Bài dự thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” (Bài số 2)

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; mối quan hệ ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan, nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” (Bài số 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sức mạnh cơ bản của thắng lợi đã được tạo lập.
Thứ nhất, bốn năm đầu cuộc kháng chiến (1945-1949), chiến trường Đông Dương bị kẻ thù bao vây, cô lập. Nhưng chúng vẫn không thể ngăn chặn quân và dân hai nước vạch rừng, băng sông, băng suối mở đường từ Việt Nam xuyên qua đất Lào tới Thái Lan, Miến Điện, rồi tỏa rộng ra nhiều nước Á, Âu, tuyên truyền cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Đông Dương; thu hút sự ủng hộ, chi viện của bạn bè quốc tế; đưa về Lào và Việt Nam nhiều cán bộ, chiến sĩ Việt kiều nhằm bổ sung lực lượng kháng chiến.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. 
Đội ngũ cán bộ chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vốn đã được chuẩn bị từ trước tháng 8 năm 1945; đến kháng chiến chống thực dân Pháp đã hình thành một lớp các nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.
Phía Việt Nam, đó là nhiều cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. 
Phía Lào, những nhà cách mạng tiêu biểu như các đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Xuphanuvông và nhiều đồng chí lãnh đạo khác đều đứng trong đội ngũ này. Thời gian học tại Trường Bưởi (nay là Trường Chu Văn An) và Trường Đại học Luật Hà Nội (1935-1945) cũng là lúc đồng chí Cayxỏn Phômvihản tiếp xúc với những người bạn cùng chí hướng cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đến cuối năm 1944, đồng chí được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cứu quốc.
Trên các chặng đường cách mạng tiếp theo, với trọng trách của người lãnh đạo cách mạng Lào và chung sức với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Việt Nam vun đắp, phát triển quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã đảm đương xuất sắc hai sứ mệnh đó.
Cuộc gặp gỡ thân tình giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông diễn ra gần trọn tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội đã tác động tích cực tới sự nghiệp cách mạng của Hoàng thân, như ông cho biết:
“Tôi bắt đầu sự nghiệp đấu tranh vào năm 1945 Nhờ có dịp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích Sau đó tôi về nước để lãnh đạo đấu tranh giải phóng cho nhân dân Lào”[7]. Cũng từ lúc bấy giờ, Hoàng thân Xuphanuvông trở thành nhà cách mạng chân chính trong các lãnh tụ nổi bật nhất của nhân dân Lào và là người có nhiều cống hiến to lớn cho quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.
Tiếp tục bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cách mạng Lào là công việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm thực hiện. Đồng chí Phumi Vôngvichít cho biết, sau khi bế mạc Đại hội quốc dân Lào tại chiến khu Việt Bắc, tháng 8 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành bốn ngày đêm liền để giảng giải chủ nghĩa Mác - Lênin cho chúng tôi nghe rất dễ hiểu, rõ ràng, giúp cho chúng tôi thấy rõ hơn con đường mình đi và tin tưởng vào thắng lợi một cách vững chắc hơn trước[8]. 
Thứ ba, gây dựng cơ sở chính trị và căn cứ địa, phát triển chiến tranh du kích tại Lào.
Đây là một nhiệm vụ cơ bản của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc Lào và cũng là một nhiệm vụ trọng yếu mà phía Việt Nam tự nguyện góp phần thực hiện.
Tư tưởng chủ đạo của nhiệm vụ trên được nêu ra rất sớm tại “Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 11 năm 1945 là: cần tiến hành vận động nhân dân ở vùng nông thôn Lào tiến hành chiến tranh du kích. Điều đó có quan hệ khăng khít và cấp bách với sự phát triển thực lực của cách mạng Lào, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn, nơi chưa xây dựng được lực lượng chính trị và vũ trang rộng khắp.
Từ cuối năm 1948, việc thành lập khu kháng chiến bắt đầu được tiến hành. Các khu kháng chiến Thượng Lào, Hạ Lào, Tây Bắc Lào, lần lượt xuất hiện. 
Phương pháp vận động quần chúng là cán bộ tìm cách đến với dân, tuyên truyền, vận động nhân dân các bộ tộc đoàn kết và thắt chặt quan hệ giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam cùng ra sức chống thực dân Pháp xâm lược; xây dựng mặt trận và các đoàn thể, tổ chức du kích, thiết lập chính quyền; hướng dẫn nhân dân sản xuất lương thực, thực phẩm và nhiều loại sản phẩm tiêu dùng, cải tạo đời sống văn hóa tiến bộ, mở lớp học chữ Lào.
