Giáo án tự chọn Ngữ văn 6

 Chủ đề I: LUYỆN CÁCH KỂ TÓM TẮT MỘT CÂU CHUYỆN

 Tiết 1 VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN

A. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức:

 - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản

 - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình

 2. Về kĩ năng

 - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định

 3. Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt

B. Phương tiện dạy học

 - Sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan.

 

doc 28 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1619Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 Trần Quốc Toản là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm,quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Ngày soạn: 15-11-2009
 Giảng :21-11-2009
Tiết 13,14 ôn luyện về cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ
Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm vững: 
 - Đặc điểm của cụm danh từ.
 - Cấu tạo của cụm danh từ; phần trước, phần trung tâm và phần sau.
 - Luyện kỹ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu.Đặt câu với các cụm danh từ.
B. Phương tiện dạy học.
 - Sách giáo khoa;
 - Sách giáo viên;
 - Giáo án;
 - Tài liệu tham khảo khác;
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
Gv: Cho học sinh tìm hiểu ví dụ
Gv: Trong các ví dụ trên,em hãy tìm các danh từ?
Gv: Các từ đứng trước và đứng sau danh từ là thành phần gì?
GV: Từ đây em có thể rút ra thế nào là cụm danh từ?
Gv: Muốn tạo được một cụm danh từ ta phải làm như thế nào?
Gv: Em hãy tạo ra các cụm danh từ với các danh từ sau: cánh buồm, ánh sáng, sóng, ruộng...
Gv: So sánh ý nghĩa diễn đạt của danh từ và các cụm danh từ vừa tạo được?
Gv: Em hãy đặt câu với cụm danh từ vừa tìm được. Phân tích cấu trúc của câu và nhận xét chức năng của cụm danh từ trong câu so với danh từ.
Gv: Xác định các danh từ trung tâm trong các cụm danh từ đã cho?
Gv: Các danh từ thường kết hợp với những từ nào để tạo thành cụm danh từ?
Gv: Cấu tạo của cụm danh từ gồm mấy phần?
Gv: Hãy điền các cụm danh từ đã cho vào mô hình cụm danh từ?
Yêu cầu cần đạt
I. Ôn luyện về cụm danh từ.
 1. Ví dụ: Cho các cụm từ sau:
 ba người
 sáu cái bánh nếp nướng
 học sinh chăm ngoan
 Các danh từ: người, cái bánh, học sinh.
 - Các từ đứng trước và sau danh từ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
 - Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
 - Muốn tạo được một cụm danh từ thì trước tiên phải tìm một danh từ sau đó phát triển thành một cụm danh từ bằng cách thêm phần trước và phần sau của danh từ.
 - Tạo cụm danh từ: cánh buồm nâu, một cánh buồm nâu;
 ánh sáng trắng, những ánh sáng trắng;
 một thửa ruộng, một thửa ruộng nhỏ.
 - So sánh: Cụm danh từ diễn đạt ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn so với danh từ.
 - Đặt câu:
 Những cánh buồm nâu/ đang vươn ra đón 
 CN VN
gió.
 Bên kia bờ,/một thửa ruộng nhỏ /vừa mới 
 TN CN VN
cày cấy xong
 - Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động ngữ pháp trong câu giông như một danh từ.
2. Cấu tạo của cụm danh từ
 Cho các cụm danh từ sau:
 Ngày xa xưa ấy; tất cả các bạn học sinh; những học sinh lười học ấy.
 - Các danh từ trung tâm: ngày xa xưa; các bạn học sinh; học sinh;
 - Kết hợp với những từ chỉ lượng ở phía trước và những từ chỉ quan hệ về thời gian, không gian, đặc điểm, tính chất của sự vật ở phía sau tạo thành cụm danh từ.
 - Cấu tạo gồm 3 phần: phụ ngữ trước, trung tâm và phụ ngữ sau.
Phụ ngữ trước
 Trung tâm
 Phụ ngữ sau
Tất cả
những
các
Ngày
bạn 
học sinh
xa xưa
học sinh
 âý
lười học
ấy
3. Bài tập:
 Tìm cụm danh từ trong đoạn văn sau:
