Bài 13: Giun đũa

I.Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

-Thông qua đại diện giun đũa, hiểu được đặc điểm chung của ngành Giun tròn, mà đa số đều kí sinh.

-Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

-Giải thích được vòng đời của giun đũa (có giai đoạn qua gan, tim, phổi). Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.

II.Phương tiện dạy học

Trong quá trình giảng dạy bài này giáo viên cần sử dụng các phương tiện sau:

-Đĩa CD ghi nội dung bài 13.

-Một số hình ảnh về hình dạng ngoài, cấu tạo trong và vòng đời của giun đũa

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 13: Giun đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH GIUN TRÒN
Bài 13. GIUN ĐŨA
I.Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
-Thông qua đại diện giun đũa, hiểu được đặc điểm chung của ngành Giun tròn, mà đa số đều kí sinh.
-Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.
-Giải thích được vòng đời của giun đũa (có giai đoạn qua gan, tim, phổi). Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.
II.Phương tiện dạy học
Trong quá trình giảng dạy bài này giáo viên cần sử dụng các phương tiện sau:
-Đĩa CD ghi nội dung bài 13.
-Một số hình ảnh về hình dạng ngoài, cấu tạo trong và vòng đời của giun đũa
III.Phương pháp
Thực hiện giáo án này giáo viên nên sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
-Vấn đáp - Gợi mở
-Vấn đáp - trực quan
-Vấn đáp – tái hiện
IV.Tiến trình giờ lên lớp 
1.Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số, kiểm tra bài cũ.
(1).Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng giúp cho chúng thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người?
(2).Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào vật chủ theo các con đường nào? Nêu biện pháp để phòng trừ chúng?
2.Nội dung bài mới
ĐVĐ: Chắc chắn trong số các em ai cũng đã từng uống thuốc để tẩy giun. Vậy phần lớn giun kí sinh ở người thuộc loại nào? Chúng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, vòng đời ra sao? Làm thế nào để phòng tránh nhiễm giun? ÞTrả lời các câu hỏi đó chính là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động dạy học
Nội dung
Thao tác 1: Hình ảnh về hình dạng ngoài của giun đũa.
(?)Dựa trên hình ảnh vừa quan sát, các em hãy mô tả đặc điểm chung về hình dạng bên ngoài của giun đũa?
(?)Bao ngoài cơ thể chúng là lớp vỏ cuticun. Theo các em lớp vỏ này có vai trò gì?
Thao tác 2: Hình vẽ cấu tạo trong của giun.
(?)Đặc điểm chung về cấu tạo thành cơ thể của giun đũa thể hiện như thế nào?
(?)Tuyến sinh dục của giun đũa phát triển mạnh hay kém? Điều này có ý nghĩa như thế nào với đời sống của chúng?
Thao tác 3: Hình ảnh về cách di chuyển của giun đũa.
(?)Nhận xét chung về cách di chuyển của giun đũa? Dựa vào cấu tạo cơ của thành cơ thể, hãy giải thích tại sao chúng lại di chuyển theo cách đó? 
(?)Hình thức di chuyển như vậy có ý nghĩa như thế nào với đời sống kí sinh?
(?)Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho giun đũa là gì? Lấy từ đâu? 
(?)Hầu của giun đũa rất phát triển, điều này có ý nghĩa như thế nào với đời sống của chúng?
*Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa gì?
(?)Nếu giun đũa thiếu lớp cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
(?)Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con ngưòi?
(?)So sánh sự tiến hóa trong hình thức sinh sản giữa giun dẹp và giun đũa?
(?)Điều gì sẽ xảy ra nếu như giun đũa thụ tinh ngoài? Tại sao?
(?)Dựa vào khả năng sinh sản của giun đũa, hãy cho biết khả năng phát tán của giun đũa?
Thao tác 4: Vòng đời của giun đũa
(?)Dựa vào hình vẽ hãy mô tả con đường đi của ấu trùng giun đũa?
(?)Từ đặc điểm về vòng đời của giun đũa hãy suy luận: khi bị giun đũa kí sinh có thể có các triệu chứng gì? Tại sao lại có các triệu chứng đó?
(?)Đánh giá mức độ nguy hại khi bị giun đũa kí sinh? Giải thích tại sao lại nguy hại như vậy?
(?)Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa, hãy đưa ra các cảnh báo để tránh bị nhiễm giun đũa?
I.-CẤU TẠO NGOÀI
-Cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm).
-Cơ thể hình ống.
-Lớp vỏ cuticun bọc ngoài luôn căng tròn, có tác dụng như bộ giáp, giúp giun không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.
II.-CẤU TẠO TRONG VÀ 
 DI CHUYỂN
-Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
-Khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn.
-Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.
-Di chuyển: rất hạn chế (chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra), vì cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển.
ÞDi chuyển như vậy thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.
III.-DINH DƯỠNG
-Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. 
-Hầu phát triển giúp chúng hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.
IV.-SINH SẢN
1.Cơ quan sinh dục
-Cơ thể phân tính
-Tuyến sinh dục đực và cái đều có dạng ống: con cái có 2 ống, con đực có 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thể.
-Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200.000 trứng một ngày.
2.Vòng đời giun đũa
-Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng.
-Người ăn phải trứng giun (qua rau quả tươi sống...), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đó.
* Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, vệ sinh nước uống, thức ăn, vệ sinh môi trường sống thường xuyên... để tránh nguy cơ bị giun đũa kí sinh.
3.Củng cố
-So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đũa với sán lá gan?
-Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người và biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
4.Dặn dò
-Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài
-Đọc trước nội dung bài mới và trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Giun đũa (2).doc