Cùng năm 1949, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo thành lập Chính phủ Lào kháng chiến và Mặt trận dân tộc thống nhất Lào (Neo Lào Ítxalạ); cử một đơn vị cán bộ, chiến sĩ sang Thái Lan và Lào đón Hoàng thân Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cách mạng Lào tới Việt Bắc để thực hiện chủ trương trên.
Giữa tháng 8 năm 1950, tại tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam), Đại hội quốc dân Lào quyết định những vấn đề quan trọng về cách mạng Lào, thành lập Chính phủ Lào kháng chiến và Neo Lào Ítxalạ. Sự kiện đó tạo ra bước phát triển mới về việc tăng cường cơ quan chỉ đạo kháng chiến và mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các phần tử yêu nước và phát huy mạnh mẽ hơn sức mạnh của cuộc chiến tranh cách mạng Lào, góp phần tăng cường quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.
Thứ tư, xây dựng tại mỗi nước Việt Nam, Campuchia, Lào một đảng mácxít - lêninnít và thành lập Mặt trận liên minh Việt - Campuchia - Lào.
Tại Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 2 năm 1951, đồng chí Hồ Chí Minh đề nghị thành lập tại mỗi nước Đông Dương một Đảng Cộng sản.
Đồng chí Cayxỏn Phômvihản phát biểu: “Chúng tôi, người cộng sản Lào hiểu rõ và tán thành đề nghị đó không chút thắc mắc”[9].
Đại biểu Đảng bộ Campuchia phát biểu: “Chúng tôi rất hoan nghênh đề nghị sáng suốt của Báo cáo chính trị”2.
Đồng chí Hồ Chí Minh nói: “Sau khi nghe các đồng chí Miên, Lào phát biểu ý kiến, chắc Đại hội cũng như tôi, chúng ta rất cảm động. Nhưng cảm động đây không phải là buồn, trái lại là cảm động vui. Vì chúng ta như con một nhà, một nhà cộng sản, một nhà cách mạng. Bây giờ con cái đã khôn lớn rồi phải chia nhà, chia của ở riêng. Con trai có vợ, con gái có chồng (vỗ tay), sau này đẻ con, đẻ cháu đông đúc, từ gia đình nhỏ tiến lên gia đình lớn rất mạnh, từ gia đình lớn đến họ hàng, họ hàng càng to, càng mạnh, đông người nhiều việc, nhất định thành công”[10].
Theo Nghị quyết Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam[11]; Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào có sự hỗ trợ của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, tiến hành các công tác chuẩn bị để thành lập Đảng Nhân dân Lào.
Nối tiếp Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng tại Việt Bắc, diễn ra Hội nghị thành lập Mặt trận liên minh Việt - Miên - Lào. Nghị quyết Hội nghị biểu thị ý chí thống nhất của nhân dân ba nước đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, làm cho ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào hoàn toàn độc lập, nhân dân ba nước được tự do, sung sướng và tiến bộ.
Thứ năm, Việt Nam - Lào đồng tâm hiệp lực chiến đấu, lập nhiều chiến công.
Khi phải đối đầu với mưu đồ và hành động xâm lược của thực dân Pháp, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa ra một quyết định quan trọng: “Về quân sự, Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao là một chiến trường, phải đánh theo một chiến lược chung”[12]. 
Tháng 4 năm 1953, liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Thượng Lào. Trong vòng một tháng, liên quân giải phóng một vùng rộng lớn với trung tâm là Sầm Nưa, tạo ra một địa bàn đứng chân vững chắc của cách mạng Lào.
Tiếp đó, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, thắng lợi của các chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào đã củng cố và mở rộng căn cứ ở vùng trọng yếu này, buộc đối phương phải đưa quân tới đây để đối phó với liên quân Lào - Việt.
Hạ tuần tháng 1 năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến tại chiến dịch Điện Biên Phủ từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào và được nhân dân Lào chi viện vật chất, tiến công khu vực sông Nặm U, tiến sát kinh đô Luổng Phạbang, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của đối phương vào thế hoàn toàn bị cô lập.
Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân và dân Việt Nam mở màn cuộc quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Quân và dân Lào đã anh dũng chiến đấu, chặt đứt con đường chiến lược của địch chi viện cho Điện Biên Phủ từ phía Lào; góp phần xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa tới sự kiện ký kết Hiệp định Giơnevơ. Tuy chưa phản ánh đầy đủ thắng lợi của quân dân ba nước Đông Dương, song Hiệp định Giơnevơ đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển vượt bậc, tạo nên sức mạnh kỳ diệu mới, đưa cách mạng giải phóng dân tộc của hai nước tới thắng lợi hoàn toàn.
Hai mươi mốt năm chống Mỹ là một chặng đường kế tục, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó nổi bật lên những hoạt động tiêu biểu, điển hình:
Sự phối hợp giữa lãnh đạo, quân và dân hai nước Việt Nam, Lào phá vỡ mưu đồ tiêu diệt lực lượng vũ trang nòng cốt Pathết Lào và bộ phận đầu não cơ quan lãnh đạo cách mạng Lào do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành.
Ngay sau khi nghe báo cáo tình hình Lào từ lúc thành lập Chính phủ liên hiệp cuối năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá những kết quả mà Pathết Lào giành được. Mặt khác, Người chỉ rõ: việc đưa hai tỉnh tập kết của Pathết Lào vào Vương quốc là âm mưu “điệu hổ ly sơn” của Mỹ để đi đến tiêu diệt lực lượng Pathết Lào. Người chỉ dẫn phương pháp hoạt động mới và cách đối phó với địch.
Những lời phát biểu chân tình, quý báu và kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được các cơ quan có trách nhiệm của hai nước lĩnh hội và thực hiện.
Do sự hợp lực giữa hai phía Lào, Việt Nam, Tiểu đoàn 2 Pathết Lào đã mưu trí, anh dũng chiến đấu thoát ra khỏi vòng vây của địch tại Xiêng Khoảng vào tháng 5 năm 1959, trở về căn cứ an toàn sau 15 ngày.
Sau một thời gian chuẩn bị rất công phu của lực lượng cách mạng bên ngoài phối hợp với các đồng chí lãnh đạo Lào bị giam tại trại giam Phôn Khênh, cuối cùng, đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng phía Lào và phía Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Lào và cán bộ bị bắt đã vượt khỏi trại giam Phôn Khênh tại Viêng Chăn. Đánh giá sự kiện lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: 
“Cuộc giải thoát Chủ tịch Xuphanuvông là một chiến công đặc biệt, tiêu biểu cho tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào. Chúng ta hãy giữ vững và phát triển tình hữu nghị đặc biệt ấy”[13].
Sự hợp lực giữa lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam để xác định phương pháp đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở Lào.
Từ đầu năm 1958, xu thế phát triển của tình hình Lào ngày càng thể hiện rõ sự can thiệp, xâm nhập mạnh mẽ và toàn diện của Mỹ. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 3 tháng 6 năm 1959, bàn về vấn đề Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu phương pháp đấu tranh của cách mạng Lào: “Phải dùng du kích (BBS nhấn mạnh) phong trào sẽ lan rộng” “Phải trường kỳ gian khổ, phải chú ý dân vận, địch vận”.
Đến tháng 7 năm 1959, hai Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào nhất trí quyết định phát động cuộc đấu tranh vũ trang trong mùa mưa năm 1959: lấy trọng tâm là chiến tranh du kích, phát động phong trào quần chúng nổi dậy, giành chính quyền tại thôn xã.
Trung tuần tháng 7 năm 1959, bộ đội Lào mở ba hướng tấn công, hướng chính từ đông nam Sầm Nưa tới đông nam Xiêng Khoảng. Hướng thứ hai hoạt động chủ yếu tại vùng Mương Xon - bắc Sầm Nưa đến Phôngxalỳ, Luổng Phạbang đến Xiêng Ngân. Hướng thứ ba có nhiệm vụ phối hợp tại địa bàn từ bắc đường 8 đến đường 12 Khăm Muộn.
Các đòn tấn công đó hỗ trợ nhân dân trong vùng nổi dậy giải phóng nhiều huyện, xã tại các tỉnh Hủa Phăn, Phôngxalỳ, Xiêng Khoảng, Luổng Phạbang, Khăm Muộn.
