Tiết 66, Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình

- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên

- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, thu thập kiến thức từ thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình tránh thai ở tuổi vị thành niên

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 66, Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34	 	 Ngày soạn 19/04/2014
Tiết 66	 Ngày dạy 22/04/2014
Bài 63: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: 
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình 
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên 
- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai 
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, thu thập kiến thức từ thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình tránh thai ở tuổi vị thành niên 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Thông tin về hiện tượng mang thia ở tuổi vị thành niên tác hại của mang thai sớm 
- Một số dụng cụ tránh thai như bao cao su vòng tránh thai vỉ thuốc tránh thai 
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 
8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................;
8A5:..............................................................; 8A6:......................................................
2. Kiểm tra 15 phút:
 2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiền thức:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của các tuyến nội tiết
2.1.2. Đối tượng: HS Trung bình – khá
2.1.3.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan
2.1.4. Đề kiểm tra: Khoanh tròn những câu trả lời đúng:
Câu 1: Hoocmôn glucagôn có chức năng:
A. Tăng cường chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ (xảy ra ở gan).
B. Tăng cường chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
C. Tăng cường nhịp tim, nhịp thở, tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não.
D. Tăng cường chuyển hóa nội bào (đặc biệt tế bào cơ thần kinh, tim).
Câu 2: Tuyến tụy có đặc điểm:
A. Tiết ra nhiều hoocmôn nhất.
B. Vừa hoạt động nội tiết, vừa hoạt động ngoại tiết.
C. Không tiết ra hoocmôn.
D. Có bộ phận nội tiết lớn nhất so với các tuyến nội tiết khác.
Câu 3: Chuyển hóa gluxit (glucôzơ à glicôgen) làm giảm đường huyết là nhờ vai trò của hoocmôn:
A. Glucagôn. B. Ađrênalin. C. Glucagôn và Ađrênalin. D. Insulin.
Câu 4: Làm biến đổi glucôzơ trong máu thành glucôgen dự trữ trong gan và trong cơ là chức năng của:
A. Insulin. B. Glucagôn. C. Ađrênalin. D. Tirôxin.
Câu 5: Hoocmôn đóng vai trò chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ là
A. Insulin. B. Testostêron. C. Glucagôn. D. Ơstrôgen.
Câu 6: Chức năng chung của hai hoocmôn insulin và glucagôn là
B. Điều hòa sự phát triển của cơ, xương.
A. Điều hòa hoạt động sinh dục.
C. Điều hòa sự trao đổi nước của tế bào.
D. Điều hòa lượng glucôzơ trong máu.
Câu 7: Hoocmôn ađrênalin được tiết ra từ:
A. Phần vỏ của tuyến trên thận.
B. Thùy sau của tuyến yên.
C. Thùy trước của tuyến yên.
D. Phần tủy của tuyến trên thận.
Câu 8: Hoocmôn Ađrênalin có chức năng
B. Tăng cường chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
A. Tăng cường chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ (xảy ra ở gan).
D. Tăng cường chuyển hóa nội bào (đặc biệt tế bào cơ thần kinh, tim).
C. Tăng cường nhịp tim, nhịp thở, tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não.
Câu 9: Hoocmôn có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến giáp là:
A. ACTH. B. FSH. C. TSH D. ADH.
Câu 10: Hoocmôn do tuyến sinh dục nam tiết ra là:
A. Prôgestêrôn. B. Ôxitôxin. C. Ơstrôgen. D. Testôstêrôn
2.1.5: Đáp án – biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm
Đáp án
A
B
B
A
C
D
D
C
A
D
1 câu*25đ
3. Hoạt động dạy học: 
*Mở bài: Điều kiện cần cho sự thụ thai và thụ tinh là gì? Để trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu câu hỏi:
+ Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình?
- Viết tóm tắc nội dung của HS vào góc bảng 
- GV hỏi tiếp:
+ Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? cho biết lí do 
+ Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
- Cho thảo luận toàn lớp 
- Nêu vấn đề:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi còn đang đi học (Tuổi vị thành niên)?
+Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học vấn đề này?
+ Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em vị thành niên có thai hay không? Thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này?
- Lắng nghe ý kiến và có biện pháp tuyên truyền giáo dục thích hợp 
- Cá nhân trả lời HS khác bổ sung 
- Trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng 
- Yêu cầu nêu được:
+ Không sinh con quá sớm (Trước 20 tuổi )
+ Không đẻ dày, đẻ nhiều 
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống 
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện 
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm, khác nhận xét bổ sung 
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến về những vấn đề giáo viên nêu ra.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung 
*Tiểu kết:Ý nghĩa của việc tránh thai 
-Trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình : Đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và chất lượng cuộc sống
- Đối với HS (tuổi vị thành niên)không có con sớm ảnh hưởng tới sức khỏe học tập và tinh thần
Hoạt động 2:Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm trả lởi câu hỏi :
+ Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?
- Động viên khuyến khích các em trả lời 
- Khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này phải có ý thức giữ gìn bảo vệ bản thân đó là tiền đề cho cuộc sống sau này 
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 197 
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến tr3 lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung 
*Tiểu kết:Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu 
Hoạt động 3:Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu:
+ Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
+ Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai?
- Cho thảo luận toàn lớp 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp tránh thai thông qua bao cao su, thuốc 
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến .
- Yêu cầu:
+ Mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bài 62 và hiểu biết của mình thông qua đài báo 
+ Tránh trứng gặp tinh trùng 
+ Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung 
*Tiểu kết:
a. Nguyên tắc tránh thai 
- Ngăn trứng chín và rụng 
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng 
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh 
b. Phương tiện tránh thai:
+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1. Củng cố: 
- Hòan thành bảng 63 trang 198 
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục “Em có biết”
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc