Bài 30: Biến đổi chuyển động - Năm học 2012-2013

I /Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

* Kiến thức:

Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

* Kĩ năng:

 Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và suy luận.

* Thái độ:

 Có ý thức học tập bộ môn, có hứng thú và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II/ Chuẩn Bị:

- Bộ tranh giáo khoa các hình trong SGK 102, 103 và 104 (nếu có).

- Mô hình: cơ cấu bánh răng-thanh răng; cơ cấu vít -đai ốc; cơ cấu tay quay- con trượt.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 30: Biến đổi chuyển động - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 30:BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I /Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
* Kiến thức:	
Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
* Kĩ năng:
 Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và suy luận.
* Thái độ:
 Có ý thức học tập bộ môn, có hứng thú và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ Chuẩn Bị:
Bộ tranh giáo khoa các hình trong SGK 102, 103 và 104 (nếu có).
Mô hình: cơ cấu bánh răng-thanh răng; cơ cấu vít -đai ốc; cơ cấu tay quay- con trượt.
III/ Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, vấn đáp.
IV/ Hoạt Động Lên Lớp:
Ổn định lớp.
Kiềm tra bài cũ.
Cơ cấu truyển động có các loại nào ?
Thông số nào đặc trưng cho chuyển động quay? Công thức tính tỉ số truyền của chuyển động quay?
 3. Giới thiệu bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tại sao cần biến đổi chuyển động
* Cho HS quan sát hình đồng hồ quả lắc. Tiến hành thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết chuyển động của các kim giây?
- Hãy cho biết chuyển động của các bánh răng?
- Hãy cho biết chuyển động của quả lắc?
- Hãy cho biết chuyển động của quả nặng?
Nhận xét câu trả lời, rút ra kết luận: Chuyển dộng của các bánh răng, kim giây, chuyển động lắc của con lắc đều bắt nguồn từ chuyển dộng của quả nặng.
 Cho HS quan sát hình 30.1 SGK/102 và đọc thông tin trong mục I.
- Tại sao chiếc máy kim khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
- Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai.
=> Chốt lại câu trả lời của HS.
* Chuyển động quay tròn ban đầu của động cơ cần được biến đổi thành các dạng chuyển động khác như tịnh tiến, lắcr
 quan sát hình và
trả lời.
- Chuyển động của các kim giây: quay tròn.
- Chuyển động của bánh răng: Quay tròn.
- Chuyển động của quả lắc: lắc
- Chuyển động của quả nặng: tinh tiến.
- thu thập thông tin
- ghi vở
- Nhờ có cơ cấu biến đổi chuyển động của thanh truyền, vô lăng dẫn, vô lăng bị dẫn.
- Bàn đạp: chuyển động lắc.
- Thanh truyền chuyển động lên xuống.
- Vô lăng: chuyển động quay tròn.
 - Lắng nghe
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động
- Trong các máy, thiết bị thường có các cơ cấu biến đổi chuyển động.
- Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.
- Có 2 dạng biến đổi chuyển động cơ bản:
+ Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
+ Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
Hoạt động 2: Các cơ cấu biến đổi chuyển động.
1) Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến:
* GV cho HS quan sát mô hình cơ cấu tay quay- con trượt:
- Mô tả cấu tạo cơ cấu tay quay-con trượt?
- Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào?
- Khi nào con trượt 3 sẽ đổi hướng?
* GV đưa ra khái niệm ĐCT và ĐCD: Là vị trí xa nhất hay gần nhất của pitong con trượt so với tâm quay của trục khuỷu.
 - Yêu cầu HS nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu.
=> Nhận xét, rút ra kết luận.
- Cơ cấu trên được ứng dụng trong máy nào?
* GV giới thiệu thêm cơ cấu: bánh răng-thanh răng (mô hình); vít-đai ốc; cơ cấu cam tịnh tiến.
2) Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc
* Cho HS quan sát hình 30.4 SGK/104 và mô hình:
- Cơ cấu tay quay-thanh lắc gồm mấy chi tiết? Chúng được ghép như thế nào?
- Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào?
- Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động quay được không?
* GV lấy thêm ví dụ để HS thấy khả năng truyền động thuận nghịch của cơ cấu. 
- quan sát hình, đọc thong tin trả lời câu hỏi.
- Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay con trượt.
- Con trượt chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ.
- khi con trượt đến điềm chết trên và điểm chết dưới.
- Nêu nguyên lý làm việc.
- trả lời: máy cưa, máy hơi nước
- Quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- Có thể biến đổi được.
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
1) Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
- Cấu tạo (hình 30.2 SGK)
- Nguyên lí làm việc: Biến đổi chuyển động quay ban đầu thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
- Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy như máy khâu đạp chân, cưa gỗ, máy hơi nước, ôtô
2) Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
- Cấu tạo (hình 30.4 SGK/104).
- Nguyên lí làm việc: Biến chuyển động quay ban đầu thành chuyển động lắc hoặc ngược lại 
- Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy như máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, máy dệt
Củng cố.
 Cho HS trả lời các câu hỏi SGK/105.
 Đọc phần ghi nhớ.
 Dặn dò.
 Xem trước bài 31: TH- Truyền và biến đổi chuyển động
 Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như SGK/108.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Biến đổi chuyển động.doc