Bài 3, Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh.

-Mô tả được hình dạng, câu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình

- Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tão, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh.

- Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên

2.Kĩ năng :- Quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh

- -Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản và quan sát mẫu

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 13028Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 3, Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 3 Tiết: 3
Tuần:2	
 ND: 20/8/2012
 CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Mục tiêu chương:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh.
-Mô tả được hình dạng, câu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình
- Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tão, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh.
- Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên
2.Kĩ năng :- Quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh
	-Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản và quan sát mẫu
THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
1.Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức
Học sinh biết được ít nhất 2 đại diện điển hình cho nghành động vật nguyên sinh là trùng roi và trùng giày
HS hiểu được hình dạng, cách di chuyển của hai đại diện này
 1.2.Kĩ năng
 - Kĩ năng hợp tác , chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản và quan sát mẫu
 1.3.Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tính cẩn thận.GDKNS, GDHN.
 2. Trọng tâm:Thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho nghành động vật nguyên sinh là trùng roi và trùng giày
3.Chuẩn bị
 3.1.Giáo viên :
Kính hiển vi, lam kính, lamem, ống nhỏ giọt, bông, khăn lau (6 bộ)
Tranh: trùng giày, trùng roi
 3.2.Học sinh: 
Mẫu vật :nước ngâm rơm, cỏ khô trước 5 ngày váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản
4.Tiến trình:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm tra sỉ số HS, chia nhóm(6 nhóm)
	 Kiểm tra dụng cụ mẫu vật và đưa về nhóm
 7A1 .
7A2 : 
7A3 :................................................................................................................................ 
 4.2.Kiểm tra miệng: Lồng vào bài mới
 4. 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1: Giới thiệu bài: Giới thiệu dụng cụ mẫu vật và mục tiêu của tiết thực hành
Hoạt động2:Quan sát trùng giày(thời gian 5 phút)
Mục tiêu:HS biết làm tiêu bản và quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô
GV hướng dẫn HS làm tiêu bản :dùng ống hút lấy nước ngâm rơm, cỏ khô(chỗ thành bình), nhỏ lên lam kính rải vài sợi bông để cản tốc độ di chuyển của trùng giày rồi nhẹ nhàng đậy lame lên, quan sát tiêu bản vừa thực hiện dưới kính hiển vi
HS các nhóm thực hiện tiêu bản theo hướng dẫn của giáo viên
GV đi đến các nhóm quan sát thao tác thực hiện tiêu bản, điều chỉnh kính của các nhóm và giúp những nhóm HS yếu sửa sai những thao tác chưa chính xác
GV nhắc nhở HS cả nhóm cùng tham gia, chú ý thao tác nhẹ nhàng cẩn thận
GV treo tranh trùng giày yêu cầu HS quan sát tiêu bản đối chiếu với tranh vẽ để nhận biết trùng giày
 ?Mô tả hình dạng và cách di chuyển của trùng giày?
HS trong nhóm lần lược quan sát trùng giày dưới kính hiển vi, đối chiếu với tranh vẽ trả lời câu hỏi
GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm trang 15 SGK dựa vào kết quả quan sát
HS dựa vào kết quả quan sát thực hiện bài tập trắc nghiệm, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt lại kiến thức đúng
 *Tiểu kết
Hoạt động 3:Quan sát trùng roi (Thời gian 15 phút)
Mục tiêu: HS biết làm tiêu bản và quan sát được trùng roi trong váng nưóc ở ao hồ
GV yêu cầu HS lấy mẫu và làm tiêu bản trùng roi tương tự như trùng giày nhưng nước để lấy mẫu là váng nước trong ao hồ,rễ bèo Nhật Bản
HSthực hiện tiêu bản trùng roi, quan sát dưới kính hiển vi
GV treo tranh trùng roi yêu cầu HS quan sát tiêu bản đối chiếu với tranh vẽ để nhận biết trùng roi
GV nhắc nhở các nhóm HS thực hành nghiêm túc, kết hợp nghiên cứu thông tin mục 2/15,16 SGK; thực hiện bài tập trắc nghiệm trang 16 SGK
HS dựa vào kết quả quan sát và thông tin SGK thực hiện bài tập 
HS đại diện nhóm báo kết quả, nhóm nhận xét bổ sung 
GV chốt lại kiến thức đúng
*Tiểu kết:
* GDHN: Các loài động vật nguyên sinh , kí sinh trùng là đối tượng quan tâm của lĩnh vực y tế.
I Quan sát trùng giày
Hình dạng: không đối xứng dẹp như chiếc dày
II. Quan sát trùng roi
Màu xanh lá cây nhờ màu sắc của các hạt diệp lục
Vừa tiến vừa xoay
4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1.Mô tả lại thao tác thực hiện tiêu bản trùng giày?
 Đáp án:( Dùng ống hút lấy một giọt nhỏ nước ngâm rơm, cỏ khô chỗ thành bình
Nhỏ giọt nước lên lam kính, rải vài sợi bông để bớt tốc độ di chuyển của trùng giày
Dùng lamen nhẹ nhàng đậy lên giọt nước trên lam kính để cố định mẫu)
Câu 2.Hình dạng và cách di chuyển của trùng giày và trùng roi? 
 Đáp án:(phần I, II)
+GV nhận xét tiết thực hành về 
Thái độ học tập của HS( ý thức trật tự vệ sinh, thao tác thực hiện, kết quả, nhóm đạt, không đạt, nguyên nhân )
Cho điểm nhóm HS thực hiện tốt
5.Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học ở tiết học này: 
Vẽ hình trùng giày, trùng roi vào tập
Nắm được các đặc điểm cấu tạo của động vật nguyên sinh
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Nghiên cứu trước bài 4: Trùng roi
Quan sát kĩ hỉnh vẽ, tìm hiểu trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?
5. Rút kinh nghiệm : 
* Ưu điểm :
Nộidung:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
Phươngpháp:.......................................................................................................................
............................................................................................................................................
Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học ................................................................................
............................................................................................................................................
.* Khuyết điểm :
Nộidung:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
.Phương pháp : ....................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học : .............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hướng khắc phục : 
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Thực hành. Quan sát một số động vật nguyên sinh.doc