Tiết 29, Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non - R' Ông Ha Tuân

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trang 90 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi:

+ Ruột non có cấu tạo như thế nào?

+ Dự đoán xem ở ruột non có các hoạt động tiêu hóa nào?

- GV hướng dẫn thảo luận ghi nhận xét và dự đoán của các nhóm lên bảng

- GV yêu cầu các nhóm rút ra kết luận về cấu tạo ruột non

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1776Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29, Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	 	 Ngày soạn 23/11/2014
Tiết 29	 Ngày dạy 26/11/2014
Bài 28: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ở ruột non về mặt cơ học và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa ở ruột non tiết ra 
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng hoạt động độc lập với SGK và tư duy dự đóan 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình 28.1, 28.2 phóng to SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng vào vở 
Biến đổi thức ăn ở ruột 
Các hoạt động tham gia 
Cơ quan hay tế bào thực hiện 
Tác dụng của hoạt động 
Sự biến đổi lí học 
Sự biến đổi hóa học 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 
 8A3:.........................................................; 
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Biến đổi lí học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? 
3. Hoạt động dạy học
* Mở bài: Khi chúng ta ăn chỉ có tinh bột và prôêin là được tiêu hóa ở miệng và dạ dày? Như vây chắc chắn các chất còn lại sẽ được tiêu hóa ở ruột non, vây tiêu hóa ở ruột non được diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cung các em tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của ruột non
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trang 90 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi:
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào?
+ Dự đoán xem ở ruột non có các hoạt động tiêu hóa nào?
- GV hướng dẫn thảo luận ghi nhận xét và dự đoán của các nhóm lên bảng 
- GV yêu cầu các nhóm rút ra kết luận về cấu tạo ruột non 
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình SGK trang 90 ghi nhớ kiến thức 
+ Trao đổi nhóm thóng nhất ý kiến trả lời câu hỏi 
+ Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Các nhóm cùng tìm hiểu dự đóan của nhóm khác 
- HS rút ra kết luận về cấu tạo ruột non 
*Tiểu kết: Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp nhưng mỏng 
- Lớp cơ chỉ có cơ vòng và cơ dọc 
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhày 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở ruột non
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm hòan thành các yêu cầu:
+ Hòan thành nội dung bảng “các họat động biến đổi thức ăn ở ruột”
- GV gọi các nhóm ghi kết quả lên bảng kẻ sẵn 
- GV giúp HS hoàn thành kiến thức và yêu cầu HS so sánh với điều đã dự đoán ở mục trên xem đúng hay sai và giải thích vì sao 
- Cá nhântự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ kiến thức 
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành bảng kiến thức 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày trên bảng kẻ sẵn 
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung 
- Cá nhân theo dõi bổ sung hoàn thiện bảng kiến thức của mình cho hoàn chỉnh 
Đáp án chuẩn
Biến đổi thức ăn ở ruột
Các hoạt động tham gia
Cơ quan hay tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lí học 
- Sự biến đổi lí học
- Tuyến gan tụy ruột 
- thức ăn hòa lõang trộn đều dịch 
- Phân nhỏ thức ăn 
Sự biến đổi hóa học 
- Tinh bột và protein chịu tác dụng của enzim 
- Lipit chịu tác dung của dịch mật và enzim 
- Tuyến nước bọt Amilaza và Pepsin, tripsin, erepsin 
- Muối mật , lipaza 
- Biến tinh bột thành đường đơn có thể hấp thu được 
- Protein: axit amin 
- Lipit: Glixerin, axít béo 
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi :
+ Thức ăn xuống tới ruột non cón chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào?
+ Sự biến đổi ở ruột non thức hiện đối với loại chất nào trong thức ăn?
+ Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
+ Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao?
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế 
+ Làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (Đường đơn, glixerin ) mà cơ thể có thể hấp thụ được?
-Trao đổi nhóm và dựa vào kiến thức của các hoạt động trên để thống nhất câu trả lời 
Yêu cầu :
+ Sự biến đổi lí học ở ruột là không đáng kể 
+ Ruột non có đủ enzim để tiêu háohết các loại thức ăn 
+ Nếu thức ăn không được biến đổi ở ruột sẽ thải ra ngoài 
- HS hoạt động độc lập cùng với sự vận dụng kiến thức từ các bài 24, 25, 27, 28 
Yêu cầu:
- Nhai kĩ ở miệng: Dạ dày đỡ co bóp nhiều 
- Thức ăn nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa: Biến đổi hóa học được thực hiện dễ dàng 
*Tiểu kết: Sự biến đổi lí học: Tuyến gan, tụy, ruột làm thức ăn hòa lõang trộn đều dịch và phân nhỏ thức ăn
- Sự biến đổi hóa học: Tuyến nước bọt (Amilaza), pepsin, tripsin, erepsin, muối mật, lipaza
+ Biến tinh bột thành đường đơn có thể hấp thụ được 
+ Protein thành axit amin 
+ Lipit thành Glixerin và axít béo
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
- Gọi 1 – 2 HS đọc kết luận SGK.
+ Những chất nào được biến đổi hoàn toàn ở ruột non là?
+ Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu xãy ra nhuangxw hoạt động tiêu hóa nào?
2. Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục “Em có biết”
- Kẻ bảng 29 vào vở 
*Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28. Tiêu hóa ở ruột non - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc