Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.

- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.

2. Về kỹ năng:

Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.

3. Về thái độ, hành vi:

Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ, hình vẽ SGK.

- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21:
QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
2. Về kỹ năng:	
Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.
3. Về thái độ, hành vi:
Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ, hình vẽ SGK.
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại.
- Đặt vấn đề.
- Diễn giảng.
- Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
 1/ Nêu khái niệm vỏ địa lí (vỏ cảnh quan).
 2/ Hãy trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
3. Dạy bài mới:
* Mở bài:
Quy luật địa đới và phi địa đới có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố và tính chất của các yếu tố tự nhiên trên địa cầu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai quy luật quan trọng này.
Thời lượng
Nội dung chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15 phút
15 phút
I. Quy luật địa đới:
1. Khái niệm:
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
2. Nguyên nhân:
Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất nhỏ dần khi đi từ xích đạo về phía hai cực, nhiệt độ cũng giảm dần.
3. Biểu hiện:
Bảy vành đai nhiệt, bảy đai áp, sáu đới gió hành tinh, mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu, mười kiểu thảm thực vật và mười nhóm đất chính.
II. Quy luật phi địa đới:
1. Khái niệm:
Quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
2. Nguyên nhân: 
Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất làm phân chia bề mặt Trái Đất ra thành lục địa, đại dương, núi cao.
3. Biểu hiện:
a. Quy luật đai cao:
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, lượng mưa theo độ cao địa hình.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
b. Quy luật địa ô:
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố xen kẽ lục địa và địa dương, núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Biểu hiện: Sự thay đổi thảm thực vật từ vùng ven biển vào sâu trong lục địa.
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quy luật địa đới.
CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết quy luật địa đới là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
CH: Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
( Do Trái Đất có hình cầu nên góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực > Nguồn năng lượng của Mặt Trời đến bề mặt đất cũng giảm dần từ xích đạo về hai cực > Hình thành quy luật địa đới)
CH: Quy luật địa đới được biểu hiện như thế nào?
- GV chuẩn kiến thức.
- GV chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1: Kể tên 7 vành đai nhiệt trên Trái Đất.
+ Nhóm 2: Kể tên 7 đai khí áp trên Trái Đất.
+ Nhóm 3: Kể tên 6 đới gió hành tinh.
+ Nhóm 4: Kể tên 7 đới khí hậu trên mỗi bán cầu.
+ Nhóm 5: Kể tên 10 kiểu thảm thực vật.
+ Nhóm 6: Kể tên 10 nhóm đất chính.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, các HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV chuẩn kiến thức và mở rộng kiến thức.
 * Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đảng nhiệt năm 200C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B và 300N).
+ Hai vòng đai ôn hòa nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm 200C và đường đảng nhiệt 100C của htnags nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt 100C và 00C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00C.
CH: Tại sao ranh giới của các vòng đai nhiệt không lấy theo các đường vĩ tuyến mà lại lấy theo các đường đẳng nhiệt trung bình năm?
- GV chuẩn kiến thức.
(Do sự hình thành các vòng đai nhiệt không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ năng lượng của Mặt trời đến bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như tính chất của bề mặt đệm...)
* Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất:
- Có ba đai khí áp thấp (một ở xích đạo và hai ở ôn đới dọc theo khoảng vĩ tuyến 600), bốn đai khí áp cao ở chí tuyến (khoảng vĩ tuyến 300) và cực.
- Có sáu đới gió, gồm:
+ Hai đới gió Mậu dịch.
+ Hai đới gió Tây ôn đới.
+ Hai đới gió Đông cực. 
* Các đới khí hậu trên Trái Đất:
- GV: Khí hậu được hình thành bởi bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới, vì thê chúng đã tạo ra các đới khí hậu.
- Mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu chính: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.
* Các nhóm đất chính:
- Đất đỏ vàng, đen nhiệt đới.
- Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
- Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.
- Đất đỏ, vàng cận nhiệt ẩm.
- Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
- Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
- Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.
- Đất pốt dôn.
- Đất đài nguyên.
* Một số kiểu thảm thực vật từ xích đạo về cực:
- Rừng xích đạo.
- Rừng nhiệt đới ẩm.
- Xavan, cây bụi.
- Hoang mạc, bán hoang mạc.
- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
- Rừng cận nhiệt ẩm.
- Thảo nguyên.
- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
- Rừng lá kim.
- Đài nguyên.
=> Sự phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính cũng tuân theo quy luật địa đới.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy luật phi địa đới.
CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết quy luật phi địa đới là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
CH: Nguyên nhân nào hình thành quy luật phi địa đới ?
- GV chuẩn kiến thức.
- GV: Quy luật phi địa đới được thể hiện rõ nhất ở quy luật địa ô và quy luật đai cao.
CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết quy luật đai cao là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
CH: Quan sát hình 18, SGK trang 67, em hãy kể thứ tự các vành đai thực vật từ thấp lên cao ở núi An-pơ.
- GV chuẩn kiến thức.
(Rừng hỗ hợp > Rừng lá kim > Cỏ và cây bụi > Đồng cỏ núi cao)
CH: Quan sát hình 19.11, SGK trang 73, em hãy kể thứ tự các vành đai đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap-ca (Liên Bang Nga) từ thấp lên cao.
- GV chuẩn kiến thức.
(Đất đỏ cận nhiệt > Đất nâu > Đất pốt dôn núi > Đất đồng cỏ núi > Đất sơ đẳng xen lẫn đá)
CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết quy luật địa ô là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó ?
 - GV chuẩn kiến thức.
( - Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương trên Trái Đất (càng vào sâu trong nội địa thì ảnh hưởng của biển càng giảm, tính chất lục địa tăng lên).
- Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây)
CH: Quan sát hình 19.1, SGK trang 70, em hãy cho biết ở ục địa Bắc Mĩ, dọc theo vĩ tuyến 400B từ tây sang đông có những kiểu thảm thực vật nào?
- GV chuẩn kiến thức.
(Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt > Rừng lá kim > Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao > Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới)
CH: Em hãy rút ra mối quan hệ giữa quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
- GV chuẩn kiến thức.
(Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau, ở từng trường hợp cụ thể mà mỗi quy luật đóng vai trò chủ đạo)
Hoạt động 1: 
Cả lớp, nhóm.
- Dựa vào nội dung SGK nêu khái niệm quy luật địa đới.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 2: 
Cá nhân, nhóm.
- Trả lời câu hỏi.
- Dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm 1, 3, 5 trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có).
.
Hoạt động 2: 
Cả lớp.
- Dựa vào nội dung SGK, cho biết khái niệm quy luật phi địa đới.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 18, SGK trang 67, kể thứ tự các vành đai thực vật từ thấp lên cao ở núi An-pơ.
- Quan sát hình 19.11, SGK trang 17, SGK trang 73, kể thứ tự các vành đai đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap-ca (Liên Bang Nga) từ thấp lên cao.
- Trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 19.1 và trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
4. Kiểm tra đánh giá: (5 phút)
 1/ Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểuh iện của quy luật địa đới.
 2/ Quy luật phi địa đới là gì ? Nguyên nhân nào gây ra quy luật phi địa đới ?
 3/ Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống và khác nhau ở những điểm nào ?
5. Hoạt động nối tiếp: 
 GV dặn dò HS về nhà học bài, làm các bài tập trong giáo trình, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (3).doc