Bài 18, Tiết 31: Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

 *Mục tiêu :

-Kiến thức : Giúp cho học sinh :

-Hiểu đượcvà nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín được quy định trong HP 1992 .

-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :

-Biết phân biệt được những hành vi vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín .

-Biết tố cáo,phê phán những hành vi vi phạm quyền này .

-Thái độ : Giúp cho học sinh :

-Có ý thức ,trách nhiệm thực hiện quyền này .

 *Nội dung :

-Thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân được nhà nước bảo đảm an toàn và bí mật .

-Không ai được tự ý chiếm đoạt ,bóc, mở thư tín, điện tín ; nghe trộm điện thoại của người khác .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18, Tiết 31: Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 18 Quyền được đảm bảo an toàn bí mật 
 Tiết 31 thư tín-điện thoại-điện tín . Ngày dạy : 
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu đượcvà nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín được quy định trong HP 1992 . 
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết phân biệt được những hành vi vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín .
-Biết tố cáo,phê phán những hành vi vi phạm quyền này . 
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Có ý thức ,trách nhiệm thực hiện quyền này .
 *Nội dung :
-Thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân được nhà nước bảo đảm an toàn và bí mật .
-Không ai được tự ý chiếm đoạt ,bóc, mở thư tín, điện tín ; nghe trộm điện thoại của người khác . 
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-SGK-SGV .
	-Hiến pháp 1992.
	-Tranh , ảnh , báo , tạp chí .
	 -Giấy A0
*Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1)Em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân ?
2)Em sẽ làm gì , khi đến nhà của bạn mượn tập ,nhưng không có bạn ở nhà ?
b/Giới thiệu bài mới :
*Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau đây :
Trên đường đi học thì nhặt được 1 bức thư .
*Em sẽ :
+Tự ý mở ra xem .
+Đưa thư đến địa chỉ ghi trên bì thư .
+Nhờ bưu điện xã gởi .
+Nhờ cha mẹ ,thầy cô chuyển .
"Để xem cách giải quyết nào là đúng theo quy định của pháp luật ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay :”Quyền được bảo đảm an toàn ,bí mật thư tín,điện thoại,điện tín“ 
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1:”Sắm vai “
-Cho học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK .
*Hoạt động 2:”Phân tích tình huồng ”
-Gọi HS trả lời câu hỏi :
a/ Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ?
b/Em có đồng ý với giải pháp: ”Đọc rồi dán lại “ không ?
Vì sao ?
c/Nếu là Loan thì em sẽ làm gì ?
*Chốt lại : 
*Hoạt động 3 :”Nội dung của quyền này ”
-Gọi HS đọc phần tư liệu tham khảo .
-Trả lời câu hỏi :
*Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân ?
*Chốt lại :
*Hoạt động 4:”Luyện tập –củng cố ”
+Bài tập a : Thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân ?
+Bài tập b: Nêu những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân ?
*Gọi HS đọc điều 125 luật hình sự .
+Bài tập c : Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt ra 
sao ?
+Bài tập d: Em sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây :
1)Thấy bạn thân của mình đọc lén thư của người khác .
2) Thấy bạn thân của mình nghe lén điện thoaị của người khác .
* Học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK.
*Nhận xét và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
a/ Phượng không thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền ,vì đây là bức thư gởi cho Hiền chứ không phải gởi cho Phượng .
b/ Em không đồng ý với giải pháp: ”Đọc rồi dán lại “Vì làm như thế là :
+Lừa dối bạn .
+Vi phạm pháp luật .
c/Nếu là Loan thì em sẽ :
+Khuyên bạn Phượng không được mở ra đọc .
+Đem thư đó giao cho bạn Hiền .
-Đọc điều 73 HP 1992 .
*Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại, điện tín của công dân ,nghĩa là:
-Không được :
+Chiếm đoạt thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác .
* Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại, điện tín của công dân ,nghĩa là:
-Không được :
+Chiếm đoạt thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác .
*Những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân :
+Tự ý lấy thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác .
* HS đọc điều 125 luật hình sự 
* Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt :
+Xử phạt hành chính .
+Phạt cảnh cáo .
+Bị phạt tiền từ 1triệu "5triệu đồng .
+Bị phạt cải tạo đến 1 năm .
*Khi gặp các trường hợp sau, em sẽ :
-Ngăn cản .
-Giải thích cho bạn hiểu làm như thế là vi phạm pháp luật .
* Quyền được bảo đảm an toàn ,bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận ở điều 73 HP 1992.
* Quyền được bảo đảm an toàn ,bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ,nghĩa là :
- không ai đươc chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín,điện tín của người khác 
- không được nghe trộm điện thoại .
 d/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 	 -Chép nội dung bài học vào tập .
	 -Làm bài tập còn lại 
 	 -Xem lại tất cả các bài để chuẩn bị ôn tập . 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.doc