Bản thiết kế hoạt động dạy học tich hợp liên môn - Lực hấp dẫn và những ảnh hưởng đến đời sống

1. Tên dự án dạy học.

LỰC HẤP DẪN

VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG

 Giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về lực hấp dẫn và ảnh hưởng lực hấp dẫn trong cuộc sống.

2. Mục tiêu dạy học.

a) Về kiến thức.

* Môn Vật lý:

- Học sinh hiểu được các kiến thức về lực hấp dẫn

- Học sinh nắm được nội dung định luật vạn vật hấp dẫn.

- Điều kiện áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn.

* Môn địa lí:

- Học sinh biết được hiện tượng thủy triều. Ảnh hưởng thủy triều đến cuộc sống con người.

- Chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

+ Lớp 10:

Bài 5 Vũ trụ hệ mặt trời và trái đất

Bài 16 Sóng - thủy triều- dòng biển

* Môn lịch sử:

- Học sinh biết được nhờ nắm vững quy luật thủy triều để chống giặc ngoại xâm.

Lớp 10:

Bài 17 Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến

Bài 19 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X -XV * Khoa học kĩ thuật:

- Học sinh biết được nguyên tắc phóng vệ tinh nhân tạo.

 

doc 18 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1725Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản thiết kế hoạt động dạy học tich hợp liên môn - Lực hấp dẫn và những ảnh hưởng đến đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Tổ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ- TIN HỌC
bo0oa
BẢN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TICH HỢP LIÊN MÔN
LỰC HẤP DẪN 
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG 
 Trường THPT Hòa Bình
 Tổ: Vật Lí- CN- Tin Học
 Người thực hiện: Trương Mạnh Tuấn
 Điện thoại: 
 Email: manhtuansp@gmail.com
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN VẬT LÝ
Sở Giáo Dục- Đào Tạo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Trường THPT Hòa Bình
Địa chỉ: Tỉnh Lộ 328- Ấp 1, Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu.
Điện thoại:	email:
Họ tên giáo viên: Trương Mạnh Tuấn
Điện thoại:	
1. Tên dự án dạy học.	
LỰC HẤP DẪN 
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về lực hấp dẫn và ảnh hưởng lực hấp dẫn trong cuộc sống.
2. Mục tiêu dạy học.
a) Về kiến thức.
* Môn Vật lý:
- Học sinh hiểu được các kiến thức về lực hấp dẫn
- Học sinh nắm được nội dung định luật vạn vật hấp dẫn.
- Điều kiện áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn.
* Môn địa lí:
- Học sinh biết được hiện tượng thủy triều. Ảnh hưởng thủy triều đến cuộc sống con người.
- Chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
+ Lớp 10: 
Bài 5 	Vũ trụ hệ mặt trời và trái đất
Bài 16 	 Sóng - thủy triều- dòng biển
* Môn lịch sử:
- Học sinh biết được nhờ nắm vững quy luật thủy triều để chống giặc ngoại xâm.
Lớp 10: 
Bài 17 	Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến
Bài 19 	Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X -XV	* Khoa học kĩ thuật: 
- Học sinh biết được nguyên tắc phóng vệ tinh nhân tạo.
b) Về kỹ năng.
- Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập
- Quan sát mô tả được hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
* Môn Vật lí:
- Biết cách xác định lực hấp dẫn giữa hai vật.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự rơi tự do, trọng lực của các vật.
- Nguyên tắc phóng vệ tinh.
* Môn địa lí
- Vận dụng giải thích được hiện tượng thủy triều, vấn đề bảo vệ môi trường.
- Giải thích được chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời (theo cơ học Newton).
* Môn Lịch sử:
- Hiểu được chiến thuật của cha ông lợi dụng thủy triều để chống giặc.
* Môn Toán:
- Tính toán được một cách tương đối lượng lực hấp dẫn giữa các hành tinh trong hệ mặt trời
* Kĩ năng sống:
 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm.
c) Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động.
Thông qua bài học sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Vật lí, địa lí, lịch sử, vào giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, tính toán được một vài thông số liên quan để áp dụng vào trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
