a. Kiến thức:
- Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa.
- Biết được quy trình cắm hoa.
- Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập.
- Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh tgeo mẫu và theo ý thích.
1: Tên chủ đề CẮM HOA Thời lượng: Dạy bài 5 tiết : Gồm 2 tiết lí thuyết( bài 1) và 3 tiết thực hành theo PPCT công nghệ 6. Ngày soạn: 22/11/2014 Ngày thực hiện: 24/11/2014 2: Chuẩn kiến thức kĩ năng. a. Kiến thức: - Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa. - Biết được quy trình cắm hoa. - Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập. - Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh tgeo mẫu và theo ý thích. b. Kĩ năng: - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Giải thích được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng. - Phân tích được qui trình cắm hoa dạng thẳng đứng - Thực hiện được dạng cắm hoa thẳng đứng phù hợp với vị trí trang trí. - Quan sát mẫu cắm hoa các dạng để thực hành c. Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tìm kiếm những đồ vật đã qua sử dụng như vỏ chai, lọ, lon, bia......để tạo thành bình cắm d, Năng lực hướng tới - Năng lực tự học: Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất. - Năng lực giao tiếp : Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng (sản phẩm ) - Năng lực tự quản lý : Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày - Năng lực hợp tác: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: Lựa chọn được dụng cụ và vật liệu cắm hoa phù hợp. - Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể: Sử dụng tốt các dụng cụ trong cắm hoa trang trí. e: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa. Câu hỏi/bài tập định tính Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí Hiểu được ý nghĩa cắm hoa trang trí đối với đời sống sinh hoạt Chọn được bình cắm, dụng cụ cắm hoa dạng thẳng đứng Chọn được bình cắm, dụng cụ cắm hoa theo yêu cầu Bài tập định lượng Bài tập thực hành 2. Quy trình cắm hoa Câu hỏi/bài tập định tính Biết quy trình cắm hoa. Phân tích được quy trình cắm hoa. Bài tập định lượng Bài tập thực hành Vận dụng được quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng. Vận dụng quy trình cắm hoa một cách sáng tạo theo yêu cầu. 3. Vận dụng cắm hoa dạng thẳng Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành Giải thích được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng theo sơ đồ. Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập. 4. Vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm theo mẫu. Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lượng Bài tập thực hành Biết được kĩ thuật cắm hoa dạng tự do. Phân tích được qui trình cắm hoa . Quan sát mẫu cắm hoa các dạng để thực hành Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh theo ý thích. 3.Chuẩn bị của thầy và trò - Giáo viên: Dao, kéo, đế chông, một số loại bình cắm hoa. tranh vẽ sgk/64 - Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cắm hoa. một số loại bình cắm hoa tự tạo, đọc phần cắm hoa dạng thẳng. 4. Tiến trình thực hiện 4.1- Ngày thực hiện: Lớp 6B:... * Kiểm tra sĩ số: 6B .. * Kiểm tra bài cũ: Cây cảnh, hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? Hãy kể một số cây cảnh và hoa thường dùng trong trang trí nhà ở? * Bài mới: Tiết 29: CHỦ ĐỀ CẮM HOA MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa. * Kỹ năng: Lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí * Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa; HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC *. Tìm hiểu dụng cụ cắm hoa GV: Cho học sinh quan sát một số bình cắm hoa. Bình cắm hoa thường có hình dáng ntn? Chất liệu ra sao? Bát, lãng hoa cao thấp khác nhau. GV: Người ta thường dùng những dụng cụ nào để giữ hoa? HS: Bàn chông, mút xốp... GV: Bổ sung GV: Để cắt cuống hoa và sửa cánh hoa người ta thường dùng những dụng cụ nào? GV: Nhận xét bổ sung GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật. GV: Người ta thường dùng những vật liệu nào để cắm hoa? * Khi chọn hoa, cành, lá cần đạt yêu câu gì ?