạng của thân - Trần Thị Quang.docx