Tuyến đường chiến lược Trường Sơn là một công trình vĩ đại, biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Năm 1959, nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, sức của cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, việc mở đường chiến lược Trường Sơn càng trở nên cấp bách. Theo đề nghị của Việt Nam, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam cuối năm 1960, phía Lào hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở đường Tây Trường Sơn và phát biểu: “Vận mệnh hai nước chúng ta gắn bó mật thiết với nhau. Nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam anh em”[14].
Công cuộc mở đường diễn ra với sự phối hợp lực lượng Lào, Việt Nam cùng tiến hành.
Phần đường phía tây Trường Sơn vốn là địa bàn sinh sống của nhiều bộ tộc Lào, là trọng điểm đánh phá ác liệt của đối phương. Nhưng nhân dân Lào không hề nao núng ý chí, vẫn sẵn sàng dành một phần lãnh thổ của mình cho tuyến đường chiến lược đi qua. Đây là cống hiến vô cùng quý giá của nhân dân Lào cho thắng lợi của Việt Nam và quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Đường Trường Sơn vừa là tuyến đường chuyển vận người và vật chất từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam chi viện cho chiến trường ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cũng là nơi thiết lập căn cứ hậu cần khổng lồ, dự trữ và cung cấp vũ khí, hàng quân dụng, dân dụng cho tiền tuyến.
Nơi đây biến thành chiến trường phản công quyết liệt của bộ đội Việt Nam và bộ đội Lào trong cùng một lực lượng liên minh, ghi lại biết bao chiến công hiển hách giáng trả các mũi tấn công của đối phương. Tất cả đã tạo dựng nên một biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đúng như lời phát biểu của đồng chí Cayxỏn Phômvihản:
“Chúng tôi vui mừng và rất tự hào là trên vùng phía đông của đất nước chúng tôi có con đường quan trọng được mang tên “Hồ Chí Minh” đã góp phần tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng miền Nam Việt Nam”[15].
Thắng lợi vĩ đại của hai dân tộc Việt Nam, Lào diễn ra năm 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng, lập hai kỳ tích chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới, dù đế quốc Pháp, Mỹ đã gắng hết sức nhưng không thể nào cứu vãn nổi.
Ba là, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tiếp tục phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc Việt Nam, Lào (1976-2007)
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh:
- Sau khi thu được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hai nước Việt Nam, Lào ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, ngày 18 tháng 7 năm 1977 thúc đẩy sự phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong khung cảnh mới, mang tính chính trị, pháp lý cơ bản, bền vững lâu dài.
Trong 30 năm qua, Hiệp ước ấy luôn khơi dậy nhiều sáng tạo, đưa tới những giải pháp hữu hiệu mà Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào phối hợp thực hiện, như phá tan mưu đồ của đối phương bóp méo vấn đề Việt Nam phối hợp với cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt và hồi sinh dân tộc Campuchia, dỡ bỏ bao vây, cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và một số quốc gia khác Đồng thời, Việt Nam hỗ trợ Lào giải quyết khó khăn về lương thực, hàng tiêu dùng khi biên giới phía tây bị đóng cửa, để kịp thời ổn định tình hình xã hội, ngăn chặn dòng người di tản ra nước ngoài.
Việc ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, ngày 18 tháng 7 năm 1977 và hoàn thành hoạch định, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới cùng với hoạt động hợp tác về an ninh - quốc phòng, kinh tế, giao lưu văn hoá đã xây dựng nên một biên giới hoà bình, hữu nghị hợp tác và phát triển Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
- Trước những khó khăn gay gắt của tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam và Lào từ cuối thập niên 1970 và thập niên 1980, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sử dụng phương châm: nhìn thẳng vào sự thật để phát hiện những sai lầm chủ quan duy ý chí, nóng vội, muốn đi nhanh lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp; và quyết định tiến hành công cuộc đổi mới ở hai nước. Hai Đảng cùng phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và áp dụng vào điều kiện cụ thể của hai nước; đồng thời, tìm tòi thử nghiệm trong thực tiễn để mở ra con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, đưa cách mạng hai nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và tiến bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó chứng tỏ: “Công cuộc đổi mới là tất yếu khách quan, là quá trình có tính chất cách mạng và khoa học”[16]. Thắng lợi này ghi thêm một kỳ tích mới của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
- Trên thế giới, từ năm 1987 đến 1991, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa do thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phê phán Đảng Cộng sản và chủ nghĩa Mác - Lênin... Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đưa ra những nguyên tắc đổi mới (năm 1989): giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa và nhận thức đúng hơn, có phương pháp phù hợp hơn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Cũng vào lúc này, công cuộc đổi mới đã đưa lại hiệu quả bước đầu rõ rệt trong sản xuất và đời sống, gây được niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào cùng con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động trên thể hiện rõ bản lĩnh chính trị và năng lực sáng tạo của hai Đảng đã vượt qua cơn bão táp hiểm nghèo của hệ thống xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của mình và ổn định chính trị của đất nước.
