Bài dạy Lớp 4 - Tuần 18

TKB: 2.Tiếng Việt

PPCT: 35. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI - TIẾT 1

I - MỤC TIÊU:

1 – Kiểm tra lấy điềm tập đọc va học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.

2 – Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc la 2truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II - Chuẩn bị - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần. - 4, 5 tờ giấy phô-tô phóng to nội dung bảng ở bài tập 2. - Băng dính

III - Các hoạt động dạy – học

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lớp 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
b.Nội dung bài mới
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Số lượng kiẻm tra: 6 em
- Tổ chức kiểm tra 
+ Gọi từng học sinh lên bốc thăm
+ Cho HS chuẩn bị bài 
+ Cho HS đọc bài
-GV ghi điểm 
Hoạt động2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Nhắc HS lưu ý yêu cầu của bài: chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể.
- Chia lớp thành 4, 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy phô-tô phóng to nội dung của bài tập 2.
- GV nhận xét, chốt lại.
-GV treo bảng phụ có ghi hệ thống kiến thức lên bảng
4 - Củng cố 
-Trong 2 chủ điểm trên có những nhân vật nào là những con người tài ba?Những nhân vật nào là hình ảnh ngộ nghĩnh cả trẻ thơ?
-Qua các nhân vật này em học tập được gì?
- Nhận xét tiết học
5.Dặn dò: - Chuẩn bị: Tiết 2.
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS lên bốc thăm
-Mỗi em chuẩn bị 2 phút 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu thăm
- 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm 
- HS trao đổi nhóm, điền những nội dung cần thiết vào bảng. Nhóm nào làm xong dán nhanh kết quả lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhân vật tài ba: Bạch Thái Bưởi; Nguyễn Hiền; Lê -ô –nác-đô đa Vin-xi; Xi-ôn-cốp xki; Cao Bá Quát 
Hình ảnh ngọ nghĩnh trẻ thơ: Chú đất nung; Bu ra ti nô; Nàng công chúa
-HS nêu
.
3. Toán:
 87. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 3
2. Kĩ năng: Vận dụng để nhận biết một số có chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về tính toán cho HS yếu vào buổi chiều.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9
- Yêu cầu hs chữa bài tập 4
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài (2’)
2)Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3 (12’) 
- Yêu cầu hs thực hiện 63 : 3 = ? 
 123 : 3 = ?
- yêu cầu hs tính tổng các chữ số ở số bị chia
GV: ta thấy 9 : 3; 6 : 3 
- Yêu cầu hs thực hiện 91 : 3
 125 : 3
- Yêu cầu hs tính tổng các chữ số ở SBC
- Hày lấy tổng đó chia cho 3 và rút ra nhận xét.
- Gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 3.
- Giáo viên ghi bảng qui tắc yêu cầu HS nhắc lại qui tắc 
- Những số nào thì không chia hết cho 3?
 - GVKL dấu hiệu chia hết cho 3
 3) Luyện tập: (15’)
Bài 1 :
- Gọi HS đọc đề bài xác định nội dung 
- Yêu cầu hs nêu cách làm bài tập
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2 :
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài 
- Gọi một em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
+ Những số này vì sao không chia hết cho 3?
 - Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3 ((Dành cho HSKN))
 - Gọi HS đọc đề.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 ((Dành cho HSKN))
Gọi HS đọc đề.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS
 C. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 3.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài.
- 2 hs trả lời, 1hs làm bài tập 4
- Cả lớp theo dõi
- HS thực hiện 63 : 3 = 21
 123 : 3 = 41
- 6 + 3 = 9
 1 + 2 + 3 = 6
- Hs thực hiện
91 : 3 = 30 (dư 1)
125 : 3 = 41 (dư 2)
- HS tính: 9 + 1 = 10
 1 + 2 + 5 = 8 
- Các tổng đó chia cho 3 dư 1 và 2
*Qui tắc: Những số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.
- Những số không chia hết cho 3 thì cũng có tổng không chia hết cho 3
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập
+ 1HS đứng tại chỗ nêu cách làm
- 2 hs làm bảng lớp, cả lớp làm VBT
Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313
- HS đọc đề bài.
- Số không chia hết cho 3 là: 502, 6823, 55553, 641311. 
- Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 3.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Viết số có 3 chữ số chia hết cho 3 
- HS cả lớp làm bài vào vở.
Các số chia hết 3 là : 150, 321, 783. 
 - Vài em nhắc lại nội dung bài học 
- Ve nhà học bài và làm các bài tập còn lại.
3. KHOA HỌC. 
35. KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY 
( Theo phương pháp Bàn tay nặn bột)
I. Mục tiêu :
 Giúp HS:
 -Làm thí nghiệm để chứng minh :
 +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn.
 +Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
 -Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
 -Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy học :
 -2 cây nến bằng nhau.
 -2 lọ thuỷ tinh(1 lọ to, 1 lọ nhỏ)
 -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
2. KTBC:
