Bài 13, Tiết 13: Giun đũa

 1. Kiến thức:

 + Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.

+ Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ giun đũa.

+ Hiểu biết thêm về một số giun tròn khác.

+ Hiểu được vòng đời của giun đũa, cách phòng tránh.

 2. Kỹ năng:

+ Biết quan sát thành phần cấu tạo của giun đũa.

+ Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa

+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm về cách phòng tránh bệnh giun đũa

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điếm cấu tạo hoạt động sống và vóng đời giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 13, Tiết 13: Giun đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13- Tiết 13	
Tuần dạy:7
GIUN ĐŨA
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.
+ Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ giun đũa.
+ Hiểu biết thêm về một số giun tròn khác.
+ Hiểu được vòng đời của giun đũa, cách phòng tránh.
 2. Kỹ năng: 
+ Biết quan sát thành phần cấu tạo của giun đũa.
+ Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm về cách phòng tránh bệnh giun đũa
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điếm cấu tạo hoạt động sống và vóng đời giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh
 - Vòng đời của giun đũa
III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Tìm hiểu trước về giun đũa
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số HS 
 2. Kiểm tra miệng;
 ? Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào vật chủ bằng con đường nào? (10đ)
 HS1:
 _ Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống là chủ yếu (5đ)
 _ Sán lá máu, ấu trùng xâm nhập qua da (5đ)
 ? Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? (10đ)
 HS2 : 
- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn. Ngoài ra, còn sai khác ở đặc điểm : phân tính, có khang cơ thể chưa chính thức và trong sinh sản phát triển, giun đũa không có sự thay đổi vật chủ. (10đ)
 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
? Thế nào là ngành giun tròn?
- HS dựa vào thông tin SGK trả lời
HĐ1 (1 phút): Vào bài
- GV giới thiệu bài mới:
HĐ2 (15 phút): Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa
MT: Nêu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của giun đũa
_ GV y/c HS n/c ! + quan sát H13.1- H13.2
? Giun đũa có cấu tạo như thế nào
_ HS: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
? Giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực có ý nghĩa sinh học gì
_ HS: đảm bảo đẻ ra 1 lượng trứng khổng lồ khoảng 200 ngàn trứng trong 1 ngày đêm
? Nếu giun đũa thiếu lớp cuticun thì số phận chúng như thế nào
_ HS: Lớp vỏ cuticun chống tác động của dịch tiêu hoá . Khi lớp vỏ này mất hiệu lực thì cơ thể giun đũa sẽ bị tiêu hoá như thức ăn khác
? Ruột thẳng ở giun đũa liên quan gì tới tốc độ tiêu hoá
_ HS: Thức ăn vận chuyển theo 1 chiều: đầu vào là thức ăn, đầu ra là chất thải nên phần ống tiêu hoá được chuyển hoá cao hơn. Sự đồng hoá thức ăn hiệu quả hơn
? Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan
- HS : Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn. Ngoài ra, còn sai khác ở đặc điểm : phân tính, có khang cơ thể chưa chính thức và trong sinh sản phát triển, giun đũa không có sự thay đổi vật chủ
? Giun đũa di chuyển bằng cách nào
- HS : di chuyển hạn chế chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra
? Khi giun đũa chui vào ống mật của người sẽ gây hậu quả như thế nào cho người
_ HS: Người bệnh đau bụng dữ dội và dối loạn tiêu hoá do ống mật bị tắc
_ HS rút ra KL
HĐ3 (15 phút): Tìm hiểu vòng đời và sinh sản của giun đũa
MT:Chỉ rõ vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng tránh
_ GV y/c HS n/c  trả lời các câu hỏi
? Cấu tạo cơ quan sinh dục của giun đũa
- HS: Cơ quan sinh dục dạng ống
 + Con cái 2 ống
 + Con đực 1 ống
_ GV y/c HS n/c ! + quan sát H13.3 và H13.4
? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ
- HS: : Trứng→ Ấu trùng trong trứng→ Thức ăn sống→ Ruột non→ Máu, tim, gan, phổi→ Ruột non
? Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa
_ HS :
+ Loại trừ trứng sán và những bào tử nấm mốc có hại
+ Rau sống ở nước ta thường tưới bằng phân tươi chứa nhiều trưùng giun→ Rau xanh tốt→ Mang trứng giun→ Rửa nhiều lần không sạch→ Phải trồng rau sạch
? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1-2 lần/ năm
_ HS: Do trình độ vệ sinh XH nước ta còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa→ Diệt giun đũa, hạn chế được số trứng
_ GV: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường→ Dễ lây→ Dễ tiêu diệt
? Giun đũa có tác hại như thế nào đối với vật chủ
_ HS: Gây tắc ruột, tắc ống mật→ Suy dinh dưỡng cho vật chủ
- GV ghi sẵn câu hỏi vào bảng phụ, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
? Để phòng tránh giun đũa ta phải làm gì (thời gian hoạt động 3 phút)
_ GV gọi đại diện 1-2 nhóm báo cáo . Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá: 
- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống. Tẩy giun theo định kì
_ HS rút ra KL
* Ngành giun tròn: Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá phân hoá
I. Cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa
_ Cấu tạo
+ Cơ thể hình ống
+ Có lớp cuticun bọc ngoài cơ thể
+ Thành cơ thể: có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hoá có thêm ruột sau và hậu môn
+ Tuyến sinh dục: dài và gấp khúc
_ Di chuyển: hạn chế
_ Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
II. Sinh sản
 1. Cơ quan sinh dục
_ Cơ quan sinh dục dạng ống
 + Con cái 2 ống
 + Con đực 1 ống
→ Thụ tinh trong
_ Đẻ nhiều trứng
2. Vòng đời của giun đũa
Trứng→ Ấu trùng trong trứng→ Thức ăn sống→ Ruột non→ Máu, tim, gan, phổi→ Ruột non
4. Tổng kết:
 ? Giun đũa có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống kí sinh
+ Cơ thể hình ống
+ Có lớp cuticun bọc ngoài cơ thể
+ Thành cơ thể: có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hoá có thêm ruột sau và hậu môn
+ Tuyến sinh dục: dài và gấp khúc
 ? Nêu tác hại của giun đũa đối với con người→ Biện pháp phòng tránh?
- Gây tắc ruột, tắc ống mật→ Suy dinh dưỡng cho vật chủ
- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống. Tẩy giun theo định kì
 5. Hướng dẫnh học tập:
 _ Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK/ T49
+ Cấu tạo và dinh dưỡng của giun đũa
+ Vòng đời và biện pháp phòng tránh giun đũa
+ Câu1: cơ thể thon dài, tròn, phân tính, không có sự thay đổi vật chủ
 + Đọc mục “Em có biết”
 _ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Chuẩn bị bài 14 “Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn”
 + Kẻ bảng T51 SGK vào vở bài tập
+ Quan sát hình 14.4/ T50Ị Giải thích sơ đồ vòng đời của giun kim
+ Để phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?
+ Không nghiên cứu phần đặc điểm chung (giảm tải)
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Giun đũa.doc