Các bước xây dựng Chuyên đề

I . Tên chuyên đề: Ngành công nghiệp ở Việt Nam

II, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - XH đối với sự phát triển và phân bố của CN nước ta.

- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ CN phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.

- Biết được tên một số ngành CN chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.

- Biết được 2 khu vực tập trung CN lớn nhất của nước ta là ĐBSH và vùng phụ cận (phía Bắc), ĐNB (phía Nam).

- Biết được 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta là TP. HCM và Hà Nội, các ngành CN chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4907Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các bước xây dựng Chuyên đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
Tên thành viên: Nguyễn Quang Đại – THCS Tiên Cát
 Nguyễn Thị Thanh Hà – THCS Vân Phú-Manduk
 Nguyễn Thị Thân- THCS Vân Phú-Manduk
I . Tên chuyên đề: Ngành công nghiệp ở Việt Nam
II, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: 
- Vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - XH đối với sự phát triển và phân bố của CN nước ta.
- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ CN phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
- Biết được tên một số ngành CN chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.
- Biết được 2 khu vực tập trung CN lớn nhất của nước ta là ĐBSH và vùng phụ cận (phía Bắc), ĐNB (phía Nam).
- Biết được 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta là TP. HCM và Hà Nội, các ngành CN chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các TNTN, sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lý kinh tế.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu CN, các NM và các mỏ than, dầu khí, các trung tâm CN Việt Nam.
3. Thái độ: 
- Yêu thích học bộ môn, có thế giới quan khoa học
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán..
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ 
III, Xây dựng nội dung chuyên đề: 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
IV, Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy: 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Nêu được các nhân tố tự nhiên, nhân tố KTXH ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp ở nước ta
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, nhân tố KTXH ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển ngành công nghiệp
- Đánh giá được nhân tố nào là quan trọng, nhân tố nào mang tính quyết định ảnh hưởng đến ngành CN
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội với sự phát triền và phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta
2. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Nêu được tên một số ngành CN chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.
- Nêu được 2 khu vực tập trung CN lớn nhất của nước ta là ĐBSH và vùng phụ cận (phía Bắc), ĐNB (phía Nam).
- Hiểu được thế mạnh của các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
- Hiểu được 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta là TP. HCM và Hà Nội, các ngành CN chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này.
- Dựa trên các thế mạnh của các ngành CN trọng điểm, chỉ ra được sự phân bố của chúng
- Giải thích được tại sao các ngành công nghiệp trọng điểm lại có sự phân bố khác nhau như vậy trong cả nước
V, Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập: 
1. Câu hỏi nhận biết
- Nhận xét nguồn TNTN nước ta phục vụ cho CN? 
- Nêu các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển CN?
- Dân cư và LĐ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố CN ?
- Giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển CN ở nước ta có định hướng lớn ntn?
- Hệ thống CN nước ta theo thành phần KT được phân ra ntn?
- Dựa vào H12.1, hãy: Sắp xếp các ngành CN trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn -> nhỏ?
+ Tìm 3 ngành CN có tỷ trọng trên 10% và cho biết chúng phát triển dựa vào thế mạnh gì?
- Nước ta có mấy loại than?
- Sự phân bố của CN khai thác nhiên liệu?
 - Sản lượng khai thác hàng năm?
- XĐ các mỏ than và dầu khí đang được khai thác trên bản đồ?
