Bài 49: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

1/Kiến thức:

 Nhận biết dòng đối lưu trong chất lỏng. Môi trường xảy ra dòng đối lưu.

 Hiểu được thế nào là bức xạ nhiệt, cơ chế xảy ra bức xạ nhiệt. nếu được ví dụ về bức xạ nhiệt.

 Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí và chân không.

2/Kĩ năng:

 Kĩ năng sử dụng, lắp rắp đồ dùng thí nghiệm. Quan sát và rút ra kết luận.

 Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng Vật lí.

3/Thái độ:

 Nghiêm túc, cẩn thận, hợp tác.

 Yêu thích bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 49: Đối lưu - Bức xạ nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: // 	 	Tuần:
Ngày lên lớp:// 	Tiết PP:
Bài 49: 	ĐỐI LƯU-BỨC XẠ NHIỆT	
I.Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:	
Nhận biết dòng đối lưu trong chất lỏng. Môi trường xảy ra dòng đối lưu.
Hiểu được thế nào là bức xạ nhiệt, cơ chế xảy ra bức xạ nhiệt. nếu được ví dụ về bức xạ nhiệt.
Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí và chân không.
2/Kĩ năng:	
Kĩ năng sử dụng, lắp rắp đồ dùng thí nghiệm. Quan sát và rút ra kết luận.
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng Vật lí.
3/Thái độ:	
Nghiêm túc, cẩn thận, hợp tác.
Yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1/Giáo viên:	
Dụng cụ làm TN ở hình 23.2, 23.3, 23.4, 23.5/SGK.
Bảng phụ 23.1/SGK.
2/Học sinh: 
Nghiên cứu trước nội dung bài.
III.Phương pháp:
 Nêu vấn đề, thực nghiệm, trực quan, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình lên lớp:
1/Ổn định lớp:
2/Bài mới:
Hoạt động 1:Tình huống học tập.
GV tổ chức tình huống học tập như trong SGK.
Hoạt động 2:Tìm hiểu hiện tượng đối lưu.
Cho HS đọc phần thí nghiệm trong SGK.
GV giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành và phát dụng cụ cho các nhóm tiến hành TN.
GV quan sát và hướng dẫn cho các nhóm tiến hành TN.
Sau khi các nhóm làm TN xong, GV thu lại dụng cụ và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN (trả lời C1).
Nhận xét và chốt ý đúng cho HS ghi vở.
Yêu cầu HS thảo luận để trả lời C2.? (Gợi ý để HS trả lời, nhắc lại kiến thức vật nỗi, vật chìm, lơ lững đã học ở phần cơ học).
Theo em, hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với lớp nước phía dưới khi được đun nóng?
Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng cho HS ghi C2 vào vở.
Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C3?
GVgiới thiệu: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong TN trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
Cho HS đọc C4 và tiến hành TN.
Yêu cầu HS trả lời C4?
Yêu cầu HS đọc và lần lượt trả lời C5, C6?
Nhận xét, bổ sung và chốt ý đúng cho HS ghi vở.
I Đối lưu:
1/Thí nghiệm:
 (SGK)
2/Trả lời câu hỏi:
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng.
C2: Lớp nước ở dưới nóng lên, nở ra trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước phía trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh phía trên chìm xuống tạo thành dòng.
C3: Dựa vào nhiệt kế.
*Kết luận:
Đối lưu là sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng đối lưu như trong TN.
3.Vận dụng:
C4: 
C5: Để phần nước nóng ở dưới đi lên còn phần nước lạnh phía trên đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không. Vì trong chân không chất rắn không thể tạo thành dòng đối lưu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt.
Yêu cầu HS đọc TN.
Tiến hành TN cho HS quan sát và yêu cầu HS mô tả hiện tượng xảy ra đối với giọt nước màu.
Cho HS thảo luận để trả lời C7, C8, C9?
Nhận xét, bổ sung và chốt lại ý đúng cho HS ghi vở.
 GV giới thiệu thêm về khả năng hấp thụ nhiệt của các chất.
II.Bức xạ nhiệt:
1/Thí nghiệm: (SGK)
C7. Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu đến vị trí B.
C8. Giọt nước màu di chuyển về vị trí A chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi. Tấm bìa gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt đã truyền thẳng.
C9. +Không phải là sự dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém.
+Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
*Kết luận:
 Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Yêu cầu HS trả lời C10, C11.
Nhận xét, chốt ý đúng.
Treo bảng phụ yêu cầu HS hoàn thành C12.
Cho HS đọc phần “GHI NHỚ”.
III.Vận dụng:
C10. Phủ muội để làm tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11. Mặc áo trắng để làm giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt. 
C12. (Bảng phụ)
3.Củng cố:
Gv hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài bằng cách đặt các câu hỏi:
	+Thế nào là đối lưu, bức xạ nhiệt?
	+Môi trường xảy ra đối lưu, bức xạ nhịêt?
4/Dặn dò:
Nhắc nhở HS về học bài, chuẩn bị để tiết sau kiểm tra một tiết.
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt.doc