- Từ năm 1976 đến đầu thế kỷ XXI, Việt Nam và Lào bị nhiều thế lực thù địch từ bên ngoài vừa tấn công, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, vừa sử dụng những phần tử phản động lưu vong quay trở về phá hoại an ninh quốc gia. Một lần nữa, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra cho ngành quốc phòng - an ninh và nhân dân Việt Nam, Lào nhiều nhiệm vụ mới.
Theo chủ trương, kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng và Chính phủ, lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh Lào, Việt Nam phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ chống ngoại xâm, chống phỉ, dẹp bạo loạn, trừ diệt bọn phản động vượt qua lãnh thổ Lào xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Mặt khác, hai bên giúp nhau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và trang bị kỹ thuật hậu cần.
Hợp tác phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo cán bộ:
- Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên cùng chấp hành nguyên tắc hợp tác là bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ nhau; mặt khác còn căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau. 
Phương thức hợp tác ngày càng được mở rộng và nâng cao về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Có thể thấy điều đó qua các cuộc hội đàm và gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước về những quan điểm kinh tế xoay quanh chủ đề chính yếu nhất là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, Lào và kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện tại hai nước. Trên thực tế, sự hợp tác của hai nước diễn ra từ trung ương đến tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công thương, nông nghiệp,
Nội dung hợp tác kinh tế được chuyển dần theo cấp độ từ thấp lên cao: ban đầu là viện trợ, cho vay, tiến đến hợp tác sản xuất, kinh doanh phù hợp công thức: tài nguyên Lào, lao động kỹ thuật Việt Nam, vốn hợp tác hoặc vay của nước thứ ba. Tiếp đó, từ năm 1996 trở đi, một công thức hợp tác mới được áp dụng, đó là hợp tác hai bên cùng có lợi theo thông lệ quốc tế, ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau.
Điều đặc sắc nổi bật trong quan hệ hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam là tinh thần giúp đỡ nhau mỗi khi nước bạn gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Hành động Việt Nam cùng hợp tác chặt chẽ với Lào nghiên cứu chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 1999 đạt được kết quả tốt đẹp, là một mẫu hình tiêu biểu.
- Sự hợp tác giáo dục và đào tạo cán bộ Lào - Việt Nam được lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước đặt ở tầm chiến lược, mở đầu từ thời kỳ chống đế quốc Mỹ và liên tục phát triển cho dù phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ của chiến tranh và những biến động hiểm nghèo của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm chiến tranh, nhiệm vụ giúp Lào về giáo dục được Việt Nam dành ưu tiên chủ yếu cho giáo dục phổ thông. Song với tầm nhìn chiến lược, chủ động đón những bước phát triển đột biến của cách mạng, từ năm 1962, theo yêu cầu của bạn Lào, Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia sang hợp tác nghiên cứu lập phương án giải quyết.
Sau năm 1975, hợp tác giáo dục và đào tạo cán bộ giữa Việt Nam - Lào phát triển khá toàn diện cả về cấp độ và loại hình chuyên môn, nghiệp vụ, với trọng tâm là đại học, trên đại học. Trong đó, số cán bộ thuộc hệ thống chính trị của Lào chiếm tỷ lệ cao, học tập trung và tại chức, dài hạn và ngắn hạn, chủ yếu do Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đảm nhiệm. Nội dung chương trình đào tạo chứa đựng nhiều kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trên các chặng đường cách mạng, nhất là công cuộc đổi mới, đó là những kiến thức bổ ích cho đội ngũ cán bộ Lào.
Phía Lào cũng giúp đỡ Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn về Lào và phiên dịch tiếng Lào, đã phát huy tốt kết quả học tập để giữ gìn và phát triển theo chiều sâu quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Nhìn chung quá trình hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ đã góp phần quan trọng và to lớn tạo nên nguồn lực cơ bản, bền vững cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
3. Ý nghĩa và bài học lịch sử
Ý nghĩa lịch sử 
- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố cơ bản tạo nên

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SÔ 2.doc