- Xác định trên H12.2 các nhà máy nhiệt điện ( chạy bằng than, khí), thuỷ điện?
- Sản lượng điện hàng năm nước ta như thế nào?
- Xác định trung tâm tiêu biểu của ngành (cơ khí - điện tử, hoá chất, xi măng, SX VLXD cao cấp)
- Nhận xét tỷ trọng ngành CN chế biến LT- TP?
- Kể tên các ngành CN ở Việt Trì mà em biết?
2. Câu hỏi thông hiểu
- Giữa TNTN và các ngành CN có mối quan hệ ntn?
- Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển CN?
- Ý nghĩa của thị trường đối với phát triển CN?
- Sản phẩm CN nước ta đang phải đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh thị trường?
- Vai trò của các ngành CN trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất CN?
- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung?
- Các ngành CN điện tử, cơ khí....có thế mạnh gì để phát triển?
- Đặc điểm phân bố của ngành CB LTTP? Trung tâm lớn?
- Ngành CN CB LTTP phát triển mạnh dựa trên những thế mạnh gì? 
- Ngành dệt may nước ta có ưu thế gì để phát triển?
- Dựa vào H12.3, kể tên các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? 
- Dựa vào bản đồ CNVN (hoặc H12.3) :Xác định 2 trung tâm CN lớn nhất của cả nước?
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành CN ở Việt Trì?
3. Câu hỏi vận dụng
- Nhận xét ảnh hưởng của phân bố tài nguyên KS tới sự phân bố 1 số ngành CN trọng điểm?
- Ý nghĩa của nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự phát triển và phân bố CN?
- Qua các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN, hãy cho biết:
+ Yếu tố nào là đầu vào?
+ Yếu tố nào là đầu ra?
+ Yếu tố nào vừa coi là đầu vào, đầu ra?
 4. Câu hỏi vận dụng cao
- Giải thích sự phân bố của ngành CN CBLTTP? 
- Tại sao ngành dệt may lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn ?
 - Từ H12.1, hãy thể hiện cơ cấu CN nước ta bằng sơ đồ? 
- Việc phát triển CN ở Việt trì đặt ra những thời cơ và thách thức gì?
CHUYÊN ĐỀ: NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
( Thời lượng: 03 tiết)
I- Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Hiểu vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - XH đối với sự phát triển và phân bố của CN nước ta.
- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ CN phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
- Biết được tên một số ngành CN chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.
- Biết được 2 khu vực tập trung CN lớn nhất của nước ta là ĐBSH và vùng phụ cận (phía Bắc), ĐNB (phía Nam).
- Thấy được 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta là TP. HCM và Hà Nội, các ngành CN chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này.
2. Kĩ năng: 
- Có kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các TNTN, sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lý kinh tế.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu CN, các NM và các mỏ than, dầu khí, các trung tâm CN Việt Nam.
3. Thái độ: 
- Yêu thích học bộ môn, có thế giới quan khoa học
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán..
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ 
II. Hình thức, phương pháp , kĩ thuật:
1. Hình thức: Dạy học trên lớp
2. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề...
3. Kĩ thuật: Nêu câu hỏi, dạy học hợp tác.....
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam (hoặc át lát địa lý Việt Nam)
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
- Sơ đồ H11.1 (vẽ ra bảng phụ)
- Bản đồ kinh tế chung VN ( Bản đồ Công nghiệp VN
 - Một số hình ảnh về CN nước ta (sưu tầm).
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Átlát...
 IV. Tiến trình bài mới:
 * ổn định tổ chức: 
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
Ghi chú
9A
9B
9C
Khởi động: GV cho HS quan sát 1 số bức tranh về ngành công nghiệp. 
CH: Những hình ảnh trên là của ngành nào? 
GV: Dẫn dắt, giới thiệu bài
 2. Hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và phát triển CN
 Mục tiêu: HS hiểu vai trò của các nhân tố tự nhiên, xã hội đối với sự phát triển và phân bố của CN nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
I. Các nhân tố tự nhiên
GV treo bảng phụ có vẽ sơ đồ H 11.1 có để trống 1 số ô ( bên phải/ bên trái)
- Gọi 1 HS lên bảng điền:
CH: Nhận xét nguồn TNTN nước ta phục vụ cho CN? (p2, đa dạng)
CH: Giữa TNTN và các ngành CN có mối quan hệ ntn?
- TNTN nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu CN đa ngành.
CH: Dựa vào bản đồ địa chất và KSVN 
CH: Nhận xét ảnh hưởng của phân bố tài nguyên KS tới sự phân bố 1 số ngành CN trọng điểm?
+ CN khai thác nhiên liệu: than, thuỷ điện, NĐ (TDMN bắc bộ), dầu khí (ĐNB)
+ CN luyện kim đen, màu: TDMN bắc bộ
+ CN hoá chất: SX phân bón, hoá chất cơ bản (TDMN bắc bộ), SX phân bón, và hoá dầu (ĐNB)
+ CNSXVLXD: đá vôi, xi măng (ĐBSH), sét, xi măng (ĐBSCL).
CH: Ý nghĩa của nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự phát triển và phân bố CN?
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm
II. Các nhân tố kinh tế xã hội
CH: Nêu các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển CN?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
 ( Mỗi nhóm nghiên cứu 1 nhân tố KTXH)
- Các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
GV: Chuẩn xác kiến thức
CH: Dân cư và LĐ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố CN ?
CH: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển CN?
+ Nối liền các ngành, các vùng sản xuất giữa sản xuất với tiêu dùng
+ Thúc đẩy CMHSX, hợp tác kinh tế CN
1) Dân cư và lao động
- Tạo thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng
- Thuận lợi cho nhiều ngành CN cần nhiều lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2) CSVC kĩ thuật và CSHT 
- Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ, phân bố tập trung ở một số vùng
- CSHT được cải thiện (nhất là vùng kinh tế trọng điểm)
CH: Giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển CN ở nước ta có định hướng lớn ntn?
-> (Gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, KH đầu tư đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đối ngoại)
3) Chính sách phát triển CN
- Chính sách CNH và đầu tư
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác...
CH: Ý nghĩa của thị trường đối với phát triển CN?
+ Quy luật cung cầu giúp điều tiết sản xuất
4) Thị trường
+ Cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
CH: Sản phẩm CN nước ta đang phải đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh thị trường?
CH: Qua các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN, hãy cho biết:
+ Yếu tố nào là đầu vào?
+ Yếu tố nào là đầu ra?
+ Yếu tố nào vừa coi là đầu vào, đầu ra?
- Bị cạnh tranh của hàng ngoại nhập
- Sức ép cạnh tranh khi xuất khẩu
3. Luyện tập: 
+) Gợi ý làm BT1 (SGK/ trang 41)
- Sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội tương ứng với các yếu tố đầu vào, đầu ra ảnh hưởng đến SXCN (Theo sơ đồ câu 1 trang 41).
. Các yếu tố đầu vào: nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động, Cơ sở vật c.hất kĩ thuật
. Các yếu tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước
(Yếu tố chính sách tác động cả đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp)
CH: Tìm ý đúng điền vào chỗ trống các câu sau:
1. Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất CN................
	-> CN chế biến LT thực phẩm
2. CN khai thác than chủ yếu phân bố ở........ sản lượng.....
	-> Quảng Ninh.... 15 - 20 triệu tấn
3. CN khai thác dầu khí chủ yếu phân bố ở..............Các mỏ dầu.............. Mỏ khí........... -> Thềm lục địa phía Nam. Mỏ dầu: Bạch Hồ, Mỏ Rồng. Mỏ khí: Lan Đỏ, Lan Tây.
4. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta......... 	-> Phú Mĩ (B/Rịa - V/Tàu)
5. Nhà máy nhiệt điện lớn nhất (bằng than)........ 	-> Phả Lại
6. Nhà máy thuỷ điện lớn được xây dựng trên sông Đà........ -> Hoà Bình
7. Khu vực CN lớn nhất cả nước........ -> Đồng bằng SH, ĐNB
8. Trung tâm CN lớn nhất ......... 	 -> Tp H/Chí Minh và Hà Nội
9. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng là những trung tâm dệt may lớn dựa trên ưu thế....... - > Nguồn LĐ rẻ, thị trường rộng
4. Vận dụng: 
CH: Kể tên các ngành CN ở Việt Trì mà em biết?
 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CN đó?
5. Tìm tòi, mở rộng:
CH: việc phát triển CN ở Việt trì đặt ra những thời cơ và thách thức gì?
.......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docnganh_cong_nghiep_o_VN_dia_9_VT.doc