GV hỏi HS:
 -Không khí có ở đâu ?
 -Không khí có những tính chất gì ?
 -Không khí có vai trò như thế nào ?
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Ø Vai trò của ô-xi đối với sự cháy
-GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
 Thí nghiệm 1:
-Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra.
-Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm.
-Yêu cầu HS quan sát và hỏi :
 +Hiện tượng gì xảy ra ?
 +Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ?
+Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ?
-Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh.
 Ø Cách duy trì sự cháy 
-Các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm.
-Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi :
 +Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
-GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi :
 +Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ?
 +Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?
-Để chứng minh lại lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng quan sát thí nghiệm khác.
-GV phổ biến thí nghiệm:
 +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra?
-GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi :
 +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
-Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy: Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.
 +Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ?
 +Tại sao phải làm như vậy ?
-Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
 Ø Ứng dụng liên quan đến sự cháy
-Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi :
 +Bạn nhỏ đang làm gì ?
 +Bạn làm như vậy để làm gì ?
-Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
-Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì.
 +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ?
-Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn : cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục.
 +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ?
-Các bạn lớp mình có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đun bếp than và bếp củi. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được vai trò của không khí đối với sự cháy.
4. Củng cố:
Hỏi :
 +Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
 +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ?
5. Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trả lời,.
-HS ở dưới nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và trả lời:
 +Cả 2 cây cùng tắt.
 +Cả 2 nến vẫn cahý bình thường.
 +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
-HS nghe.
-HS lên làm thí nghiệm.
 +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
 +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy.
 +Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và quan sát.
+Cây nến vẫn cháy bình thường.
 +Cây nến sẽ tắt.
-HS quan sát và trả lời.
+Cây nến tắt sau mấy phút.
-HS nghe và quan sát.
-HS nêu dự đoán của mình.
+Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục.
-HS nghe.
+Cần liên tục cung cấp khí ô-xi.
 +Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và đại diện nhóm trả lời.
+Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
 +Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.
-HS nhóm khác bổ sung.
-HS nghe.
-HS trao đổi và trả lời:
+Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.
 +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp.
-HS nghe.
+Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa.
 +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại.
-HS nghe.
-HS trả lời.
4. Đạo đức
18. ÔN TẬP HỌC KỲ I
Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập hệ thống kiến thức về các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học trong kì I
- Rèn luyện kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ đối với những quan niệm,hành vi việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.
- Biết cách ứng xử, thực hành các chuẩn mực trong cuộc sống 
II. Chuẩn bị:- Phiếu học tập của HS - Bảng phụ ghi hệ thốngkiến thức trên giấy khổ lớn 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ôn tập học kì 
b. Nội dung bài mới
Hoạt động1:Thảo luận nhóm
-GV nêu yêu cầu, phát phiếu cho các nhóm
Hoạt động2:HS trình bày 
- Lớp theo dõi nhận xét 
- Gv nhân xét tuyên dương 
- Gv treo bảng phụ hệ thống kiến thức đã chuẩn bị 
_HS thảo luận nhóm 6
Các nhóm thảo luận 
Các nhóm lần lượt trình bày
- Lớp nhận xét 
3 Hs đọc lại bảng hệ thống kiến thức 
4. Củng cố:
GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:Ôn tập bảng hệ thống kiến thức 
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2015
1. Tiếng Việt
18. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI I - TIẾT 3
Mục tiêu:
1 – Kiểm tra lấy điềm tập đọc va học thuộc lòng
2 – Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
3 – Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II - Chuẩn bị - 4, 5 tờ giấy phô-tô phóng to nội dung bảng ở bài tập 3 để HS làm việc nhóm. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. - Băng dính
III - Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 - Kiểm tra bài cũ: 
 3 - Dạy bài mới
a Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài mới:
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL
Kiểm tra như tiết 1.
Hoạt động2: Bài tập 2 ( Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật
- GV nhận xét chung
- Nhận xét và sửa bài
 Hoạt động 3: Bài tập 3 ( Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn)
- GV nhắc HS nhớ lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- Phát phiếu làm bài cho HS.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận về lời giải đúng.
4 - Củng cố
Em ước mơ sau này lớn lên em sẽ làm gì? Để thực hiện được ước mơ đó ngay từ bay giờ em phải làm gì? 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tiết 1.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lần lượt từng HS bốc thăm đọc từng đoạn, bài văn thơ khác nhau và trả lơiø câu hỏi.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt.
- Cả lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Viết nhanh vào vở những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích, khuyên nhủ bạn phù hợp với tình huống.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
HS nêu
3. Toán
88. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về tính toán cho HS yếu vào buổi chiều.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Yêucầu hs nêu dấu hiệu chia hết cho 3
- Yêu cầu hs chữa bài tập 4
- Gv nhận xét.
B. Bài mới :	
 1) Giới thiệu bài (2’)
 2) Luyện tập , thực hành (28’)
Bài 1
- Gọi HS đọc đề, yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
- Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ? Chia hết cho 9 ?
 - Nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
 - Yêu cầu HS đọc đề.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?	
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS đọc bài làm.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 (dành cho HSNK)
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu hs làm bài
- Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi để nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Hs làm bài 
+ Chia hết cho 3: 4563, 2229, 66861, 3576
+ Chia hết cho 9 : 4563 , 66861.
+ Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là : 2229, 3576
- HS nhận xét, đổi chéo vở để kiểm tra.
- 1 HS đọc.
+ Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số:
a/ chia hết cho 9 
b/ Chia hết cho 3 
c/ Chia hết cho 2 và chia hết cho 3.
+ HS tự làm bài.
- 2 - 3 HS nêu trước lớp.
- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc.
Câu nào đúng câu nào sai:
a/ Số 13465 không chia hết cho 3
b/ Số 70009 không chia hết cho 9
c/ Số 78435 không chia hết cho 9
d/ Số có chữ số tận cùng là số 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 
- 2 HS đọc bài làm.
- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- Hs làm bài
- 2 hs làm bảng lớp
- Cả lớp nhận xét
2. Tiếng Việt
18. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI I - TIẾT 4
Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện 
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu thăm viết tên các bài tập đọc- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài,2 cách kết bài đã học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức 
2. KTBC
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
HS theo dõi nội dung yêu cầu 
b. Nội dung bài mới
Của tiết học 
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL(Như tiết 1)
HS lần lượt lên kiểm tra 
Hoạt động 2: Bài tập 2
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào? Đặc điểm của mỗi cách?
Cả lớp đọc đề
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện 
+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể
-GV treo bảng phụ lên bảng, 2 HS đọc lại 
- HS đọc
-Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?
2 cách 
+Kết bài mở rộng:Nêu ý nghĩa đưa ra lời bình về câu chuyện 
+ Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm
-GV treo bảng phj lên bảng, gọi 2 HS đọc lại 
-HS đọc 
- Cho HS làm bài 
- HS làm bài 
- GV quan sát theo dõi giúp đỡ
Mỗi em viết một mở bài gián tiếp, một kết bài theo kiểu mở rộng 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- HS lần lượt trình bày 
- GV nhận xét tuên dương những HS viết hay
Lớp nhận xét 
4. Củng cố:
Em học được gì ở nhân vật Nguyễn Hiền? Em đã làm gì để thực hiện được ước mơ đó?
HS nêu
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiết 4
4. Khoa học
36. KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
-Nêu dẫn chứng để chứng minh người,động vật, và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này vào trong đời sống 
* GDMT: -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình 72&73 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định
2. KTBC:
Nêu vai trò của không khí đối với sự cháy?
HS nêu
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài mới