 “ Ông rất thương yêu những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về và trồng trong các chậu xinh xinh. Ông có một cái xẻng nhỏ như cái thìa, thỉnh thoảng ông xới cây này, tỉa cây nọ, tưới nước cho cây”
Ngày soạn: 04-01-2010 Ngày giảng: 09-01-2010
Chủ đề 4 Tiết 20, 21 Ôn về phó từ và văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Nhận diện được các phó từ trong đoạn văn.
Nắm vững các loại phó từ, biết đặt câu có sử dụng phó từ.
Nhận diện các đoạn văn miêu tả: tả người và tả cảnh.
Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng cho học sinh trong khi làm văn miêu tả.
B. Phương tiện dạy học:
 - Sách giáo khoa;
 - Sách giáo viên;
 - Tài liệu tham khảo khác.
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
Gv: Ghi ví dụ lên bảng
Hs: Đọc ví dụ
Gv: Em hãy chỉ ra các phó từ đã được sử dụng trong hai ví dụ trên?
Hs: Tìm và chỉ ra các phó từ
Gv: Các phó từ đó đi kèm những từ nào và nó thuộc từ loại gì?
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Gv: Các phó từ đó được đứng ở vị trí nào so với các từ nó đi kèm?
Hs: Trả lời
Gv: Các phó từ đứng trước và sau động từ, tính từ bổ sung cho động từ, tính từ những mặt ý nghĩa nào?
Gv: Từ quá trình tìm hiểu trên, em nhắc lại phó từ là gì và có mấy loại phó từ?
Gv: Giao bài tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh luyện tập
Hs: Luyện tập theo hệ thống bài tập của giáo viên
I. Ôn luyện về phó từ
 1. Ví dụ: 
 a. Ai ơi chua ngọt đã từng,
 Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau.
 ( Ca dao )
 b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.
- Các phó từ: a. đã, đừng
 b. lắm, không, vừa
 - Các phó từ đi kèm các từ:
 a. đã đi kèm với từng ( động từ ); đừng đi kèm với quên ( động từ )
 b. lắm đi kèm với thương (tt); Vừa đi kèm với thương (tt); vừa đi kèm với ăn năn (tt); không đi kèm với trêu (đt)
 - Các phó từ đó đứng ở trước và sau các từ ngữ nó đi kèm
 - Bổ sung các mặt ý nghĩa:
 + đã bổ sung về thời gian
 + đừng............. cầu khiến
 + vừa................ thời gian
 + lắm................ mức độ
 + không.............. phủ định
 2. Kết luận:
 - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
 - Có hai loại phó từ: phó từ đứng trước và phó từ đứng sau.
II. Luyện tập
Ngày soạn: 19-01-2010 Ngày giảng: 23-01-2010
 Hết tiết 21 chuyển tiết 22,23
 Chủ đề 4 Ôn luyện văn miêu tả
Hoạt động của thầy và trò
Gv: Cho học sinh ghi tình huống
Hs: Suy nghĩ và lựa chọn cách xử lí tình huống đã cho
Gv: Từ quá trình phân tích và xử lí tình huống trên. Theo em để người đọc, người nghe hiểu tường tận về đặc điểm của một sự vật, một hiện tượng nào đó ta phải làm gì?
Gv: Cho học sinh ghi ví dụ
Gv: Đoạn văn trên tác giả miêu tả điều gì? Chi tiết nào nói lên điều đó?
Gv: Trong văn chưng miêu tả có tác dụng gì?
Gv: Cho học sinh ghi ví dụ
Gv: Trong đoạn văn trên tác giả đã miêu tả cảnh gì?
Hs: Trả lời
Gv: Tác gỉ đã đứng ở vị trí nào để quan sát
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Gv: Theo em tác giả quan sát theo trình tự không gian nào?
Gv: Trong đoạn văn trên tác giả đã liên tưởng hình ảnh nào với những hình ảnh nào?
Hs: Chỉ ra các hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng
Gv: Tìm những câu văn nói lên những nhận xát của tác giả về dòng sông Năm Căn?
Hs: Tìm và chỉ ra các câu văn nhận xét
Gv: Để bài văn miêu tả thành công người viết cần phải có những năng lực gì?
Yêu cầu cần đạt
I. Hiểu thêm về khái niệm văn miêu tả
 1. Cho tình huống:
 a. Tan trường, trên đường về nhà, em lỡ đánh rơi chiếc cặp đựng sách, vở và đồ dùng học tập đèo sau xe đạp. Quay lại, tìm mãi không thấy, em đành tới đồn trình báo các chú công an, nhờ tìm giúp. Chú thường trực hỏi:
 - Thế cái cặp của cháu hình dáng, màu sắc như thế nào?
