Tiết 20, Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp theo)

 1/MỤC TIÊU :

 1.1/ Kiến thức:

Học sinh biết:- Hs biết tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

* Học sinh hiểu:- Hs hiểu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

1.2/ Kĩ năng :

* Học sinh thực hiện được:- HS biết phn biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em,

* Học sinh thực hiện thành thạo:

 - Biết tự bảo vệ quyền của mình.

- Kĩ năng thông cảm với những trẻ em thiệt thòi.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.

 1.3/Thái độ :

* Thói quen:

- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết những người đã chăm sóc,. dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

* Tính cách:- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6440Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 20, Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:21 TIẾT: 20
NGÀY DẠY : 5/1/2015
BÀI :12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
(tiếp theo)
 1/MỤC TIÊU :
 1.1/ Kiến thức: 
Học sinh biết:- Hs biết tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
* Học sinh hiểu:- Hs hiểu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
1.2/ Kĩ năng : 
* Học sinh thực hiện được:- HS biết phn biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, 
* Học sinh thực hiện thành thạo:
 - Biết tự bảo vệ quyền của mình.
- Kĩ năng thông cảm với những trẻ em thiệt thòi.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
 1.3/Thái độ : 
* Thói quen:
- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết những người đã chăm sóc,. dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
* Tính cách:- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
3/ CHUẨN BỊ :
3.1/ Giáo viên : Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em
3.2/Học sinh : Xem trước nội dung bài học
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số học sinh. 
4.2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hãy nêu các quyền của trẻ em theo công ước LHQ? Em được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.( 8đ)
HS:*HS kể được 4 nhóm quyền ( 6 đ) 
 * Em được hưởng 4 nhóm quyền trên. (2đ)
Câu 2: Nếu bị xâm hại thân thể em ứng xử như thế nào? ( 2đ)
Hs: Tỏ thái độ phản đối, báo cho ba mẹ, người có trách nhiệm biết để ngăn chặn. 
4.3/ Tiến trình bài học:
Giới thiệu về những câu nói về trẻ em của Bác Hồ ,Unesco
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 phút)
 Mục tiêu :Hiểu ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em 
Gv: tổ chức cho hs thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào? 
HS: Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
Nhóm 3,4: Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? Lấy ví dụ cụ thể?
HS:Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tậpNhư vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát triển được.
VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học
Hs tiến hành trao đổi, trình bày.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý chính:
 + Quyền trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em.
 + Trẻ em phải biết bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm; Tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. 
Gv: Cho hs giải quyết tình huống sau:
Trên một bài báo có đoạn viết tin vắng như sau : “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với vợ trước của chồng ,nên đã liên tục đánh đập hành hạ con riêng của chồng. Không cho đi học . Thấy vậy hội phụ nữ địa phương đã nhiều lần can thiệp và khuyên. Nhưng bà vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà ra kiểm điểm và cam kết chấm dứt hiện tượng này”
Gv: Em có nhận xét gì về bà A trong tình huống trên ? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến sự việc đó ?
Gv: Việc làm của hội phụ nữ như thế nào ?Qua đó em có nhận xét gì về nhà nước trong việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em?
Hs: Bà A sai vi phạm quyền trẻ em điều 24, 28, 27. Cần lên án hành động tàn nhẫn của bà A. Nhà nước rất quan tâm đến trẻ em.
Gv: Giới thiệu Công ước liên hợp quốc và các điều luật có liên quan – Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em.
?Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?.
Gv: Vậy nếu ta xâm phạm đối với trẻ em như ngược đãi hay làm nhục, bốc lột trẻ em ..vv Thì có vi phạm pháp luật không?
 Gọi hs trả lời giáo viên chốt ý.
HOẠT ĐỘNG 2: 10 PHÚT
 Mục tiêu:Biết bổn phận của trẻ em đối với công ước.
+ Hs thảo luận nhóm nhỏ.
Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?
HS: Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình
? Nếu bị xâm hại thân thể, xâm hại tình dục, bị lợi dụng để làm việc phi pháp, bị bóc lột sức lao 
động, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút em sẽ làm gì?
Hs: Tỏ thái độ phản đối, báo cho ba mẹ, người có trách nhiệm biết để ngăn chặn.
 -Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn 
GV: Kết luận bài học.
HOẠT ĐỘNG 3: 5 PHÚT
Mục tiêu : Kĩ năng làm bài tập
Bài tập d/Sgk :Lan đúng hay sai? Nếu là Lan em sẽ ứng xử như thế nào?
Sắm vai.
Y/C hs sắm vai bài tập đ SGK trang 38 GDCD 6.
Gv: Theo em Quân làm vậy đúng hay sai? Nếu em là Quân em sẽ làm gì ?
 + Y/C hs thực hiện -GV cho nhận xét chốt ý. Sai. Nếu em là Quân sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu về người bạn của mình và hứa với bố mẹ.
 + Không nên trách bố mẹ và giận bố mẹ.
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Phương pháp trình bày 1 phút :Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.( Kĩ năng tư duy phê phán ,đánh giá )
Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn dề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
GV: Nhận xét, chốt ý.
I.TRUYỆN ĐỌC :
II .NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.
2.
3. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Đối với trẻ em:Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được sống hạnh phúc ,được yêu thương, chăm sóc dạy dỗ phát triển đầy đủ.
-Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới tương lai .Trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng thêm một thế giới tương lai tốt đẹp,văm minh tiến bộ.
III/ BÀI TẬP :
- Bài tập d/Sgk :
 -Lan sai:vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất.
- Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúp cha mẹ. .
4.4/Tổng kết.
Câu 1: Em hiểu gì về các câu nói sau : ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )phân tích các câu nói :
 -Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai (UNESCO).
-Trẻ em như búp trên cành . (Bác Hồ )
Câu 2: Điền vào ô chữ dưới đây đúng câu nói về quyền được nuôi dưỡng và phát triển của trẻ em.
- Em sẽ làm gì nếu người khác vi phạm quyền của mình?
a.Hãy nói lên dự kiến của em trong các trường hợp sau :
 - Thấy một trẻ em bị người lớn đang đánh đập.
 - Thấy bạn của mình lười học, trốn đi chơi.
b.Em hãy kể 5 việc làm trẻ được hưởng, 5 việc làm trẻ em không nên làm.
 (Y/C các em thực hiện qua phiếu học tập -GV sửa chữa và kết thúc bài.)
 4.5/Hướng dẫn học tập 
* Đối với bài học ở tiết này:
- Ý nghĩa của Công ước đối với trẻ em.
- Bổn phận của trẻ em.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
 -Bài 13: “Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
 - Công dân là gì?
 -Quốc tịch là gì?
 	 -Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
 	 -Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân 
5/PHỤ LỤC :
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 6.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 6.
Kĩ năng sống GDCD 6.
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (2).doc