d) Các năng lực hướng tới
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu các hiện tượng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết giải thích đúng các thuật ngữ khoa học như thủy triều, thủy quyển, sao Kim, sao thủy, sao thổ.... vệ tinh nhân tạo....
- Năng lực hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, báo cáo kết quả và báo cáo sản phẩm học tập.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Số lượng : 38 học sinh/lớp.
- Số lớp thực hiện: 1
- Khối lớp 10- cơ bản lớp 10a1 trường THPT Hòa Bình
- Học sinh học đến tiết 18 . Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn (chương trình cơ bản)
4. Ý nghĩa của bài học.
a. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
Dự án góp phần giáo dục tính tổ chức, tinh thần làm chủ và hợp tác trên những hoạt động thực tế. 
Dự án làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, sinh động tạo cho học sinh lòng hăng say, yêu công việc đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.
Dự án góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Thông qua đó kiến thức học sinh thu nhận được sâu sắc hơn. Học sinh được mở rộng kiến thức và được thu nhận kiến thức dưới nhiều hình thức và có liên hệ với thực tiễn. 
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán học, địa lí, lịch sử vào môn Vật lí rất quan trọng, giúp cho kiến thức học sinh được bao quát, đầy đủ ý hơn. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
b. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn cuộc sống
- Học sinh có được những kiến thức liên môn để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng, phát triển khả năng chọn lọc thông tin các môn thành một hệ thống duy nhất.
- Phát hiện mối đe dọa tác động xấu đến môi trường từ thủy triều.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
- Đưa ra các phương án nhằm tận dụng các nguồn năng lượng xanh.
5. Thiết bị dạy học, học liệu.
a. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
- Máy vi tính.
- Sách giáo khoa Vật lí 10. Sgk địa lí 10, sgk lịch sử 10.
b. Học liệu
- Hình vẽ minh họa về thủy triều, hệ mặt trời, vệ tinh nhân tạo
- Các nguồn thông tin, tài liệu về lực hấp dẫn, hiện tượng thủy triều, lực hấp dẫn trong cuộc sống.
*Theo kiến thức môn Vật lý:
Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).
Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Pluto (trước đây gọi là Sao Diêm Vương). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Pluto đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet). Đến  nay nhóm này gồm có 5 thành viên là Pluto, Ceres - thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, Eris, Haumea và Makemake. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh.
8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
- Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
- Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
 Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.
VÌ SAO TRÁI ĐẤT XOAY QUANH MẶT TRỜI?
Chúng ta hãy bắt đầu với Trái đất. Cái gì tạo nên nó? Theo lý thuyết về nguồn gốc của thái dương hệ, cách đây khỏang 5 tỉ năm một đám tinh vân khổng lồ được hình thành và bắt đầu quay. 
Nó dẹt dần như một cái đĩa và khối nóng chảy ở trung tâm biến thành mặt trời. Những phần ngoài của tinh vân vỡ ra làm thành những khối nhỏ quay tít, chúng nguội dần và hình thành những hành tinh.
Vì vậy, chúng ta có một hệ thống những hành tinh, trong đó có trái đất đang vận hành. Tại sao trái đất và các hành tinh không bay trượt ra khỏi không gian? Đó là nhờ trọng lực, sức hút của mặt trời.
Theo định luật chuyển động của Newton, một vật đang chuyển động vẫn duy trì sự chuyển động ấy theo một đường thẳng, trừ phi vật ấy bị tác động bởi một lực bên ngoài. Như thế, một hành tinh đang chuyển động ắt phải bay ra khỏi mặt trời theo một đường thẳng. Nhưng lực bên ngoài không cho phép nó bay như thế và giữ nó trong quỹ đạo, đó là sức hút của mặt trời.
Một hành tinh vận hành trong quỹ đạo của nó với một vận tốc tùy thuộc vào khoảng cách từ nó đến mặt trời. Hành tinh chuyển động nhanh khi tiến gần mặt trời hơn là khi cách xa mặt trời. Trái đất vận chuyển 302 cây số một giây khi nó gần mặt trời nhất, và 292 cây số một giây khi xa mặt trời nhất.
Một hành tinh mà quỹ đạo gần mặt trời hơn thì bị mặt trời hút mạnh hơn một hành tinh ở xa. Sức hút này mạnh hơn cũng làm cho hành tinh đó chuyển động nhanh hơn một hành tinh ở xa.
Vậy lực tác dụng của Mặt Trời lên các hành tinh, của Trái Ðất lên Mặt Trăng là cùng bản chất với lực do Trái Ðất tác dụng lên mọi vật trên mặt đất (trọng lực), nghĩa là cùng bản chất là lực hấp dẫn. Do đó, mọi lực hấp dẫn, cũng như lực hấp dẫn của Mặt Trời lên các hành tinh, đều do chung một đặc điểm là tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Suy rộng hơn nữa, Newton đi đến kết luận là lực hấp dẫn không chỉ tác dụng giữa các thiên thể, mà là một lực phổ biến, tác dụng giữa mọi vật bất kỳ với nhau. 
* Kiến thức môn địa lí:
Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.
Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.
Biên độ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng cở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Thủy triều tác động có lợi và có hại đến cuộc sống
Sản xuất nông nghiệp
Lợi dụng những ngày triều cường để dẫn nước vào ruộng, làm nguồn nước tưới cho cây trồng, hạn chế được sự kiệt nước vào mùa khô. 
Vào mùa lũ, nếu đỉnh lũ trùng với thời kì nước ròng, lũ rút nhanh, hạn chế ngập lụt ở các đồng bằng. 
Vào mùa khô trùng với thời kì triều cường thủy triều có thể theo sông vào sâu trong đất liền mang theo 1 lượng muối không nhỏ từ biển vào gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng, 
Hơn nữa, đây là nơi chịu ảnh hưởng của bão, thủy triều khi kết hợp với bão là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, đặc biệt khi có bão kết hợp với thời kì triều cường thì mực nước nơi bão đổ bộ vào rất lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Thủy triều dâng mang theo các chất độc hại ở ngoài biển (dầu, xác các sinh vật biển.) vào sông làm ô nhiễm nguồn nước sông.
 Đối với ngư nghiệp
Lợi dụng thời gian triều cường, ngư dân ven biển sắp xếp thời gian ra khơi một cách thuận lợi cho việc đánh bắt xa bờ. Vào những ngày triều cường, nước dâng cao, triều mạnh các loài tôm, cá.sẽ theo dòng nước vào trong các sông, đầm, phá thuận lợi cho việc đánh bắt.
Đối với nghề làm muối
Ở đây có các yếu tố thuân lợi để phát triển nghề làm muối. Các vùng ven biển có điều kiện hình thành các ruộng muối, độ mặn nước biển lớn, xa cửa sông, số giờ nắng cao người dân đã biết lợi dụng lúc thuỷ triều lên để lấy nước vào ruộng làm muối.
Đối với giao thông vận tải
Thủy triều có vai trò không nhỏ đối với giao thông vận tải biển. Việc nắm được diễn biến thủy triều lên xuống từng nơi giúp cho tàu thuyền ra vào và cập cảng dễ dàng cũng như lựa chọn tuyến đi an toàn và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó Ảnh hưởng tới giao thông vùng ven, khi triều cường sẽ xảy ra ngập úng trên các tuyến đường.
* Kiến thức môn lịch sử
Năm 938, Ngô Quyền dùng mưu đại phá quân Nam Hán:
“Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu”
 	( Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu)
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán bị đánh tan tác, tướng giặc bị chém chết tại trận. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược 
Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến - chiến lược bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược Nguyên - Mông:
Đời sau nghe chuyện dùng cọc đâm thuyền địch có vẻ dễ dàng, nhưng khi áp dụng cụ thể mới thấy không hoàn toàn dễ dàng để có thắng lợi như sử sách đã ghi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều được xem là danh tướng trong lịch sử Việt Nam
-Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫy khi thuỷ triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ.
- Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.
*Tích hợp kiến thức môn Toán:
Lực hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái...mít rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi.
Ta có công thức: 
Với:
F: Lực hấp dẫn (N)
K: Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11 Nm2/kg2
d: Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, 
khối lượng Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất
Khoảng cách Đất-Trời: d2 = 149,6 triệu km, 
Khoảng cách Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
F đất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
F đất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng/ phương tiện
Nội dung
2’
Giới thiệu bài
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài từ thí nghiệm đơn giản.
- HS đứng tại chỗ trả lời
Sợi dây + 1 vật nhỏ buộc vào 1 đầu sợi dây.
Khi quay vật sẽ chuyển động tròn.
Quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất cũng là chuyển động tròn
à giữa trái đất và mặt trăng tồn tại một lực vô hình nào đó.
Tổ chức hoạt động theo góc
-Giới thiệu nội dung (mục tiêu, nhiệm vụ của các góc, thời gian mỗi góc là 10 phút) chiếu trên màn hình và dán ở các góc, cho HS tự lựa chọn góc theo phong cách học của mình .
Vận động HS ngồi vào các góc cho cân đối về số lượng 
Thông báo hình thức, thời gian hoạt động và sản phẩm của mỗi góc. Lưu ‎ý hướng luân chuyển các góc.
- Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc. 
F GÓC QUAN SÁT
- GV höôùng daãn HS quan saùt các video trên laptop
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi tương ứng với các video.
- Lắng nghe để biết cách học tập
- Chọn góc phù hợp phong cách học và ngồi vào vị trí góc đã chọn. 
- Lắng nghe
-Nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ tại góc trong thời gian qui định. Hết thời gian sẽ dừng và chuyển vị trí để hoàn thành nhiệm vụ ở góc tiếp theo.
- HS quan sát kĩ các video và trả lời các câu hỏi và trong phiếu
- HS dùng kiến thức liên môn lịch sử và địa lí để trả lời
Phiếu học tập
Góc quan sát
Nhiệm vụ( phụ lục 1)
- Phiếu học tập số 1
Lực hấp dẫn
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.
Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa thông qua khoảng cách giữa hai vật.
Định luật vạn vật hấp dẫn.
Nội dung: sgk
Biểu thức:
Trong đó: 
Fhd là lực hấp dẫn (N)
m1 ,m2 là khối lượng của hai vật (kg)
r là khoảng cách giữa hai vật (m)
G = 6,67.10-11 (Nm2/kg2 ) là hằng số hấp dẫn
* Điều kiện áp dụng
+ Khoảng cách giữa các vật rất lớn so với kích thước giữa chúng
+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu, khi ấy r là khoảng cách giữa 2 tâm 
Trọng lực trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Độ lớn trọng lực: 
- Gia tốc rơi tự do:
g=GM(R+h)2 
Trong đó:
M là khối lượng Trái Đất (kg)
R: bán kính Trái Đất (m)
h: độ cao của vật so với mặt đất (m)
Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào độ cao h
FGÓC PHÂN TÍCH
Yêu cầu HS phân tích các kiến thức về 
- Lực hấp dẫn.
- Định luật van vật hấp dẫn.
- Điều kiện áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn
Bước 1: Cá nhân đọc SGK hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu giao việc (ghi vào giấy)
Bước 2: Các thành viên trong nhóm thảo luận cùng rút ra kết luận.
Góc phân tích
Nhiệm vụ ( phụ lục 2)
Phân tích đặc điểm lực hấp dẫn và hệ quả.
- Bút dạ, giấy Ao
F Góc áp dụng
GV höôùng daãn HS vận dụng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích và tính toán số liệu
( Kiến thức liên môn địa lí, toán học để trả lời)
- HS căn cứ vào kiến thức lực hấp dẫn hoàn thành nhiệm vụ của góc. 
- Cả nhóm cùng thảo luận tìm ra câu trả lời.
Góc áp dụng
Nhiệm vụ (phụ lục 3)
Giấy, bút, máy tính.
F Góc tìm kiếm
GV hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin và hình ảnh, kiến thức liên quan đến lực hấp dẫn và ảnh hưởng của thủy triều
HS: sử dụng sgk liên môn địa lí, lịch sử và internet để tìm kiếm và chọn lọc.
 Góc tìm kiếm
Nhiệm vụ (phụ lục 4)
- Giấy và bút, internet, sgk 
- phiếu phụ lục 4
Sau khi HS đã luân chuyển và hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc.
F Hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả đã đạt được
