Tiết 58, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Nguyễn Thị Thu

i. mục tiêu

1.kiến thức

-hs nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật – cây phát sinh giới động vật.

2.kĩ năng:

- rèn kĩ năng quan sát so sánh. kĩ năng hoạt động nhóm.

3.thái độ:

- có tình cảm yêu thích môn học.

ii. phương tiện dạy và học:

1. chuẩn bị của giáo viên : - tranh sơ đồ hình 56.1 sgk. tranh cây phát sinh động vật.

2. chuẩn bị của học sinh : - đọc bài mới trước ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 58, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	Ngày soạn: 21/03/2015
Tiết : 58	Ngày dạy: 25/03/2015
Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-HS nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật – cây phát sinh giới Động vật.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: 
- Có tình cảm yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh sơ đồ hình 56.1 SGK. Tranh cây phát sinh động vật.
2. Chuẩn bị của học sinh : - Đọc bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1/ Ổn định lớp: 7A1
 7A2
2/ Kiểm tra bài cũ::	
+ Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó ?
+ Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính và cho ví dụ ?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài: Chúng ta đã học qua các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống, thấy được sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng. Song giữa các ngành động vật đó có quan hệ với nhau như thế nào?
b/ Phát triển bài :
Hoạt động 1: TÌM HIỂU BẰNG CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh, h182 SGK trả lời câu hỏi:
+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có quan hệ với nhau?
+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay.
+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.
+ Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?
-GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng
-Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng, quan sát các h 56.1, 56.2 tr.182-183 SGK.
+ Di tích hóa thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật.
+ Lưỡng cư cổ – cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang. Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi, 5 ngón.
+ Chim cổ giống bò sát: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt. Chim cổ giống chim hiện nay: có cánh, lông vũ.
+ Nói lên nguồn gốc của động vật. VD: Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của ếch nhái.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
Tiểu kết: -Di tích hóa thạch của các ĐV cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay.
 -Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng.
Hoạt động 2: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV giảng: Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau.
-Quan sát hình, đọc SGK, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
+ Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
+ Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm ĐV nào đó?
+ Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
+ Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?
+ Vì sao lựa chọn các đặc điểm đó?
-GV giảng: Khi một nhóm động vật mới xuất hiện, chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường và dần dần thiùch nghi. Ngày nay do khí hậu ổn định, mỗi loài tồn tại có khí hậu thích nghi riêng với môi trường.
-Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 56.3 tr.183. Thảo luận nhóm yêu cầu nêu được:
+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật.
+ Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa.
+ Vì kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài đông.
+ Chân khớp có quan hệ gần với thân mềm hơn.
+ Chim, thú gần với bò sát hơn các loài khác.
-Đại diện nhóm trình bày đáp án của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-HS có thể nêu thắc mắc tại sao ngày nay vẫn cón tồn tại những động vật có cấu tạo phức tạp như động vật có xương sống bên cạnh động vật nguyên sinh có cấu tạo rất đơn giản?
Tiểu kết: - Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hang giữa các loài sinh vật.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố:
- Hs đọc ghi nhớ SGK. GV dùng tranh cây phát sinh động vật yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật.
2/ Dặn dò:
-Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “Em có biết”.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Khí hậu
Đặc điểm của động vật
Vai trò của đặc điểm thích nghi
(1) Đới lạnh
Cấu tạo
Tập tính
(2) Hoang mạc đới nóng
Cấu tạo
Tập tính

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 56. Cây phát sinh giới Động vật - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc