Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Địa lý lớp 12

I. Yêu cầu:

- Đề kiểm tra học kỳ phải đảm bảo lượng kiến thức địa lý đã giảng dạy trong học kỳ được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.

- Đánh giá được mức độ năng lực của học sinh theo từng cấp độ:

+ Năng lực nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích- tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).

+ Năng lực tư duy (tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ).

- Đề kiểm tra được ra theo hướng đánh giá, tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Địa lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12
_______
I. Yêu cầu:
- Đề kiểm tra học kỳ phải đảm bảo lượng kiến thức địa lý đã giảng dạy trong học kỳ được kiểm tra đầy đủ và toàn diện..
- Đánh giá được mức độ năng lực của học sinh theo từng cấp độ:
+ Năng lực nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích- tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).
+ Năng lực tư duy (tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ).
- Đề kiểm tra được ra theo hướng đánh giá, tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.
II. Nội dung kiểm tra:
1. Học kì 1.
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta
- Biết được số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
- Sử dung biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế.
CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Nội dung 1: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ,
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam 
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.
- Sử dụng bản đồ, Atlát Địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Nội dung 2: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
- Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam: Nhiều đồi núi, Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta
- Sử dụng các bản đồ Tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ các dãy núi, các cánh cung, các cao nguyên, các dòng sông. 
- Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên (về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật).
- Sử dung bản đồ, Atlát Địa lí Việt Nam, biểu đồ để trình bày, nhận xét mối quan hệ của các thành phần tự nhiên và giải thích đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta. 
Nội dung 3: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra 
- Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất; một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. 
- Biết được Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam. 
- Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.
- Sử dung các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên nước ta và vận dụng một số biện pháp bảo vệ tự nhiên.
 2. Học kì 2.
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Nội dung 1: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư.
- Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố không hợp lí.
- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.
- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư ở nước ta.
- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlát Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlát Địa lí Việt Nam
Nội dung 2: Lao động và việc làm.
- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta..
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề gay.gắt của nước ta và hướng giải quyết. 
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động.
Nội dung 3: Đô thị hóa.
- Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế - xã hội.
- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Sử dụng bản đồ Phân bố dân cư và Atlát Địa lí Việt Nam để nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.
- Sử dụng bản đồ Phân bố dân cư và Atlát Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê
CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ.
Nội dung 1:Chuyển địch cơ cấu kinh tế.
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 2: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp. 
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp : trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta..
- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 
+ Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.
- Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản và một số phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta. 
- Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp. 
+ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm 7 vùng nông nghiệp của nước ta..
- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 
- Sử dụng bản đồ nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp.
- Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
- Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu và biểu đồ cho trước.
- Vẽ biểu đồ, phân tích các bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp.
- Phân tích bản đồ Lâm, ngư nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định các khu vực sản xuất, khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.
- Sử dụng bản đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành sản xuất nông nghiệp, vùng chuyên canh lớn (chuyên canh lúa, cà phê, cao su).
- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của bảy vùng nông nghiệp, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 3: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. 
+ Cơ cấu ngành công nghiệp và vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
 + Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. 
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp. 
- Phân tích bản đồ Công nghiệp chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng thống kê về công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Sử dụng bản đồ Công nghiệp hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm (một số trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam với các ngành nổi bật).
- Sử dụng bản đồ Công nghiệp Việt Nam, Atlát Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam, xác định vị trí một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp của nước ta.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 4: Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 
+ Vấn đề phát riển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta: phát triển khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình.
+ Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của giao thông vận tải.
- Sử dụng bản đồ Giao thông hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố của một số tuyến giao thông vận tải, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc quan trọng.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.
- Sử dụng bản đồ Du lịch, Kinh tế, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế,...).
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÍ CÁC VÙNGKINH TẾ
 Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng.
- Hiểu và trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
- Sử dụng bản đồ, Atlát Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện, trồng và chế biến chè, chăn nuôi gia súc). 
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Hoà Bình, Thái Nguyên, Điện Biên Phủ.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. 
- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng (công nghiệp, sản xuất lương thực, thương mại, du lịch).
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để hiểu và trình bày sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Dương, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 3:Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng.
- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng. 
- Phân tích số liệu thống kê để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Thanh Hoá, Vinh, Huế.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 4:Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế -xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển, tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày về hiện trạng và sự phân bố các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc tổng hợp các nguồn tài liệu: bản đồ, số liệu thống kê để so sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 5:Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.
- Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật đối với phát triển kinh tế.
- Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng;phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
- So sánh được sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên; nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè); thủy điện).
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn của Tây Nguyên. 
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Nội dung 6:Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
- Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ.
- Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường. 
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí, giới hạn và nhận xét, giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế tiêu biểu của Đông Nam Bộ (công nghiệp, nông nghiệp).
- Phân tích số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ để nhận biết một số vấn đề phát triển kinh tế của vùng. 
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ. 
Lưu ý: Nội dung kiểm tra từ 20/4 trở đi do cơ sở tự kiểm tra đánh giá
III. Cấu trúc: 
	- Hình thức đề: Tự luận.
	- Thời lượng: 90 phút.
- Số câu: Người ra đề dựa vào nội dung kiểm tra của ma trận để có số câu hỏi thích hợp.
IV. Mẫu ma trận đề kiểm tra:(do người ra đề trực tiếp thực hiện)
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
CHỦ ĐỀ 
Câu..
Câu..
CHỦ ĐỀ 
Câu..
Câu..
Cộng
30
30
30
10

Tài liệu đính kèm:

  • docDia 12.doc