 - Em sẽ nói.......
 b. Tục ngữ Việt Nam có câu:
 “ Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa”.
- Đứa em 5 tuổi mấy lần tò mò, háo hức nhừ em giải thích. Em đã được cô giáo dạy Địa lí giảng rõ hiện tượng lí thú này, nhưng vẫn chưa tìm được cách nói cho em hiểu. Làm thế nào đẻ giúp em bé hiểu được?
 - Để người đọc, người nghe hiểu rõ và cụ thể về một sự vật, hiện tượng cần phải miêu tả cụ thể và tỉ mỉ sự vật và hiện tượng đó.
 2. Miêu tả trong văn chương
 a. Cho đoạn văn: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc như con chim lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ sự thăng bằng cho chậm tới cái giây phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng.....
 ( Khái Hưng )
 - Đoạn văn tả cảnh chiếc lá rụng
 - Các chi tiết:
 + tựa mũi tên nhọn, cắm phập xuống đất, lạnh lùng, thản nhiên
 + con chim lảo đảo, gượng đầu ngoi lên
 + nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may...
 - Trong văn chương miêu tả đóng vai trò quan trọng giúp người đọc hình dung được cụ thể đặc điểm, tính chất của người, vật việc cảnh vừa thể hiện được năng lực nghe, nhìn, cảm nhận của người viết.
II. Vận dụng các năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1.Ví dụ:
 Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trấng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bừ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai
 ( Đoàn Giỏi )
 - Tác giả miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn
 - Vị trí quan sát: Đứng ở trên thuyền 
 - Trình tự quan sát: theo hướng đi của thuyền dọc theo hai bên bờ.
 - Liên tưởng: Nước đổ với thác, cá bới nhô lên hụp xuống với người bơi ếch, rừng đước với dãy trường thành. 
 - Những câu văn nhận xét: màu xanh lá mạ, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
 2. Nhận xét
Ngày soạn: 23-02-2010 Ngày giảng: 26-02-2010
 Chủ đề 5 Ôn tập các biện pháp tu từ
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh củng cố vững hơn về các biện pháp tu từ
 Biết nhận diện các biện pháp tu từ sử dụng trong văn chương
 Sử dụng được phép tu từ trong khi nói và viết
 Hiểu được giá trị biểu cảm của các phép tu từ
B. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Gv: Cho học sinh ghi ví dụ
 a. áo chàng đỏ tựa ráng pha
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
 b. An dương thua trận chạy ra
 Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo
Gv: Xác định cấu tạo của phép so sánh trong hai ví dụ
Hs: Xác định
Gv: Xác định các kiểu so sánh được sử dụng trong hai ví dụ sau:
 a. Thà rằng ăn bát cơm rau,
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời
 b.Nơi Bác nằm, rộng mênh mông
Chừng như năm tháng, non sông tụ vào
I. So sánh
 1.Hiểu thêm về so sánh
 a. Ví dụ: Xác định phép so sánh trong hai ví dụ trên
 - Phép so sánh:
 a. đỏ tựa ráng pha, sắc trắng như là tuyết in
 b. quân bằng cát
 2. Cấu tạo của phép so sánh
 a. Vế A: áo chàng, ngựa chàng
 Vế B: ráng pha, tuyết
 Từ so sánh: tựa, như là
 Phương diện: đỏ, trắng
 b. Vế A: quân
 Vế B: cát
 Từ so sánh: bằng
 Phương diện: quân sĩ ( ẩn )
 3. Các kiểu so sánh
 - Các kiểu so sánh được sử dụng:
 a. so sánh không ngang bằng
 b. so sánh ngang bằng
 4. Bài tập:
 Bài 1: Hoàn thành các câu sau đây để tạo ra những hình ảnh so sánh:
 Mặt trời..............
 Mặt trăng...............
 Con thuyền....................
 Sóng biển..................
 Bài 2: Viết một đoạn văn 5-7 câu trong đó có sử dụng phép so sánh.
II. ẩn dụ
Hiểu thêm về ẩn dụ
Ngày soạn: 03-02-2010 Ngày giảng: 05-02-2010
 Kiểm tra chủ đề 4
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Đánh giá mức độ nắm kiến thức về văn miêu tả cảnh của học sinh
