Cấu tạo và tính chất của xương

1. Kiến thức :

 Học sinh nắm được cấu tạo chung của 1 xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương. Đồng thời xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương

2. Kĩ năng:

Qua việc quan sát tranh- hình, thí nghiệm HS tìm ra kiến thức. Đồng thời các em có kĩ năng tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lí thuyết và hoạt động nhóm.

3. Thái độ :

 Các em có ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu tạo và tính chất của xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG- SINH HỌC 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
 Học sinh nắm được cấu tạo chung của 1 xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương. Đồng thời xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương
2. Kĩ năng: 
Qua việc quan sát tranh- hình, thí nghiệm HS tìm ra kiến thức. Đồng thời các em có kĩ năng tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lí thuyết và hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
 Các em có ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi 	
II. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H8.1-8.5 SGK.
- Xương đùi ếch hoặc xương sườn gà 
- Kẹp, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dd HCl 10%
III. Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bước 1: Tình huống xuất phát
- Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” (SGK – 31) 
? Đọc đoạn thông tin đó em có suy nghĩ gì? 
? Tại sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
- Liên hệ được với các kiến thức đã học và hiểu biết thực tế trong cuộc sống để từ đó ý thức được vấn đề GV nêu ra:
- Xương rất cứng.
- Xương có sức chịu đựng rất lớn.
-  chắc chắn xương phải có cấu tạo đặc biệt.
Bước 2: Hình thành câu hỏi của học sinh
- Theo các em, cấu tạo đặc biệt của xương thể hiện như thế nào?
- Em suy nghĩ rồi viết hoặc vẽ vào vở thực hành diễn tả suy nghĩ về điều đó.
Trong khi học sinh viết ra các ý kiến của mình về cách tìm hiểu cấu tạo, tính chất của xương giáo viên đi xuống và quan sát vở thực hành của một số học sinh để nắm bắt nhanh các quan niệm ban đầu của học sinh. Trong quá trình quan sát, cố gắng nắm bắt nhanh những quan niệm khác biệt của học sinh, chọn những học sinh có quan niệm "sai" nhiều nhất để yêu cầu lên trình bày trước, những học sinh có quan niệm "đúng" nhất cho trình bày sau.
Tổ chức cho học sinh nêu các quan niệm ban đầu và thảo luận. Chú ý làm cho học sinh phát hiện được các điểm quan trọng trong các cách làm khác nhau:
- Làm việc cá nhân: Ghi những quan niệm của mình về cấu tạo và tính chất của xương.
- Làm việc theo nhóm: Thảo luận để thống nhất ý kiến nhóm. Ghi vào bảng phụ hoặc ghi vào vở thực hành để trình bày sau đó.
Có thể có một số nhóm quan niệm ban đầu như sau:
- Xương cứng là do có canxi.
- ngoài canxi xương phải có một chất nào đó
- Xương phải có hình dạng như thế nào để thực hiện các chức năng
- Từ các quan niệm ban đầu, HS đưa ra các câu hỏi như:
?1. Xương có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
?2. Xương có thành phần hóa học như thế nào để có sức chịu đựng lớn như vậy?
?3. Tính chất của xương là gì?
Bước 3: Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà học sinh nêu ra bằng cách nêu các câu hỏi:
- Làm thế nào để biết được đặc điểm cấu tạo của xương?
- Làm thế nào để nhận biết được sự to ra và dài ra của xương?
- Làm thế nào để kiểm tra được trong xương có canxi?
- Làm thế nào để biết được trong xương ngoài canxi còn có chất gì?
Học sinh đề xuất các phương án thực nghiệm:
- Nghiên cứu Hình 8.1 và 8.2
- Nghiên cứu H 8.4 và 8.5
- Thí nghiệm đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cháy hết (không còn khói bay lên). Để xương nguội, bóp nhẹ phần xương đã đốt và nhận xét.
- Thí nghiệm ngâm xương vào dung dịch HCl 10% trong 15 phút sau đó dung kẹp vớt xương ra rửa sạch và quan sát.
 Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Giáo viên phát cho học sinh các đồ dùng:
- Tranh vẽ các hình 8.1; 8.2; 8.4; 8.5.
 - Xương đùi ếch hoặc xương sườn gà 
- Kẹp, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dd HCl 10%
Yêu cầu tiến hành thực nghiệm và ghi kết quả vào vở thực hành
Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên đi đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh khi cần, quan sát nhanh vở thực hành của học sinh để nắm bắt các kết quả thí nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, tuy nhiên không làm giúp học sinh.
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
Nhóm 1: Nghiên cứu Hình 8.1 và 8.2
Nhóm 2: Nghiên cứu H 8.4 và 8.5
Nhóm 3: Kiểm nghiệm về độ cứng của xương
Nhóm 4: Tìm chất có trong xương ngoài canxi
Ghi cách tiến hành các thí nghiệm và kết quả tương ứng vào vở thực hành.
Sau khi làm xong các nhóm báo cáo và thảo luận toàn lớp.
Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.
Nêu các câu hỏi để học sinh giải thích thêm về các kết quả thí nghiệm thu được.
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, trả lời các câu hỏi của nhóm bạn.
Ghi chép các kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp.
PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC
I. Cấu tạo xương
1. Cấu tạo xương dài: Bảng 8.1 SGK
2. Chức năng của xương dài: Bảng 8.1 SGK
II. Sự lớn lên và dài ra của xương
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các TB ở mặt trong màng xương phân chia
- Xương dài ra nhờ 2 đĩa sụn tăng trưởng( nằm giữa thân xương và 2 đầu xương) hóa xương.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Xương gồm 2 thành phần hóa học:
+ Chất hữu cơ ( cốt giao)	
+ Chất vô cơ ( chất khoáng): Chủ yếu là canxi
Giáo viên phát cho học sinh phiếu tổng kết kiến thức. Giao cho học sinh tiếp tục tìm hiểu các biện pháp vệ sinh xương. Giải thích hiện tượng loãng xương ở người già
Nhận các phiếu tổng kết kiến thức và dán vào vở thực hành
Làm báo cáo về các biện pháp vệ sinh xương. Giải thích hiện tượng loãng xương ở người già

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Cấu tạo và tính chất của xương (3).doc