I.MỤC TIÊU:
- Kiến Thức: HS hiểu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống
- Kĩ Năng: HS hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được gioi thiệu. HS hiểu nguồn góc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.
- Thái Độ: HS yêu mến và trận trọng những giá trị nghệ thuật truyền thống của ông cha ta đẻ lại, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản nghệ thuật truyền thống đó.
II.CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo:
- SGK âm nhạc và mĩ thuật lớp 8.
- SGV âm nhạc và mĩ thuật lớp 8.
- Nguyễn Lăng Bình, phần Tranh dân gian Việt Nam, in bản 2001, tr.67.
- Lê Thanh Đức, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Mĩ Thuật, 2001.
2.Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
-Tranh minh họa ở bộ ĐDDH MT 6 và SGK.
-Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống trong SGK: Gà “Đại Cát”, Chợ Quê, Đám Cưới Chuột, Phật Bà Quan Âm
b. Học sinh:
- SGk, sưu tầm tranh, ảnh lien quan đến bài học.
Bài 24: GIỚI THIỆU Thường thức mĩ thuật MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM GVHD: Ngô Thị Anh Thư GVGD: Dương Thị Kiều Trinh SVTT: Trần Phú Chọn Môn: Mĩ Thuật Lớp: 6 Tên Bài Học: Giới Thiệu Một Số Tranh Dân Gian Việt Nam Tuần 2 Tiết 2 Nhóm: I Tiết 4 Ngày 16 tháng 01 năm 2013 I.MỤC TIÊU: - Kiến Thức: HS hiểu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống - Kĩ Năng: HS hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được gioi thiệu. HS hiểu nguồn góc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam. - Thái Độ: HS yêu mến và trận trọng những giá trị nghệ thuật truyền thống của ông cha ta đẻ lại, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản nghệ thuật truyền thống đó. II.CHUẨN BỊ: 1.Tài liệu tham khảo: - SGK âm nhạc và mĩ thuật lớp 8. - SGV âm nhạc và mĩ thuật lớp 8. - Nguyễn Lăng Bình, phần Tranh dân gian Việt Nam, in bản 2001, tr.67. - Lê Thanh Đức, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Mĩ Thuật, 2001. 2.Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: -Tranh minh họa ở bộ ĐDDH MT 6 và SGK. -Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống trong SGK: Gà “Đại Cát”, Chợ Quê, Đám Cưới Chuột, Phật Bà Quan Âm b. Học sinh: - SGk, sưu tầm tranh, ảnh lien quan đến bài học. 3. Phương pháp dạy-học: - PP trực quan. - PP thuyết trình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới: III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Thời gian Nội dung bài dạy Hoạt động giáo viên Hoạt động hoc sinh Trực quan Hoạt động 1: Hướng dẫn và cho HS Thảo luận nhóm 5’ -GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập đó. Thời gian thảo luận là 5 phút. Sau đó lên bảng trình bày. - HS tích cực thực hiên thảo luận nhóm. Hoạt động 2: Các nhóm trình bày I. GÀ “ĐẠI CÁT” -Gà “Đại Cát” là tranh Đông Hồ. Thuộc đề tài chúc tụng. -Gà “Đại Cát” được vẽ trên giấy dó quét màu điệp, bố cục hài hòa giữa phần hình và phần chữ, Tranh vẽ một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông, chữ trong tranh vừa minh họa cho chủ đề vừa khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và sinh động. Hình vẽ và màu sắc đơn giản, có tính cách điệu cao, đường nét to, chắc khỏe nhưng không bị khô cứng. -Bức tranh thuộc đề tài chúc tụng, “Đại Cát” có ý chúc mừng mọi người, mọi nhà