Bài 2: Lựa chọn trang phục (Tiết 2) - Nguyễn Thị Thu Hà

Đối với từng vóc dáng,từng lứa tuổi chúng ta có những cách lựa chọn vải cũng như kiểu may khác nhau để hợp thời trang và che đi những khuyết điểm của cơ thể (quá cao, quá thấp)

Lựa chọn vải cho người có vóc dáng ốm và cao, mập và lùn, cân đối. quá cao

-. Trẻ sơ sinh có nên mặc trang phục ôm sát vào người hay không?

-. Trang phục sau đây có đồng bộ hay chưa? Tại sao? Và cách khắc phục.

+ Áo trắng, quần xanh đậm, mũ màu đỏ, dép màu cam.

 

docx 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 2: Lựa chọn trang phục (Tiết 2) - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Quận:	Tuần:
Trường:	Ngày soạn: 10/3/2012
Khối: 6	Ngày dạy: 19/3/2012
Môn: Công nghệ	
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG.
CHƯƠNG I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC 
( tiết 2 )
Mục tiêubài học.
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
Kiến thức: Trình bày được ảnh hưởng của vải và kiểu may đến vóc dáng người mặc.
Kỹ năng: Biết lựa chọn và kết hợp được các loại vải, các kiểu may phù hợp với từng vóc dáng khác nhau: Người cân đối, người cao - gầy, người thấp – bé, người mập – lùn.
Thái độ: Thêm quan tâm về cách ăn mặc của mình và gia đình . Phù hợp với hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ
Trọng tâm bài dạy.
Lựa chọn trang phục ( lựa chọn vải, kiểu may) phù hợp với vóc dáng cơ thể.
Chuẩn bị bài giảng.
Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Đọc kỹ sách giáo khoa.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học (hình ảnh các mẫu trang phục)
- Soạn bài giảng điện tử (powerpoint)
Học sinh:
Đọc sách giáo khoa.
Phương pháp.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
Phương tiện.
Máy tính.
Máy chiếu.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Minh Đường – Công nghệ 6 KTGĐ – NXB Giáo dục – Năm 2009
Nguyễn Minh Đường – sách giáo viên Công nghệ 6 KTGĐ – NXB Giáo dục – Năm 2009
Tiến trình lên lớp.
Ổn định lớp (2’)
Ôn bài cũ (5’)
Câu hỏi: - Trang phục là gì?
 - Chức năng của trang phục?
Giảng bài mới.(3’)
Ngày xưa ông cha ta có câu “ăn chắc, mặc bền” nghĩa là chỉ cần ăn no và có áo quần mặc để bảo vệ cơ thể và quan trọng là áo quần phải mặc được lâu. Ngày nay khi xã hội phát triển thì quan niệm đó không còn đúng nữa, ăn thì chúng ta đã thấy không chỉ là ăn cho no mà phải ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, còn mặc thì không còn chỉ là để bảo vệ cơ thể mà còn để làm đẹp, thể hiện phong cách, thể hiện cá tính của mình.
Vào các dịp lễ tết ba mẹ có dẫn các em đi mua sắm quần áo mới không?
Các em có tự mình chọn trang phục cho mình hay không?
Vậy để lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng và hợp thời trang hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần II: Lựa chọn trang phục.
Nội dung bài giảng
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
II. Lựa chọn trang phục
Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể.
Muốn chọn trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn vải và kiểu may phù hợp
13’
Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc và hình dáng
Hỏi:
Các em hãy liệt kê sự đa dạng của vóc dáng cơ thể con người
Trả lời:
-. Người cân đối
-. Người mập
-. Người ốm
-. Người cao
-. Người lùn.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về cách chọn vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể.
Lựa chọn vải.
Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc, có vẻ gầy đi, mập ra, thấp đi hoặc cao lên
Lựa chọn kiểu may.
Đường nét chính của thân áo, kiểu tay, kiểu cổ áo cũng làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo ra. Kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể còn khắc phục được những khuyết điểm của cơ thể.
(Bảng 3 trang 14)
Hỏi:
-. Khi may quần áo người ta thường làm những gì?
 Hiện nay vải rất đa dạngvà phong phú về chất liệu, màu sắc, hoa văn nên trước khi may hay mua trang phục cần lựa chọn vải phù hợp với vóc dáng, đặc điểm cơ thể.
Đọc bảng 2. Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc
Hướng dẫn học sinh Quan sát hình 1.5 
Hỏi:
* Những người trong tranh đã lựa chọn vải, kiểu may phù hợp chưa? Tại sao?
-. Người béo lùn nên may quần áo bằng vải gì?
-.Người gầy và cao thì chọn vải có hoa văn và chất liệu như thế nào? 
Kết luận:
-. Người gầy và cao nên chọn vải màu sáng (trắng, vàng nhạt, xanh nhạt ) mặt vải bóng lắng thô xốp, kẻ sọc ngang hoa văn có dạng sọc ngang, hoa to.
-. Người mập và lùn nên chọn vải màu tối ( nâu sẫm, hạt dẻ) mặt vải trơn, mờ đục, kẻ sọc dọc hoa văn nhỏ.
Hỏi: (chọn 1 học sinh trong lớp làm người mẫu)
-. Với vóc dáng của bạn này thì nên chọn vải như thế nào?(hoa văn, mặt vải, màu sắc) . Tại sao?
-. Hướng dẫn học sinh quan sát bảng 3 và hình 1.6 SGK trang 14
 Hỏi:
-.Người có vóc dáng cao và gầy nên chọn kiểu may như thế nào?
-. Người có vóc dáng mập và lùn nên chọn kiểu may và màu vải như thế nào?
Kết luận:
Ngoài việc chọn vải phù hợp thì chúng ta cũng phải biết lựa chọ kiểu may để tôn lên vẻ đẹp của mình (thon thả hơn, trẻ trung hơn, đầy đặn hơn).
-. Đối với người gầy, vai ngang khi may áo cần có các đường dọc theo thân, kiểu may chiết ly sát eo hay may quần bó sát.
-. Đối với người cân đối: Phù hợp với nhiều kiểu may.
-. Người mập vai u đầy cần chọn kiểu áo vai bồng có cầu vai, quần may thun ống rộng.
Hỏi:
-.Từ những kiến thức đã học em hãy lựa chọn vải cho hình 1.7 SGK trang 15.
Kết luận:
-. Hình 1.7a) Thích hợp với nhiều trang phục, chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh.
-. Hình 1.7b) Chọn trang phục tạo cảm giác mập ra , nên chọn màu sáng hoa văn to, chất liệu vải thô xốp, kẻ sọc ngang
-. Hình 1,7c) Hơi gầy, nên chọn trang phục tạo cảm giác mập ra.
-. Hình 1.7d) Mập và lùn nên chọn trang phục có đường sọc dọc, màu tối, hoa văn nhỏ để người thon gọn hơn.
Trả lời:
-. Đo kích thước cơ thể
-. Mua vải.
Lắng nghe, ghi nhớ
Đọc bảng 2
Quan sát hình 1.5.
Trả lời:
-. Chưa hoặc rồi.
Giải thích theo suy nghĩ và cách hiểu của mỗi học sinh.
-. Dựa vào sgk trả lời (bằng vải có màu tối, mặt vải trơn phẳng, mờ đục, hoa văn có dạng sọc, nhỏ)
-. Hoa văn to, kẻ sọc ngang, mặt vải bóng láng, thô, xốp
-. Lắng nghe, ghi chép, hỏi những vấn đề chưa hiểu.
Trả lời
Quan sát, liên hệ với những kiến thức vừa học trả lời câu hỏi.
Quan sát bảng 3 SGK trang 14.
-. Dựa vào sách giáo khoa, trả lời câu hỏi (đường nét chính là ngang thân áo kiểu áo có cầu vai, dún chun, tay phồng kiểu thụng)
-. Đường nét chính dọc theo thân áo, kiểu áo may vừa sát cơ thể, tay chéo.
-. Lắng nghe, ghi lại những điều cần thiết, hỏi những vấn đề chưa hiểu.
-. Nhớ lại kiến thức vừa học trả lời câu hỏi
