Bài 10, Tiết 12: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bưng Bàng

1.1 Kiến thức:

- Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi. Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, về trạng thái vật chất và nhiệt độ.

- Biết lớp vỏ Trái Đất đượ cấu tạo do 7 địa mảng lớn và 1 số địa mảng nhỏ. Các địa mảng này có thể di chuyển tách xa nhau hay xô vào nhau tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, các dãy núi ở ven bờ các lụa địa và sinh ra các hiện tuợng núi lửa và động đất

1.2 Kĩ năng:

- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất ( từ hình vẽ )

- Xác định được 6 châu lục, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu – Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Thái Bình Dương ) trên bản đồ hoặc quả địa cầu

1.3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2015Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 10, Tiết 12: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bưng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 12
Bài: 10 Tiết: 12
CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA
TRÁI ĐẤT
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi. Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, về trạng thái vật chất và nhiệt độ.
- Biết lớp vỏ Trái Đất đượ cấu tạo do 7 địa mảng lớn và 1 số địa mảng nhỏ. Các địa mảng này có thể di chuyển tách xa nhau hay xô vào nhau tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, các dãy núi ở ven bờ các lụa địa và sinh ra các hiện tuợng núi lửa và động đất
1.2 Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất ( từ hình vẽ )
- Xác định được 6 châu lục, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu – Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Thái Bình Dương ) trên bản đồ hoặc quả địa cầu
1.3 Thái độ: 
- Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả
2. TRỌNG TÂM:
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất
3. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh cấu tạo bên trong Trái Đất
 - HS: SGK, tập ghi, viết, thước, vở bài tâp địa lí 
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1 On định tổ chức và kiểm diện
 6A1: ./ vắng :..
 6A2: ./ vắng :.. 
 4.2 Kiểm tra miệng:
- Câu 1: Vào ngày hạ chí ( 22 / 6 ) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Đáp án câu 1: Vào ngày 22 / 6 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’B, vĩ tuyến đó gọi là đường chí tuyến Bắc
- Câu 2: Ngày đêm trên Trái Đất theo mùa ntn? Nơi nào có ngày đêm dài bằng nhau?
- Đáp án câu 2:
 + Mùa hè có ngày dài, đêm ngắn. Mùa đông có ngày ngắn, đêm dài.
 + Ở Xích Đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau
Câu 3: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
 - Đáp án câu 3: 3 lớp
 4.3 Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống, vậy Trái Đất được cấu tạo ra sao và bên trong nó gồm những gì? Đó là những vấn đề mà chúng ta đều muốn biết. Còn các em nếu muốn biết thì hãy cùng thầy đi vào tìm hiểu bài 10
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
- GV: Giới thiệu để tìm hiểu cấu tạo bên trng Trái Đất là 1 vấn đề khó khăn do con người không thể nghiên cứu và quan sát trực tiếp vì mũi khoan sâu nhất chỉ đạt 15000 m trong khi bán kính Trái Đất 6370 km. Vì vậy người ta dùng phương pháp nghiên cứu gián tiếp, phương pháp thông thường là nghiên cứu những sóng lan truyền do sự chấn động của các lớp đất đá ở dưới sâu gọi là các sóng địa chấn.
- GV: Treo tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất và hỏi cho biết cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp?
- HS: 3 lớp
- GV: nhận xét và ghi bảng
- GV: Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất
- HS: Dày từ 5 – 70 km, càng sâu nhiệt độ càng cao
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Đặc điểm lớp trung gian?
- HS: dày gần 3000 km, nhiệt độ 1500 - 4700
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Đặc điểm lớp lõi Trái Đất?
- HS: Dày trên 3000 km, nhiệt độ tới 5000
- GV: nhận xét và ghi bảng
- GV: Trong cấu tạo bên trong của Trái Đất, lớp nào mỏng nhất?
- HS: Lớp vỏ Trái Đất
- GV mở rộng: Là lớp ngoài cùng của Trái Đất gồm lớp vỏ lục địa và đại dương. Những hoạt động của lớp vỏ như núi lửa, động đất. Bề mặt lớp vỏ địa hình luôn biến đổi: độ cao của núi giảm do xâm thực,đáy đại duơng nâng lên do trầm tích
* GD sử dụng NLTK và HQ :
Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng truyền thống
Hoạt động 2:
- GV: Vỏ Trái Đất được cấu tạo ntn?
- HS: Được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Dựa vào H.27 nêu số lượng các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất? Đó là những địa mảng nào?
- HS: Á – Au, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Ô-Xtrây-li-a,Nam cực
- GV: Treo tranh các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất và gọi HS lên bảng xác định lại.
- GV: Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
- HS: Là nơi tồn tại của con người
- GV: Nhận xét và ghi bảng 
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm có 3 lớp: lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi.
 + Lớp vỏ: dày từ 5 – 70 km, rắn chắc và càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhiệt độ tối đa 1000
+ Lớp trung gian: dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1500 - 4700
+ Lớp lõi: dày trên 3000 km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất tới 5000
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất, đượa cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau.
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác: không khí, nước, sinh vật là nơi sinh sống của con người. 
 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố 
 - Câu 1: Trái Đất cấu tạo gồm mấy lớp? Lớp nào có vai trò quan trọng nhất?
 - Đáp án câu 1: Lớp vỏ quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống của con người
 - Câu 2: Hướng dẫn HS làm bản đồ tư duy
 * Cấu tạo trong của TĐ
 + Lớp Vỏ
 # Độ dày
 # Trạng thái
 # Nhiệt độ
 # Tầm quan trọng
 + Lớp trung gian
	 # Độ dày
 # Trạng thái
 # Nhiệt độ
 + Lớp lõi
	 # Độ dày
 # Trạng thái
 # Nhiệt độ
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài
+ Làm bài tập địa lý
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 11 THỰC HÀNH
+ Tìm hiểu đại dương và lục địa trên thế giới được phân bố ntn?
+ Trên TG có mấy đại dương và châu lục?
5. RÚT KINH NGHIỆM :
 - Nội dung: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bưng Bàng.doc