- Các nhóm mang kết quả của mình lên trên bảng dán.
- Mời 1 nhóm bất kì lên trình bày các kiến thức.
Các nhóm khác sẽ nhận xét và bổ sung (nếu có)
 GV Chốt kiến thức đúng.
Học sinh ổn định chỗ ngồi.
Đại diện của 1 nhóm lên trình bày kết quả.
Trong khi đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và cử đại diện nhận xét hoặc bổ sung (nếu có ).
Bảng , viết mực, máy chiếu
Củng cố -Kieåm tra ñaùnh giaù :
- GV nhaän xeùt chung veà tinh thaàn, keát quaû giôø thöïc haønh
- GV caên cöù vaøo phaàn trình baøy cuûa HS ñeå cho ñieåm .
Daën doø :
Giáo viên dặn dò học sinh
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm để học tiết sau
- Viết thu hoạch
GÓC QUAN SÁT
(phụ lục 1)
Thảo luận nhóm (Thời gian tối đa 7 phút)
	1. Mục tiêu: Quan sát các hiện tượng và sự kiện.
 	2. Nhiệm vụ : 
2.1	 Quan sát các video và trả lời các câu hỏi
Ghi câu trả lời vào ô trống trong phiếu học tập số 1
STT
Câu hỏi
Trả lời
1
Newton đã phát hiện ra điều gì trong video 1.
2
Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh. Nó chuyển động như thế nào?
3
Hiện tượng đề cập trong video 3 là hiện tượng gì?
4
Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng thủy triều như thế nào để chống giặc ngoại xâm?
GÓC PHÂN TÍCH
(Phụ lục 2)
Cá nhân + nhóm (Thời gian tối đa 7 phút)
1. Mục tiêu : Nghiên cứu nội dung kiến thức trong SGK tìm ra các kiến thức liên quan.
2. Nhiệm vụ : 
	21.	Học sinh đọc sách giáo khoa vật lí 10
 	2.2 	Học sinh tiến thành thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời 
Stt
Câu hỏi
Câu trả lời
1
Newton đã rút ra kết luận gì khi quan sát sự rơi và chuyển động của các hành tinh
2
 Lực hấp dẫn tuân theo định luật nào, nội dung định luật
3
Điều kiện áp dụng định luật
4
Công thức tính gia tốc rơi tự do
GÓC ÁP DỤNG
Thảo luận nhóm (Phụ lục 3)
 Cá nhân + nhóm (Thời gian thực hiện tối đa 7 phút)
Mục tiêu : 
- Từ kiến thức lực hấp dẫn vận dụng để giải thích các hiện tượng
- Vận dụng công thức lực hấp dẫn để tính toán 
2..Nhiệm vụ : căn cứ vào kiến thức lực hấp dẫn để hoàn thành các câu hỏi
Stt
Câu hỏi
Câu trả lời
1
Lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất, mặt trời và trái đất lực nào lớn hơn?
2
Vì sao ta không ra được lực hấp dẫn giữa các vật xung quanh ta?
3
Vì sao các hành tinh trong hệ mặt trời lại chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo xác định?
GÓC TÌM KIẾM
Vận dung kĩ thuật khăn trải bàn (Phụ lục 4)
 Cá nhân + nhóm (Thời gian thực hiện tối đa 7 phút)
Mục tiêu : Tìm kiếm 
- Thủy triều gây ra các tác động đối với cuộc sống của con người.
- Các ứng dụng lực hấp dẫn của con người.
2..Nhiệm vụ : 
- Học sinh tìm kiến trên mạng internet và trong sách giáo khoa các môn. Ghi vào các góc
- Sau đó chọn các câu chung ghi vào trung tâm.
Ý KIẾN CHUNG CỦA NHÓM
Ý kiến cá nhân 1
Ý kiến cá nhân 4
Ý kiến cá nhân 3
Ý kiến cá nhân 2
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
*Cách thức đánh giá kết quả học tập theo dạy học tích hợp:
PHIẾU QUAN SÁT HỌC SINH
Lớp: 10A1
Sĩ số: 38
Giáo viên: TRƯƠNG MẠNH TUẤN
ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
Kỹ năng giao tiếp, tương tác với học sinh
Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng
Biết lắng nghe và thừa nhận ý kiến của người khác
Biết ngắt lời một cách hợp lí
Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản hồi
Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục
Kỹ năng tạo môi trường hợp tác
Kỹ năng xây dựng niềm tin
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Kiểm tra, lập bảng điểm, bằng những câu hỏi sau:
Câu 1: Đặc điểm của lực hấp dẫn giữa hai chất điểm?
Câu 2: Vì sao mặt trăng chuyển động theo quỹ đạo tròn quanh trái đất? 
Câu 3: Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều, nêu một số lợi ích và tác hại của thủy triều?
Câu 4: Bạn có thể đề xuất phương án nhằm bảo vệ môi trường do tác hại của thủy triều gây ra?
8. Các sản phẩm của học sinh
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và chăm sóc cây xanh.
- Xây dựng khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_tich_hop_bai_LUC_HAP_DAN.doc