 - Có hướng để giúp học sinh khắc phục những lỗi mắc phải và ý thức dùng từ ngữ trong khi viết văn
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên: Nắm được khả năng của học sinh và ra đề phù hợp
 Học sinh: ôn tập và nắm kĩ kiến thức về văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh
C. Tiến trình kiểm tra:
 I. Giáo viên ghi đề bài:
 Hãy tả lại một đêm trăng ở quê em
 II. Học sinh đọc kĩ đề và nghiêm túc làm bài
D. Đáp án và biểu điểm
 Yêu cầu: Viết đúng qui trình của một bài văn tả cảnh
 Bố cục bài viết hợp lí, trình bày rõ ràng, biết chấm câu đúng,không sai lỗi chính tả
 Thang điểm:
 Mở bài: Giới thiệu được về đêm trăng: thời gian, ở đâu, vì sao lại có ấn tượng về đêm trăng đó (1 đ )
 Thân bài: Tả lại đêm trăng đó cụ thể với các hình ảnh: đường làng, ngõ xóm, cây cối, không khí, gió... bằng sự quan sát, tưởng tượng, liên tưởng giàu hình ảnh (6đ)
 Kết bài: Nêu được cảm xúc của mình trước đêm trăng (1đ)
 Trình bày sạ
không sai lỗi chính tả (2đ)
Ngày soạn: 20-03-2010 Ngày giảng: 23-03-2010
 30-03-2010
Tiết 29,30,31,32 Ôn tập về các biện pháp tu từ ( tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thớc về biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá
 - Biết nhận diện những đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ nêu trên
 - Có khả năng viét được những đoạn văn ngắn có sử dụng các biện pháp tu từ
B. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa;
 - Sách giáo viên;
 - Tài liệu tham khảo và hệ thống bài tập vận dụng
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Gv: Cho học sinh ghi ví dụ sau:
 Chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong các câu thơ sau:
 Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
 Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
 Thương thay con cuốc giữa trời,
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.
Gv: Từ việc phân tích ví dụ trên chúng ta rút ra đặc điểm cơ bản của ẩn dụ là gì?
Cho các ví dụ sau:
 a. Gió đưa cây cải về trời
 Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
 b. Con cò ăn bãi rau răm
 Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai
 c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
 d. Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 ( Hữu Thỉnh )
Gv: Cho học sinh ghi ví dụ
 Tìm phép nhân hoá trong các ví dụ sau:
a. Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri, sáo sậu nhảy ra chia phần
b. Chú mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
c. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà trnh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người...
I. Hiểu thêm về ẩn dụ
 1. Tìm hiểu và phân tích ví dụ
- Phép ẩn dụ: Lấy hình ảnh các con vật: con tằm, con kiến, con cuốc để nói lên hình ảnh của những con người lam lũ, vất vả nhưng vẫn đói rách đáng thương
 + Con tằm: suốt ngày quay tơ cần mẫn,
 + Con kiến: siêng năng tha mồi
 + Con cuốc chăm chỉ tìm bạn
2. Nhận xét:
 - Là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác nhưng có nét tương đồng với nó nhằm tạo cách nói gợi hình, gợi cảm.
- Bài tập nhanh
 Xác định phép ẩn dụ trong câu thơ sau:
 a. Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
 ( Nguyễn Du )
 b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 ( Nguyễn Khoa Điềm )
II. Các kiểu ẩn dụ
 - Phép ẩn dụ được sử dụng trong các ví dụ:
 a. Đắng cay: chỉ vị của loài rau răm – hình thức
 b. Con cò: hình ảnh người phụ nữ có số phận không may mắn lấy phải người chồng không tốt phải chịu cuộc sống đắng cay, khổ cực, không than vãn với ai được mà phải cam chịu.- ẩn dụ cách thức
 c. Mực: màu đen-môi trường không tốt
 đen: sáng- môi trường tốt
- Sự tác động của môi trường đến nhân cách con người – ẩn dụ phẩm chất