( hoa tươi, đẹp làm cành chính) * Kể tên các hoa, lá cành thường cắm ở bình hoa nhà em. I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 1. Dụng cụ cắm hoa. a) Bình cắm Bình cắm hoa hình dáng kích cỡ đa dạng, bát lãngchất liệu gốm sứ thuỷ tinh. b) Các dụng cụ khác * Dụng cụ giữ hoa. - Mút xốp hoặc bàn chông. *Dụng cụ để cắt tỉa hoa. - Dao, kéo sắc, mũi nhọn. - Bình phun nước, dây kẽm uốn cành lá băng dính. 2. Vật liệu cắm hoa. a) Các loại hoa: - Hoa tươi, hoa khô, hoa giả, hoa hồng, hoa giấy, hoa cỏ. b) Các loại cành: Mi mô sa, mai.. các loại lá. C. Các loại lá: Lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng. Ngoái ra còn sử dụng các loại quả và cắm các cành lá khô. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản.; HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC *. Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa cơ bản. - Yêu cầu HS đọc mục I (SGK) - quan sát hình 2.20; 2.21; 2.22 và liên hệ thực tế thảo luận * Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa. GV bổ sung và kết luận + Cho ví dụ phù hợp về hình dáng (hoa súng bình thấp hoa huệ:bình cao) + Hài hoà về màu sắc(Hoa đỏ, trắng, vàng-bình sáng, tím, hồng, vàng..-bình tối) * Quan sát ngoài thiên nhiên, vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào? Vì vậy cần xác định độ dài các cành như thế nào ? ( Đ: đường kính lớn nhất của bình. h: chiều cao của bình) * Quan sát hình 2. 22, em hãy nhận xét về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó đã phù hợp chưa và giải thích?( phù hợp). II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản. 1.Chọn hoa và bình cắm phù hợp với hình dáng màu sắc. - Hoa súng hợp với bình thấp. - Hoa dơn: Bình cao. Trọng một bình có thể cắm nhiều loại hoa. 2.Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. - Hoa nở bông thấp, bông cao. - Bông nở càng to cắm sát miệng bình, nụ thì cắm cao hơn. + Độ dài cành. - Cành chính1:1-1.5 (Đ + h) - Cành chính2 : 2/3 Cành chính1 - Cành chính3: 2/3 Cành chính2 - Cành phụ: ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh 3.Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. - Góc nhỏ: Lọ cao. - Bàn ăn: Bình hoa thấp, vừa. 5.1; Củng cố - Dặn dò - Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa. - Gv hệ thống hóa nội dung bài học. - Về nhà nhc bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị dụng cụ, dao, kéo, bàn chông, bình, các loaị hoa 4.2- Ngày thực hiện: Lớp 6B:... * Kiểm tra sĩ số: 6B .. * Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa? * Bài mới: Tiết 30: CHỦ ĐỀ CẮM HOA (tiếp) MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết được quy trình cắm hoa. * Kỹ năng: Thực hiện được các bước của quy trình cắm hoa trang trí. * Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình cắm hoa; HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Yêu cầu HS đọc mục III (SGK) - và liên hệ thực tế *Muốn cắm một bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì? GV bổ sung và kết luận * Khi chọn bình và hoa cần lưu ý điều gì ? ( chọn bình phù hợp với hoa và hoa phù hợp với bình) * Hãy kể tên những dụng cụ cắm hoa thường sử dụng tại gia đình? ( cốc, bát) * Nêu cách bảo quản và giữ hoa được lâu mà em biế? * Tại sao cắt và mua hoa lúc sáng sớm? * Cắt vát cuống hoa có tác dụng gì ? * Giai đoạn trong và sau khi cắm muốn kéo dài thời gian sử dụng cần phải bảo quản như thế nào? * Em hãy nêu các cách bảo quản khác mà em biết ? ( cắt xong nhúng dấm, muối, phèn, thả vào bình hoa vài viên VTM C và 1/2 viên Aspirin) - Yêu cầu HS đọc mục 2(SGK- quan sát hình 2.23 và liên hệ thực tế- thảo luận * Khi cắm được một bình hoa đẹp cần tuân theo quy trình thực hiện như thế nào GV bổ sung và kết luận * Khi cắm hoa cần chú ý điều gì ?( cắt hoa trong nước; tránh đặt bình hoa nơi có ánh nắng chiếu vào có gió mạnh; không đặt dưới quạt máy; hàng ngày thay nước) - GV thực hiện mẫu quy trình thực hiện Cắm một bình hoa theo quy trình + GV khắc sâu từng tháo tác * Cắt , tỉa cành : (tránh dập nát ) * Cách đo, cắt cành chính1; 2; 3; cành phụ ?(tính độ dài cành1 =2 (Đ+h) dùng cành 2 đặt // cành1 thấp hơn cành 1.1/3 cắt sát gốc (tương tự cành 3). III. Quy trình cắm hoa 1.Chuẩn bị. - Bình cắm hoa: bình thấp, bình cao giỏ, lẵng, lon bia - Dụng cụ cắm hoa: bàn chông, mút xốp, dao, kéo - Hoa * Trước khi cắm + Cắt và mua lúc hoa sáng sớm + Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5cm + Cho tất cả hoa và xô nước sạch ngập nửa thân cành hoa. Để nơi mát mẻ * Trong và sau khi cắm - Cho cành hoa vào nước cắt vát nhiều lần đến độ dài cân sử dụng - Nhúng vết cắt vào nước nóng 1 đến 2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh (hoa thân nhỏ, cứng ) - Đốt cháy gốc trên lửa nhúng vào nước lạnh ( hoa đào, hoa hồng) 2. Quy trình thực hiện. - HS đọc (SGK) - quan sát hình 2.23 và liên hệ thực tế – thảo luận trình bày- bổ sung a) Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm, sao cho phù hợp và tạo vẻ đẹp hài hoà giữa hoa với bình; giữa bình với vị trí cần trang trí b) Cắt cành và cắm các cành chính trước c) Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và che khuất miệng bình; điểm thêm hoa lácó thể cắm cành, lá phụ trước d. Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí 5.2; Củng cố - Dặn dò - GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - Nhận xét quá trình chuẩn bị của lớp. - Sưu tầm một số loại hoa ở địa phương em để cắm hoa ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa. Vật liệu và dụng cụ thực hành đọc trước phần I cắm hoa dạng thẳng đứng. 4.3- Ngày thực hiện: Lớp 6B:... * Kiểm tra sĩ số: 6B .. * Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hành. * Bài mới: Tiết 31: CHỦ ĐỀ CẮM HOA (tiếp) MỤC TIÊU: * Kiến thức: Vận dụng cắm được một lọ hoa dạng thẳng đứng phù hợp với không gian nơi ở hoặc nơi học tập * Kỹ năng: Giải thích được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng * Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Hoạt động 4: Thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng; Giáo viên đặt vấn đề: Nguồn gốc các dạng cắm hoa bắt đầu sự quan sát trong thiên nhiên. Có loài mọc thẳng đứng hoặc nghiêng, có loài mọc rủ xuốngTừ những nhận xét này người ta có những dạng cắm hoa cơ bản. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành - GV nêu yêu cầu của bài thực hành - Yêu cầu HS đọc mục I (SGK) –quan sát hình2.24 và liên hệ thực tế thảo luận * Nêu qui ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm. GV bổ sung và kết luận ( xem sơ đồ cắm hoa – h .22.4a) - Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính. - Cho HS đọc mục b.(SGK) - quan sát hình 2.25 và liên hệ thực tế *Bài thực hành này cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ gì? GV bổ sung và kết luận - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS-nhận xét. * Nêu qui trình cắm hoa ? HS: Đọc quy trình cắm hoa sgk GV bổ sung và kết luận - GV thực hiện mẫu quy trình thực hiện + Cắm một bình hoa theo quy trình + GV khắc sâu từng tháo tác * Cắt , tỉa cành : (tránh dập nát ) * Cách đo, cắt cành chính1; 2; 3; cành phụ?(tính độ dài cành1=1,5(D+h) dùng cành 2 đặt // cành1 thấp hơn cành 1.1/3 cắt sát gốc (tương tự cành 3) * Quan sát hình 2.26. dự kiến chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, lá, cành, hoa *. Tổ chức HS thực hành HS: Lớp chia thành 3 nhóm thực hành. GV di từng nhóm uốn nắn nhắc nhở các nhóm :sửa hoa, tỉa cành, lá sâu. thìabông búp vươn thẳng cắm cao nhất,bông càng nở càng hạ độ cao) sau khi HS đã hoàn tất sản phẩm, Yêu cầu HS góp ý kiến * Đánh giá – nhận xét Hết giờ yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ dọn vệ sinh nơi thực hành - Hướng dẫn các nhóm nhận xét chéo -GV: Nhận xet chung: + Sự chuẩn bị + Tinh thần thái độ thực hành + Kết quả đạt được +Vệ sinh nơi thực hành + Khen thưởng I. Cắm hoa dạng thẳng đứng 1. Dạng cơ bản a) Sơ đồ cắm hoa (h.22.4) 10-150 00 750 450 900 900 h .22.4a b) Quy trình cắm hoa HS đọc (SGK) - quan sát hình 2.25 * Vật liệu, dụng cụ: - 3 bông hoa làm cành chính, 3 cành, lá bình thấp, mút xốp, hoặc bàn chông * Quy trình cắm hoa - Cành1= 1,5 ( D + h ) nghiêng 10- 15 độ về trái ( h.2.25a) - Cành2 = 2/3 cành 1 nghiêng 45 độ. Hơi ngả sau ( h.2.25b) - Cành3 = 2/3 cành 2 nghiêng 75 độ, về phía phải hơi chếch về trước,h.2.25c - Cắm cành phụ ngắn hơn cành chính đứng bên cạnh và thê lá, lá che kín miệng bình - HS quan sát theo dõi từng thao tác mẫu của GV II. Thực hành Thực hiện quy trình cắm hoa dạng cơ bản III. Đánh giá 5.3; Củng cố - Dặn dò - Gv hệ thống hóa nội dung bài học. - Sưu tầm một số loại hoa ở địa phương em để cắm hoa ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa. Vật liệu và dụng cụ thực hành 4.4- Ngày thực hiện: Lớp 6B:... * Kiểm tra sĩ số: 6B .. * Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hành. * Bài mới: Tiết 32: CHỦ ĐỀ CẮM HOA (tiếp) MỤC TIÊU: * Kiến thức: Thực hiện được dạng cắm hoa thẳng đứng phù hợp với vị trí trang trí. * Kỹ năng: Giải thích và phân tích được được sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng * Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Hoạt động 5: Thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng; HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC *. Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Nêu mục tiêu bài thực hành: - Cho HS đọc mục 2.(SGK) - quan sát hình 2.26 và liên hệ thực tế * Nêu ý kiến của em về góc góc độ cành chính, vật liệu, dụng cụ cắm hoa? * Có thể thay hoa lá nào có ở địa phương em ? HS: Hoa hồng, hoa thược dược GV chia lớp thành 3 nhóm GV nhắc nhở HS chú ý an toàn lao động *. Tổ chức học sinh thực hành + HS thực hành - HS thao tác cắm hoa theo mẫu GV di từng nhóm uốn nắn:sửa hoa, tỉa cành, lá sâu. thìabông búp vươn thẳng cắm cao nhất,bông càng nở càng hạ độ cao) sau khi HS đã hoàn tất sản phẩm GV dùng bài mẫu để thay đổi góc độ cắm, bỏ bớt 1 hoặc 2 cành, Yêu cầu HS góp ý kiến... * Đánh giá – nhận xét Hết giờ yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ dọn vệ sinh nơi thực hành - Hướng dẫn các nhóm nhận xét chéo -GV: Nhận xet chung: + Sự chuẩn bị + Tinh thần thái độ thực hành + Kết quả đạt được +Vệ sinh nơi thực hành + Khen thưởng 2. Dạng vận dụng HS đọc mục 2.(SGK) - quan sát hình 2.26 và liên hệ thực tế a) Thay đổi góc độ các cành chính (h 2.26) b) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính (h 2.27) II. Thực hành Thực hiện quy trình cắm hoa dạng vận dạng III. Đánh giá 5.4; Củng cố - Dặn dò - Gv hệ thống hóa nội dung bài học. - Học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK, đọc và xem trước bài thực hành tự chọn- cắm hoa SGK. - Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cắm hoa. 4.5- Ngày thực hiện: Lớp 6B:... * Kiểm tra sĩ số: 6B .. * Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hành. * Bài mới: Tiết 33: CHỦ ĐỀ CẮM HOA (tiếp) MỤC TIÊU: * Kiến thức: Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một sản phẩm hoàn chỉnh tgeo mẫu và theo ý thích. * Kỹ năng: Quan sát mẫu cắm hoa các dạng để thực hành * Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. Hoạt động 6: Thực hành tự chọn - Một số mẫu cắm hoa; HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ của HS. - Nêu muc tiêu giờ thực hành. - Nhắc nhở HS an toàn trong khi thực hành * Thực hành GV: Hướng dẫn học sinh quan sát các mẫu hoa trang 64-sgk và một số mẫu hoa theo ý thích HS: Theo dỗi – lắng nghe GV: Chia lớp thành 3 nhóm- thực hành HS: Thực hiện theo nhóm. GV: Bao quát chung GV: Nêu nội dung cần đạt đối chiếu với nội dung lý thuyết. * Đánh giá – nhận xét Hết giờ yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ dọn vệ sinh nơi thực hành - Hướng dẫn các nhóm nhận xét chéo -GV: Nhận xet chung: + Sự chuẩn bị + Tinh thần thái độ thực hành + Kết quả đạt được +Vệ sinh nơi thực hành + Khen thưởng I.Chuẩn bị - Dụng cụ: - Vật liệu II. Thực hành Thực hiện cắm hoa theo mẫu tự chọn Các mẫu hoa trang 64-sgk và một số mẫu hoa theo ý thích III. Đánh giá 5.5; Củng cố - Dặn dò - GV: Khái quát nội dung bài học - Học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK đọc và xem trước bài 14 SGK. Tiết sau ôn tập học kì I 6. Rút kinh nghiệm bài dạy ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: