Bài kiểm tra chủ đề: Áp suất chất lỏng Vật lý 8

I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3474Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chủ đề: Áp suất chất lỏng Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA CHỦ ĐỀ : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
VẬT LÝ 8 
Nhóm 01- Phòng GD – ĐT Yên Lập
Họ tên giáo viên:
- Phạm Thị Hương ( Nhóm trưởng), Hoàng Thị Ký, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Văn Hiệp, Hà Thị Chuyển, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thu Thủy, Phùng Văn Vượng, Hoàng Đức Quang, Nguyễn Thị Thu Đào, Nguyễn Việt Vương, Hoàng Thu Lý, Nguyễn Đình Khiêm, Vy Hữu Khánh, Đỗ Thị Thu Lan, Đinh Thị Yến.
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
2. Kỹ năng:
 - Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
3. Thái độ:	
 - Thái độ nghiêm túc trong học tập Vật lý.
 - Có ý thức vận dụng các kiến thức vào thực tế.
Năng lực hướng tới:
Năng lực sử dụng kiến thức
Năng lực về phương pháp
Năng lực trao đổi thông tin
Năng lực cá thể.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Năng lực cần đạt
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt
Năng lực sử dụng kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo
Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng
Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
Năng lực về phương pháp
P1: Ðặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Giải thích vì sao khi lặn xuống sâu, ta cảm thấy tức ngực.
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
Nêu cấu tạo và công thức của máy nén thủy lực : 
F/f =S/s
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
 Máy nén thủy lực trong thực tế: tìm hiểu, mô tả được hiện tượng, giải thích được các ứng dụng trong thực tế đã có.
P4: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực 
F = pS nâng pít tông B lên.
P5: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
Bỏ qua áp suất khí quyển.
Năng lực trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Áp suất chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành ) 
Trong đời sống dùng ngôn ngữ máy dùng chất lỏng, kích dùng dầu; trong vật lí gọi là máy nén thủy lực.
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
Chọn các máy nén thủy lực dùng trong thực tế hàng ngày và trong kỹ thuật.
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Hai pittong của máy nén thủy lực có tiết diện khác nhau. 
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
Ghi lại kiến thức về áp suất chất lỏng và máy nén thủy lực.
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí 
Trình bày các kiến thức trên.
Năng lực cá thể
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Kiến thức về áp suất chất lỏng.
Xác định được áp suất chất lỏng và giải được bài toán về áp suất chất lỏng khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.
Thái độ học tập tích cực.
C2: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
Các giải pháp trong thực tế đã dùng đổi với áp suất chất lỏng và máy nén thủy lực trong đời sống, kỹ thuật.
C3: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
Áp suất chất lỏng và máy nén thủy lực được ứng dụng nhiều trong thực tế đời sống và kỹ thuật
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ HÓA CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Nội dung 1: Áp suất chất lỏng
CH ĐT CH1,CH2, CH3
CH1: Nêu sự tồn tại của áp suất chất lỏng?
CH2: Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
CH3: Giải thích vì sao khi lặn xuống sâu, ta cảm thấy tức ngực?
CH ĐT
CH4,CH5
CH4: Viết đúng công thức tính áp suất chất lỏng
CH5: Nêu đơn vị của áp suất chất lỏng
CHĐL
CH6
CH6: Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng . Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Nội dung 2: Máy nén thủy lực
CHĐT
CH 7, CH 8
CH7: Công thức của máy nén thủy lực?
CH8: Máy nén thủy lực trong thực tế?
CHĐT
CH9, CH10
CH9: Nhận biết bình thông nhau
CH 10: Mô tả bình thông nhau
CHĐL
CH11
CH11: Diện tích pit tông nhỏ của 1 cái kích dùng dầu là 1,35 cm2, của pit tông lớn là 170 cm2. Người ta dùng kích để nâng 1 vật có trọng lượng là 42000 N. Hỏi phải tác dụng lên pit tông nhỏ 1 lực là bao nhiêu?
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ:
A. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Câu 1: Trong lòng chất lỏng, áp suất tồn tại do đâu?
A. Do mặt thoáng chất lỏng.
B. Do trọng lượng chất lỏng.
C. Do thể tích chất lỏng.
D. Do trọng lượng riêng của chất lỏng.
Câu 2: Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và trọng lượng chất lỏng.
B. Thể tích và trọng lượng riêng chất lỏng
C. Độ cao cột chất lỏng và trọng lượng riêng chất lỏng
D. Độ cao cột chất lỏng và khối lượng chất lỏng.
Câu 3: Công thức tính áp suất chất lỏng nào sau đây là đúng:
A. p = d/h
B. p = F/s
C. p = d.h
D. p = F.s
Câu 4: Đơn vị áp suất nào sau đây là đúng?
A. N
B. N.m2
C. m2/ N
D. N / m2
Câu 5: Công thức nào là công thức của máy nén thủy lực?
A. F/f = S/s
B. F/f = s/S.
C. f/F = S/s
D. F.f = S.s
Câu 6: Máy nào sau đây là máy nén thủy lực:
A. Ròng rọc động.
B. Kích nâng ô tô.
C. Cần cẩu.
D. Cối giã gạo.
Câu 7: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh:
A. Luôn ở cùng một độ cao.
B. Không ở cùng một độ cao.
C. Nhánh lớn thì cao hơn.
D. Nhánh lớn thì thấp hơn.
Câu 8: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào là bình thông nhau?
A. Cốc uống nước
B. Xilanh tiêm.
C. Ấm đun nước.
D. Xô đựng nước.
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Giải thích vì sao khi lặn xuống sâu, ta cảm thấy tức ngực?	
Câu 2: (2,0 điểm)
Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng . Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 3: (2,5 điểm)
Diện tích pit tông nhỏ của 1 cái kích dùng dầu là 1,35 cm2, của pit tông lớn là 170 cm2. Người ta dùng kích để nâng 1 vật có trọng lượng là 42000 N. Hỏi phải tác dụng lên pit tông nhỏ 1 lực là bao nhiêu?
C. Hướng dẫn chấm:
*Phần trắc nghiệm (4,0 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm
* Phần tự luận (6,0 điểm): 
Câu 1(1,5 điểm): Giải thích đúng được 1,5 điểm
Câu 2 (2,0 điểm): - Tóm tắt: 0,5 điểm
 - Viết đúng công thức tính áp suất chất lỏng: 0,5 điểm
 - Thay số, tính đúng kết quả: 1,0 điểm.
Câu 3 (2,5 điểm): - Tóm tắt: 0,5 điểm.
 - Viết đúng công thức của máy nén thủy lực: 0,5 điểm
 - Rút ra công thức tính lực tác dụng lên pit tông nhỏ: 0,5 điểm
 - Thay số, tính đúng kết quả: 1,0 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_Ap_suat_chat_long.doc