 d. Tác giả cảm nhận mùa thu qua nhiều giác quan: khưú giác, xúc giác, thị giác..- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Hiểu thêm về nhân hoá
 1. Phân tích ví dụ
 - Phép nhân hoá:
 a. Cà cuống mà biết uống rượu
 b. Mèo biết hỏi, biết nói
 c. Tre biết làm những việc của người.
 -Nhận xét: Cách dùng những từ chỉ hoạt động lời nói của người để gán cho vật hoặc ngược lại là phép nhân hoá
 2. Bài tập
 1) Chỉ ra phép nhân hoá và các kỉểu nhân hoá được sử dụng trong các câu sau:
 a. Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
b. Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước,[...]- Nước bị cản bọt văng tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hoà Phước...
 2)Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu miêu tả vườn nhà em trong đó có sử dụng một phép so sáng và một phép nhân hoá.
Ngày soạn: 24-03-2010 Ngày giảng: 06-04-2010 
 13-04-2010
Tiết 33,34,35,36 Ôn luyện về các thành phần chính của câu
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Nám vững hơn về các thành phần chính của câu, phân biệt được giữa thành phần chính với các thành phần phụ
 - Biết cách phân tích câu thành thạo
 - Rèn khả năng viết câu đúng cấu trúc cú pháp tránh câu cụt khi viết văn
B. Phương tiện dạy học:
 - Sách giáo khoa;
 - Giáo án;
 - Tài liệu tham khoả về câu;
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Gv: Cho học sinh ghi và phân tích các ví dụ
a. Cái bàn này hơi vênh
b. Mùa xuân, hoa nở rất nhiều
c. Lao động là vinh quang
d. Mọc giữa dòng sông một bông hoa tím.
e. Đẹp nhất là hoa hồng
Gv: Dựa vào các ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết chủ ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?
Gv: Em thấy trong các ví dụ trên chủ ngữ thường do các từ loại nào tạo nên?
Xác định vị ngữ trong các ví dụ sau:
 a. Trong nhà đang có khách
 b. Một dãy núi đá tai mèo sừng sững trước mặt chúng tôi
 c. Xanh om cổ thụ, tròn xoe tán.
 d. Đàn cá heo bơi trước mũi tàu.
 e. Bầu trời trong vắt như một khối thuỷ tinh.
 g. Chị ấy là sinh viên
Gv: Qua phân tích các ví dụ em thấy vị ngữ có vai trò gì trong câu? Vị ngữ nêu lên điều gì trong câu?
Gv: Trong câu vị ngữ thường được đặt ở vị trí nào?
Gv: Phân tích các ví dụ trên em cho biết vị ngữ được tạo nên bởi những từ loại nào?
I.Chủ ngữ
 1. Những đặc trưng cơ bản của chủ ngữ
 - Phân tích:
 a. CN: Cái bàn
 VN: hơi vênh
 b. CN: Hoa
 VN: nở rất nhiều
 c. CN: Lao động
 VN: là vinh quang
 d. CN: một bông hoa tím
 VN: mọc giữa dòng sông
 e. CN: Đẹp nhất
 VN: là hoa hồng
a. Vai trò của chủ ngữ: là thành phần chính thứ nhất trong hai thành phần chính của câu rất ít khi bị lược bỏ khi câu tách khỏi ngữ cảnh
 - Chủ ngữ nêu lên đối tượng được nói đến trong câu
b. Vị trí của chủ ngữ
 - Chủ ngữ thường đặt ở đầu câu, ngay trước vị ngữ, không bị tách khỏi vị ngữ bởi dấu phẩy
 - Lưu ý: có đoi khi vị trí của chủ ngữ và vị ngữ bị đảo lộn để tạo nên dụng ý nghệ thuật trong văn chương: “ đảo trật tự cú pháp”
c. Cấu tạo của chủ ngữ
 - Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ, động từ,cụm động từ, tính từ ...tạo nên và đại từ.
2. Bài tập
 Xác định chủ ngữ trong các câu văn sau:
 a. Cuộc sống của lính Tây Tiến vô cùng gian khổ. Họ chiến đấu rất dũng cảm.
 b. ở đời, mất cái nọ được cái kia là lẽ thường tình.
 c. Sản xuát hàng hoá phải gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường
d. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 e. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 Thương nhà mỏi miẹng cái gia gia.
g. Anh về muộn làm cả nhà lo lắng
II. Vị ngữ
1. Những đặc trưng cơ bản của vị ngữ
 - Phân tích ví dụ
 a. VN: đang có khách
 b. VN: sừng sững trước mặt chúng tôi
