Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Trần Thị Minh

I) Mục tiêu

1) Kiến thức

- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm của sự nóng chảy.

2) Kỹ năng

- vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra kết luận cần thiết.

3) Thái độ:

- trung thực, cẩn thận, chính xác.

II) Chuẩn bị

- Tranh phóng to bảng 24.1( SGK).

- HS: Thước kẻ,bút chì. Tờ giấy kẻ ô vuông để vẽ đường biểu diễn.

III) Tiến trình dạy học:

1. Ôn định trật tự lớp: (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )

- Hỏi HS: Nhiệt kế dung để làm gì? Kể tên các loại nhiệt kế và nêu GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế?

- Trả lời: + Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ

 + Nhiệt kế thủy ngân ( GHĐ: từ -300C đến 1300C, ĐCNN: 10C), nhiệt kế y tế(GHĐ: từ 350C đến 420C, ĐCNN: 0,10C), nhiệt kế rượu (GHĐ: từ -200C đến 500C, ĐCNN: 20C).

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1799Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Trần Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Trần Thị Minh
GVHD : Thầy Dũng
Trường THCS: Khương Thượng.
BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC
Mục tiêu
Kiến thức
Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm của sự nóng chảy.
Kỹ năng
- vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra kết luận cần thiết.
Thái độ:
trung thực, cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị
Tranh phóng to bảng 24.1( SGK).
HS: Thước kẻ,bút chì. Tờ giấy kẻ ô vuông để vẽ đường biểu diễn.
Tiến trình dạy học:
Ôn định trật tự lớp: (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) 
Hỏi HS: Nhiệt kế dung để làm gì? Kể tên các loại nhiệt kế và nêu GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế?
Trả lời: + Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
 + Nhiệt kế thủy ngân ( GHĐ: từ -300C đến 1300C, ĐCNN: 10C), nhiệt kế y tế(GHĐ: từ 350C đến 420C, ĐCNN: 0,10C), nhiệt kế rượu (GHĐ: từ -200C đến 500C, ĐCNN: 20C).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HD1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút) 
- Gọi một học sinh đọc phần mở bài SGK.
- Việc đúc đồng có liên quan đến hiện tượng vật ly đó là sự nóng chảy và đông đặc. Đặc điểm của các hiện tượng này nhhư thế nào? Bài học ngày hộm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.
HD2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy.
(10 phút).
- Treo hình 24.1.
- Cho HS xem băng phiến
- Bình thường băng phiến ở thể gì ? ( rắn ) 
- GV giới thiệu dụng cụ trong thí nghiệm: Ống nghiệm chứa băng phiến, cốc đựng nước, đèn cồn, giá đỡ thí nghiệm, nhiệt kế.
- Gọi HS đọc thông tin SGK.
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm.
-Lưu ‎: Không trực tiếp đun nóng ống nghiệm đựng băng phiến mà phải nhúng ống này vào một bình nước được nung nóng dần, Để toàn bộ băng phiến trong ống nghiệm sẽ cùng nóng dần lên.
- Sau khi đã đun xong băng phiến ở thể gì ?
( lỏng ).
Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm. 
(20 phút)
- Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo trình tự sau: 
- + Cách vẽ các trục : Trục thời gian : trục nằm ngang ; Trục nhiệt độ : trục thẳng đứng .
+ Cách biểu diễn giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 60oC.
- Cách xác định một điểm biểu diễn trên đồ thị.
- Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn.
- Tổ chức thảo luận ở lớp về các câu trả lời của học sinh.
- Căn cứ vào đường biểu diễn học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:
C1: Nhiệt độ băng phiến thay đổi thế nào?
- Đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 là đường thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang.
C2: - Nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy?
- Băng phiến tồn tại ở thể nào?
C3:- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không?
- Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến 11 là nằm nghiêng hay nằm ngang?
C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì to thay đổi như thế nào?
- Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến 15 là nằm ngang hay nằm nghiêng?
Hoạt động 4: Kết luận
( 5 phút)
C5: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống.
- GV nêu ra nhiệt độ nóng chảy của một số chất như: vonfram( chất làm day tóc bong điện): 3370oC, thép: 1300 oC, đồng: 1083 oC, vàng: 1064 oC, băng phiến: 80 oC, nước:0 oC.
-? Theo các con thì nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083 có nghĩa là gì?
GV mở rộng thêm: Có một số ít các chất trong quá trình nóng chảy nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng như: Thủy tinh, nhựa đường, ... phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
- HS quan sát.
- Rắn.
- Lắng nghe.
- Đọc thông tin trong SGK- 75
- Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. khi nhiệt độ băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi.
Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC ta được bảng 24.1
- Lỏng
- Học sinh vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ ô theo hướng dẫn của giáo viên.
- Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
- Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
C1: 
- Nhiệt độ tăng dần. Đường biểu diễn trên hình vẽ là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2: - Nóng chảy ở 80oC
- thể rắn và lỏng.
C3: Nhiệt độ không thay đổi. Đường biểu diễn trên hình vẽ là đoạn thẳng nằm ngang. 
C4:
- Nhiệt độ tăng.Đường biểu diễn trên hình vẽ là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C5:
a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến.
b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
HS lắng nghe.
-Khi tới nhiệt độ 1083 thì đồng bắt đầu nóng chảy. 
Bài 24: Sự nóng chảy và đông đặc.
I) Sự nóng chảy 
1. Thí nghiệm.
Hình 24.1 (SGK- 75)
2. Phân tích kết quả thí nghiệm.
C1: Nhiệt độ tăng dần. Đường biểu diễn trong hình vẽ là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2: Nóng chảy ở 80oC, thể rắn và lỏng.
C3: Nhiệt độ không thay đổi.
Đường biểu diễn trên hình vẽ là đoạn thẳng nằm ngang. 
C4: Nhiệt độ tăng. Đường biểu diễn trên hình vẽ là
đoạn thẳng nằm nghiêng.
C5:
a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến.
b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
3. Rút ra kết luận.
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy của chất đó.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Củng cố bài: 
Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu oC.
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến như thế nào?
Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ 
Vẽ lại đồ thị biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng băng phiến.
Bài tập về nhà: bài tập trong SBT
Học sinh xem trước nội dung về sự đông đặc trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc - Trần Thị Minh - Trường THCS Khương Thượng.doc