đón năm mới “Nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”. theo quan niệm xưa gà trống oai vệ, hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông. *Nhóm 1: Gà “Đại Cát” -Bức tranh thuộc dòng tranh nổi tiếng nào? Đề tài của tranh? -Đôi nét về bức tranh Gà “Đại Cát”? (Bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu) -Bức tranh Gà “Đại Cát” mang ý nghĩa như thế nào trong đời sống của người nông dân? -Gà “Đại Cát” là tranh Đông Hồ. Thuộc đề tài chúc tụng. -Gà “Đại Cát” được vẽ trên giấy dó quét màu điệp, bố cục hài hòa giữa phần hình và phần chữ, Tranh vẽ một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông, chữ trong tranh vừa minh họa cho chủ đề vừa khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và sinh động. Hình vẽ và màu sắc đơn giản, có tính cách điệu cao, đường nét to, chắc khỏe nhưng không bị khô cứng. -Bức tranh thuộc đề tài chúc tụng, “Đại Cát” có ý chúc mừng mọi người, mọi nhà đón năm mới “Nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”. theo quan niệm xưa gà trống oai vệ, hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông. II. CHỢ QUÊ -Chợ quê là tranh hàng Trống.Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt. -Bố cục hài hòa, dàn trải khắp mặt tranh; hình ảnh trong tranh là cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát đủ các gian hàng mua bán, đủ các tầng lớp khác nhau, được diễn tả rất sinh động, mỗi người một vẻ, một trang thái tình cảm. Nét vẽ thanh mảnh, màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo nên sự sống động cho bức tranh. *Nhóm 2: “Chợ quê”. -Bức tranh thuộc dòng tranh nổi tiếng nào? Đề tài của tranh? -Đôi nét về bức tranh Chợ quê? (Bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu) -Chợ quê là tranh hàng Trống. Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt. - Bố cục hài hòa, dàn trải khắp mặt tranh; hình ảnh trong tranh là cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát đủ các gian hàng mua bán, đủ các tầng lớp khác nhau, được diễn tả rất sinh động, mỗi người một vẻ, một trang thái tình cảm. Nét vẽ thanh mảnh, màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo nên sự sống động cho bức tranh. III. ĐÁM CƯỚI CHUỘT - Đám cưới chuột là tranh Đông Hồ. Bức tranh thuộc đề tài trào phúng, châm biến. - Bố cục theo hàng ngang, dàn điều khắp mặt tranh. Hình thức diễn tả hợp lí, hóm hỉnh tạo cho bức tranh sự hài hước và sinh động. Một đám cưới khá long trọng, “chuột anh” cưỡi ngựa hồng đi trước, “chuột nàng” ngồi kiệu theo sau. Lũ lượt theo hầu, đón rước là đông đảo họ hàng nhà chuột. Tuy nhiên, những chú chuột đáng lý phải vui vẻ nhưng lại có vẻ sợ hãi, lấm lét nhìn về sau. Tinh ý hơn chút nữa, người xem sẽ thấy một gã mèo già nằm to đùng ở góc phải tranh, dáng điệu như đang gầm gù, ra oai, vểnh râu, giơ tay lên như đang dọa Đối diện với mèo ta là đại diện nhà chuột. muốn đám cưới suông sẽ phải cống nạp vật phẩm cho mèo ta. -Không chỉ đơn thuần một đám cưới chuột muốn được yên lành phải có lễ vật hậu hĩnh cho mèo còn nhằm đả kích tệ tham nhũng, ức hiếp dân chúng của tầng lớp thống trị phong kiến xưa. Nhóm 3: “Đám cưới chuột.” -Bức tranh thuộc dòng tranh nổi tiếng nào? Đề tài của tranh? -Đôi nét về bức tranh Đám cưới chuột? (Bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu) -Ý