Hoạt động1: Vai trò của không khí đối với con người 
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm cá nhân
- HS trình bày kết quả thí nghiệm 
- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
-Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự thou của con người?
-HS tiến hành làm thí nghiệm theo mục thực hành
-HS lần lượt trình bày
-Con người cần không khí để thou
-HS lần lượt nêu
Hoạt động2: Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật
-GV yêu cầu HS quan sát H3 &4 ở SGK
-Tại sao trong hình sâu bọ bị chết?
-Tại sao không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ đóng kín cửa?
HS quan sát và TLCH
-Vì thiếu không khí
Vì cây hô hấp thải ra khí các bô níc, hút khí ô xi làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người
Hoạt động3:Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô xi
-Yêu cầu HS quan sát hình 5&6 /73 thảo luạn nhóm đôi để TLCH
+ Tên dụng cụ có thể giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể có nhiều không khí hoà tan?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật?
- Thành phần nào của không khí là quan trọng đối với sự thou?
- Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô xi?
ớiH quan sát và TLCH
Bình ô xi người thợ lặn đeo ở lưng 
Máy bơm không khí vào nước 
HS nêu
THành phần ô xi
Thợ lặn, người làm trong hầm lò, người bệnh nặng phải cấp cứu 
4. Củng cố: Nêu vai trò của không khí đối với người, động vật, thực vật?
5. Dặn dò:Xem bài: Tại sao lại có gió
HS nêu
4. Kỹ thuật 
18. CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (TIẾT 4)
I. Mục tiêu:
Hoàn thành và đánh giá sản phẩm đã làm ở tiết trước 
II. Chuẩn bị:Vải kim, chỉ 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới 
Hoạt động1: HS hoàn thành sản phẩm –HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm 
Hoạt động2: Đánh giá sản phẩm 
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm 
- GV treo bảng phụ có ghi các tiêu chí đánh giá sản phẩm 
- HS dựa theo các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn 
-GV nhận xét đánh giá từng sản phẩm
-GV tuyên dương những em có sản phẩm đẹp 
HS theo dõi 
-HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm để nộp 
- HS trưng bày sản phẩm 
- HS dựa vào cá c tiêu chí để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn 
- GV theo dõi 
4. Củng cố: GV công bố kết quả 
5. Dặn dò:Chuẩn bị bài Trồng rau, hoa 
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2015
1. TIẾNG VIỆT
35. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI I - (TIẾT 5)
Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và Học thuộc lòng
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ”Đôi que đan”
II. Chuẩn bị: Phiếuthăm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới;
a. Giới thiệubài:
b. Nội dung bài mới
Hoạt động1:Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng( Như tiết 1)
Hoạt động2: Nghe viết chính tả
-GV giới thiệu bài chính tả
-Hướng dẫn chính tả
- GV đọc một lượt bài chính tả
- Cho HS đọc thầm bài thơ và nêu nội dung bài thơ 
- Hướng dẫn HS viết các từ khó
- GV đọc bài cho HS viết vào vở 
-GV đọc cho HS kiểm tra lại
- GV thu 10 bài chấm 
-GV nhận xét bài viết 
-Kiểm tra số học sinh còn lại 
- HS theo dõi 
- Hai chị em bạn nhỏ tập đan, từ bàn tay của chị, của em những mũ,khăn, áo của bà, của bé, của mẹ,cha ần dần hiện ra
-HS viết 
- HS viếtvào vở
-HS soát lại bài- Só vở còn lại cho HS đổi chéo vở để kiểm tra 
4. Củng cố: GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:Chuẩn bị bài Ôn tập tiết 5
TIẾNG VIỆT
36. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI I - TIẾT 6
Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và Học thuộc lòng
-Ôn luyện về: Danh từ, Động từ, Tính từ. Biết đặt câu hỏi hỏi cho các bộ phận của câu
II. Chuẩn bị:-Phiếu thăm như tiết 1, Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để làm bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài mới
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc và Học thuộc lòng(Như tiết 1)
Hoạt động2:Ôn về danh từ, động từ, tính từ, đặt câu hỏi
-HS làm bài vào vở, phát phiếu cho 3 HS làm bài
- Cho HS trình bày
-Cả lớp nhận xét,GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm?
-GV nhận xét tuyên dương những HS đặt câu hay, câu đúng 
HS lần lượt lên kiểm tra 
HS đọc yêu cầu BT 2
-HS làm bài vò vở
- HS lần lượt trình bày,3 HS làm vào phiéu dán lên bảng lớp
-HS lần lượt đặt câu nối tiếp 
4. Củng cố:
--Danh từ là gì?
- Động từ là gì?
-Thế nào là tính từ?
-HS lần lượt nêu 
5. Dặn dò:Chuẩn bị bài Ôn tập tiết 6
3. Toán
89. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về tính toán cho HS yếu vào buổi chiều.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, cho ví dụ ?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (3’) 
Nêu mục yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn hs làm bài trong Sgk.
Bài tập 1:
Trong các số sau, số nào chia hết cho 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 CHUAN.doc