 c. VN: xanh um, tròn xoe
 d. VN: bơi trước mũi tàu
 e. VN: trong vắt
 g. VN: Là sinh viên
a. Vai trò của vị ngữ
 - Là thành phần chính thứ hai trong câu, không thể lược bỏ khi câu tách khỏi ngữ cảnh
 - Vị ngữ biểu thị thuộc tính của đối tượng: hành động, trạng thái,đặc điểm tính chất hoặc quan hệ
b. Vị trí trong câu
 - Thường đặt ngay sau chủ ngữ, không bị tách khỏi chủ ngữ bởi dấu phẩy.
- Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ tạo nên một trật tự không bình thường nhằm đạt hiệu quả tu từ.
c. Cấu tạo của vị ngữ
 - Thường do động từ, cụm động từ; tính từ hoặc cụm tính từ; đôi khi có danh từ và cụm danh từ tạo nên
2 Bài tập
 1. Phân tích cấu tạo các câu sau cho biết chủ ngữ và vị ngữ của chúng do những từ loại nào tạo nên?
 a. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam
 b.Khu đất này khoảng 500 mét vuông
 c.Ông thủ trưởng cơ quan tôi rất vui tính
 d. Vinh quang thay dân tộc Việt Nam
 e. Nó vuốt mặt không nể mũi.
2.Phân tích các câu trong đoạn văn sau.Xác định cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái nền đất phập phều và lắm gió ấy, cây đứng lẻ khó mà chống nổi những cơn thịnh nộ của trời.
Trường: THCS Cẩm thạch 
 Đề kiểm tra tự chọn
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 45 phút
Họ và tên:................................Lớp.............Ngày kiểm tra.........................................
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Phần trắc nghiệm
 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 Giời chớm hè. Cây cối um tùm. cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Ghúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
 Trong đoạn văn trên có bao nhiêu câu trần thuật đơn?
 A. Tám B. Chín
 C. Mười D. Mười một
 Câu 2. Câu nào không phải câu trần thuật đơn?
Từ xa nhìn lại, cây gạo nở hoa đỏ rất đẹp.
Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế cường tráng.
Tôi đi học còn em Hoài chơi cờ tướng.
Câu 3: Nối cột A với cột B sao cho thích hợp
Cột A
Cột B
1. Biét chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men lại gần
2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
3. Được chú mày cứ thẳng thừng nói ra xem nào?
4. Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!
 a. Câu nghi vấn
 b. Câu kể
 c. Câu cầu khiến
 d. Câu cảm thán
 e. Câu tả
Câu 4: Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Tre là người bạn thân thiết của nhà nông
Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
Ngày mai, trên đất nước này, tre xanh vẫn là bóng mát.
Câu 5: Câu trần thuật đơn có từ là dưới đây thuộc kiểu câu nào?
 Chèo bẻo là kẻ cắp
Câu định nghĩa
Câu giới thiệu
Câu miêu tả
Câu đánh giá
Câu 6: Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
 A. Buổi học cuối cùng B. Vượt thác
Ngày soạn:12-01-2011
Ngày soạn: 15,22-01-2011
 Tiết 18,19 Chủ đề 4:
 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội
I.Nghị luận về một sự việc, đời sống
A. Những điều cần lưu ý:
 Nghịluận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn: từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng trong đời sống, đến bàn luận những vân đề chính trị, chính sách những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tính chiến lược...
 Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống giúp học sinh có thói quen suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng bình thường diễn ra xung quanh các em, mặt khác từ đó có thể tập viết những bài nghị luận ngắn, nêu tư tưởng, quan niệm, đánh giá đúng đắn của mình.
B. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 - Cần phải hình dung rõ sự việc, hiện tượng cần nghị 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12245929.doc