Tiết 27, Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thị Thúy Mùi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.

- Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào? Và không xảy ra trong môi trường nào?

2. Kĩ năng

- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.

- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí chân không.

3. Về thái độ

Nghiêm túc, tích cực, thích tìm hiểu khoa học đời sống. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài

II. CHUẨN BỊ

1. Tài liệu giảng dạy

+ GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo.

+ HS: SGK,SBT.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

Bộ các dụng cụ thí nghiệm vẽ ở hình 22.1; 22.2; 22.3 và 22.4 SGK (trong bộ TNVL8)

( đinh, thanh đồng, giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm, sáp)

3. Dụng cụ hỗ trợ: Máy tính, màn hình.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 27, Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thị Thúy Mùi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2014
8A
8B
8C
Ngày dạy:
14/02
14/02
14/02
Tiết 27 : Bài 23:
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào? Và không xảy ra trong môi trường nào?
2. Kĩ năng
- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí chân không.
3. Về thái độ
Nghiêm túc, tích cực, thích tìm hiểu khoa học đời sống. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài
II. CHUẨN BỊ
Tài liệu giảng dạy 
+ GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. 
+ HS: SGK,SBT.
2. Dụng cụ thí nghiệm:	
Bộ các dụng cụ thí nghiệm vẽ ở hình 22.1; 22.2; 22.3 và 22.4 SGK (trong bộ TNVL8)
( đinh, thanh đồng, giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm, sáp)
3. Dụng cụ hỗ trợ: Máy tính, màn hình. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Thời lượng
Kiến thức cần đạt
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? Chữa bài 22.1 và 22.3 (SBT)
Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
 Như SGK
HĐ 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TN trong SGK, nêu dụng cụ TN và cách tiến hành TN
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Làm thí nghiệm H23.2: Đặt một gói nhỏ các bạt đựng thuốc tím vào đáy một cốc thủy tinh, dùng đèn cồn đun nóng nước ở phía đặt thuốc tím.Yêu cầu HS: quan sát hiện tượng xảy ra. 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp trả lời câu C1, C2, C3..
HS: Trả lời câu hỏi C1; C2; C3.
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng.
C2: Lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới bởi vì: Lớp nước ở dưới nóng lên trước nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3: Biết được nước trong cốc nóng lên nhờ nhiệt kế.
GV: Sự đối lưu là gì?
HS: Trả lời
Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là sự đối lưu.
GV: Sự đối lưu có xảy ra trong chất khí không?
HS: Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm H23.3 (SGK), quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
HS: Giải thích.
Khi đốt ngọn nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía trên ngọn nến vì: Lớp không khí ở dưới được đun nóng trước nở ra trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp không khí lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
GV: Yêu cầu HS trả lời C5, C6. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
HS: Trả lời C5, C6.
C5: Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới bởi vì: Để phần dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
HĐ 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt 
GV: Làm thí nghiệm H23.4 và H23.5. Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra
HS: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước
- Một bình cầu đã phủ muội đèn trên nút có gắn một ống thủy tinh, trong ống thủy tinh có giọt nước màu được đặt gần một nguồn nhiệt.
- Lấy miếng gỗ chắn giữa bình cầu và nguồn nhiệt.
GV: Giọt nước màu dịch chuyển trong ống về phía đầu B chứng tỏ điều gì?
HS: Trả lời
GV: Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C7, C8, C9.
HS: Trả lời C7, C8, C
C7: Không khí trong bình nóng lên và nở ra.
C8: Không khí trong bình đã lạnh đi miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền đèn sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ đèn đến bình theo đường thẳng.
- C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
GV: Thông báo về bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt.
1’
5’
2’
15’
10’
I- ĐỐI LƯU:
1. Thí nghiệm:
- Đặt một gói nhỏ các bạt đựng thuốc tím vào đáy một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím.
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng.
C2: Lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới bởi vì: Lớp nước ở dưới nóng lên trước nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3: Biết được nước trong cốc nóng lên nhờ nhiệt kế.
* Định nghĩa: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là sự đối lưu.
3. Vận dụng:
C4: Khi đốt ngọn nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía trên ngọn nến vì: Lớp không khí ở dưới được đun nóng trước nở ra trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp không khí lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C5: Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới bởi vì: Để phần dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
II- BỨC XẠ NHIỆT:
1. Thí nghiệm:
- Một bình cầu đã phủ muội đèn trên nút có gắn một ống thủy tinh, trong ống thủy tinh có giọt nước màu được đặt gần một nguồn nhiệt.
- Lấy miếng gỗ chắn giữa bình cầu và nguồn nhiệt.
2. Trả lời câu hỏi:
C7: Không khí trong bình nóng lên và nở ra.
C8: Không khí trong bình đã lạnh đi miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền đèn sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ đèn đến bình theo đường thẳng.
- C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
*Kết luận: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt ( xảy ra ngay cả trong chân không)
Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
HĐ 4: Củng cố, vân dụng: (10’)
GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng C10, C11, C12.
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi C10; C11;C12.
C10: Tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11: Giảm sự hấp thụ tia nhiệt
C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là dẫn nhiệt, chất lỏng và chất khí là đối lưu, của chân không là bức xạ nhiệt.
*GVMT : Sống, làm việc lâu trong các phòng kính không có đối lưu k.khí sẽ cảm thấy oi bức, khó chịu.
*Biện pháp GDBVMT : 
-Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để k. khí lưu thông dễ dàng
-Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo k. khí đựơc lưu thông.
-Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng.
- Biện pháp GDBVMT :
+Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị các cửa thủy tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn cản các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
*GDHN:
Liên hệ với công việc của người thợ thủ công chế tạo đèn kéo quân, công việc nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt đến cây trồng trong ngành nông nghiệp, công việc thiết kế các công trình xây dựng trong ngành xd 
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc ghi nhớ
- Đọc "Có thể em chưa biết”
Làm bài tập trong VBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thị Thúy Mùi - Trường THCS Quán Toan.doc