-. Lắng nghe ghi chép hỏi những vấn đề chưa rõ.
Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
11’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi
- Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nên lựa chọn vải may phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện làm việc, vui chơi của lứa tuổi đó.
+ Trẻ sơ sinh -> tuổi mẫu giáo: chọn vải mềm dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, kiểu may đẹp, rộng rãi.
+ Thanh, Thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục, mẫu mãnhưng cần chú ý thời điểm để mặc cho phù hợp.
+ Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã lịch sự.
Chia lớp thành 4 nhóm:
Thảo luận:
-. Chọn vải và kiểu may như thế nào để phù hợp với từng lứa tuổi sau:
Trẻ sơ sinh.
Thanh, Thiếu niên.
Người đứng tuổi.
Kết luận:
Nhận xét câu trả lời của 4 nhóm :
+ Trẻ sơ sinh -> tuổi mẫu giáo: chọn vải mềm dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, kiểu may đẹp, rộng rãi.
+ Thanh, Thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục, mẫu mãnhưng cần chú ý thời điểm để mặc cho phù hợp.
+ Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã lịch sự.
Hỏi: 
Vậy các em sẽ lựa chon trang phục như thế nào để phù hợp với lứa tuổi của mình ( đi học, đi chơi)
Ngồi theo nhóm đã chia.
-. Thảo luận
-. Ghi lại kết quả thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi của nhóm.
Lắng nghe, ghi lại những ý chính.
Trả lời:
Theo hiểu biết và suy nghĩ của mình.
Sự đồng bộ của trang phục
5’
Hoạt động 3: tìm hiểu sự đồng bộ của trang phục
-.Ngoài việc lựa chọn vải kiểu may, cần chọn một số vật dụng khác như mũ, khăn quàng, giày, dép, bao tay phù hợp, hài hòa về màu săc nhằm tạo nên sự đồng bộ của trang phục.
Hỏi:
-. Ngoài quần áo các em còn biết được những trang phục đi kèm nào nữa không?
*. Cho học sinh quan sát hình 1.8 và cho biết trang phục của bé trai và bé gái có đồng bộ không? Tại sao?
Kết luận:
Để tôn lên vẽ đẹp cho vóc dáng cũng như sự đồng bộ của trang phục cần lựa chọn những vật dụng đi kèm một cách hài hòa về màu sắc cũng như kiểu dáng và phải phù hợp với nhiều trang phục tránh tốn kém, lãng phí.
VD:
Mũ vàng, áo trắng, quần vàng, giày trắng hoặc mũ vàng
Trả lời:
-. Dép
-. Mũ.
-. Khăn quàng
Quan sát hình 1.8
Trả lời:
-. Có hoặc không
-. Giải thích theo cảm nhận của mình.
Lắng nghe, ghi chép.
Cũng cố (4’)
Đối với từng vóc dáng,từng lứa tuổi chúng ta có những cách lựa chọn vải cũng như kiểu may khác nhau để hợp thời trang và che đi những khuyết điểm của cơ thể (quá cao, quá thấp)
Lựa chọn vải cho người có vóc dáng ốm và cao, mập và lùn, cân đối. quá cao
-. Trẻ sơ sinh có nên mặc trang phục ôm sát vào người hay không?
-. Trang phục sau đây có đồng bộ hay chưa? Tại sao? Và cách khắc phục.
+ Áo trắng, quần xanh đậm, mũ màu đỏ, dép màu cam.
Dặn dò.(3’)
Học bài cũ (bài 2 phần II lựa chọn trang phục)
Chuẩn bị bài 3: Thực hành lựa chọn trang phục.
Tự lựa chọn trang phục phù hợp vóc dáng của mình của những bạn cùng lớp (chuẩn bị cho bài 3)
Đem theo các trang phục, hình ảnh phù hợp để thực hành.
Rút kinh nghiệm
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Phương tiện:	
Tổ chức:	
Ngày  tháng  năm  	 Ngày 10 tháng 3 năm 2012 
 Duyệt	Giáo viên soạn.
	Nguyễn Thị Thu Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 2. Lựa chọn trang phục - Nguyễn Thị Thu Hà.docx