nghĩa châm biến ở đây là gì? - Đám cưới chuột là tranh Đông Hồ. Bức tranh thuộc đề tài trào phúng, châm biến. - Bố cục theo hàng ngang, dàn điều khắp mặt tranh. Hình thức diễn tả hợp lí, hóm hỉnh tạo cho bức tranh sự hài hước và sinh động. Một đám cưới khá long trọng, “chuột anh” cưỡi ngựa hồng đi trước, “chuột nàng” ngồi kiệu theo sau. Lũ lượt theo hầu, đón rước là đông đảo họ hàng nhà chuột. Tuy nhiên, những chú chuột đáng lý phải vui vẻ nhưng lại có vẻ sợ hãi, lấm lét nhìn về sau. Tinh ý hơn chút nữa, người xem sẽ thấy một gã mèo già nằm to đùng ở góc phải tranh, dáng điệu như đang gầm gù, ra oai, vểnh râu, giơ tay lên như đang dọa Đối diện với mèo ta là đại diện nhà chuột. muốn đám cưới suông sẽ phải cống nạp vật phẩm cho mèo ta. -Không chỉ đơn thuần một đám cưới chuột muốn được yên lành phải có lễ vật hậu hĩnh cho mèo còn nhằm đả kích tệ tham nhũng, ức hiếp dân chúng của tầng lớp thống trị phong kiến xưa. IV. PHẬT BÀ QUAN ÂM. - Phật Bà Quan Âm là tranh Hàng Trống. Thuộc đề tài tranh thờ cúng. - Tranh được vẽ trên giấy.Bức tranh có màu sắc tươi tắn, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt. Cách sắp xếp bố cục cân đối, hài hòa, Đức Phật ngồi xếp bằng trên đài sen, tỏa ánh hào quang rực rỡ với dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ Nhóm 4: “Phật Bà Quan Âm”. -Bức tranh thuộc dòng tranh nổi tiếng nào? Đề tài của tranh? -Đôi nét về bức tranh Đám cưới chuột? (Bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu) -Vì sao gọi tô màu theo lối “cản tranh”? - Phật Bà Quan Âm là tranh Hàng Trống. Thuộc đề tài tranh thờ cúng. - Tranh được vẽ trên giấy.Bức tranh có màu sắc tươi tắn, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt. Cách sắp xếp bố cục cân đối, hài hòa, Đức Phật ngồi xếp bằng trên đài sen, tỏa ánh hào quang rực rỡ với dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ -Là cách tô màu truyền thống của dòng tranh Hàng Trống, tạo được độ đậm nhạt của màu trong nét bút để tranh có độ sâu, huyền ảo, tăng vẻ đẹp cho tranh. Hoạt động 3: củng cố kiến thức GV đặt một vài câu hỏi củng cố bài. -Tranh Gà “Đại Cát” thuộc đề tài gì? Mang ý nghĩa gì? -Cảnh trong tranh Chợ quê được thể hiện như thế nào? ? Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống có những điểm gì giống và khác nhau? -Thuộc đề tài Chúc tụng. Mang ý nghĩa chúc mọi người đón xuân mới “Nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”. -Cảnh chợ tấp nập, nhộn nhịp, những người ở các tầng lớp khác nhau được miêu tả hết sức tinh tế, chi tiết mà không vụn, không tản mạn. - So sánh hai dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ *Giống: - Được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in tranh. -Tranh thường dùng vào việc trang trí. *Khác: -Tranh Đông Hồ: + Phục vụ cho nhân dân lao động. +Giấy in tranh thường là giấy dó. +Màu sắc trong tranh được tạo ra từ những vật có sẳn trong thiên nhiên. +Đường nét chắc khỏe và dứt khoát. -Tranh Hàng Trống: +Phục vụ cho tầng lớp trung lưu. +Màu sắc trong tranh là màu phẩm nhuộm. + Nghệ nhân chỉ cần một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình, sau đó trực tiếp tô màu. Nên đường nét mảnh nhỏ, mềm mại. IV:Bài tập về nhà -Học bài. -Chuẩn bị trước bài 25. Đề tài mẹ của em. -Chuẩn bị giấy, viết chì, gôm.
Tài liệu đính kèm: