Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I

Câu hỏi 1: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT)

 ?Hãy cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?

Hướng dẫn:

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Câu hỏi 2: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT)

?. Em hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trong đó Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?

Hướng dẫn:

- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.

- Trái Đất đứng ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Câu hỏi 3: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

 ?Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Nam, nửa cầu Bắc?

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I
CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT
Câu hỏi 1: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT)
 ?Hãy cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Hướng dẫn:
Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu hỏi 2: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT)
?. Em hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trong đó Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
Hướng dẫn:
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
- Trái Đất đứng ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu hỏi 3: ( Bài 1 – Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
 ?Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Nam, nửa cầu Bắc?
Hướng dẫn:
- Kinh tuyến: là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu, có độ dài bằng nhau.
- Vĩ tuyến: là những vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến, song song với nhau và có độ dài nhỏ dần về 2 cực.
- Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến 00, đi qua đài thiên văn Grin – uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh).
- Vĩ tuyến gốc: là vĩ tuyến lớn nhất 00 (Xích đạo).
- Kinh tuyến Đông: là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông: là nửa cầu nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
- Nửa cầu Tây: là nửa cầu nằm bên trái kinh tuyến gốc.	
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam
Câu 4: ( Bài 3- Tiết 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ)
 ?Hãy cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
Hướng dẫn:
Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
Câu hỏi 5: (Bài 4- tiết 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí)
? Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm là gì? Cách viết tọa độ địa lí của một điểm?
Hướng dẫn:
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gốc, tính bằng số độ.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến đường xích đạo (hay vĩ tuyến gốc), tính bằng số độ.
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
- Cách viết tọa độ địa lí của một điểm:
+ Viết kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới: 
VD:  Điểm C
+ Hoặc viết kinh độ trước, vĩ độ sau:
VD: Tọa độ địa lí của điểm C (200T, 100B).
Câu 6: ( Bài 5- Tiết 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ)
?. Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
Hướng dẫn:
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
nước tồn tại ở thể lỏng,rất cần cho sự sống
Câu hỏi 7: ( Bài 5- Tiết 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ)
?. Để biểu hiện độ cao của địa hình người ta làm thế nào?
Hướng dẫn:	
Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hoặc đường đồng mức.                                                    
Câu 8: ( Bài 5- Tiết 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ)
 ?. bản đồ là gì? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Cho ví dụ mỗi loại kí hiệu?
Hướng dẫn:
- Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.
- Có 3 loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
+ Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,
+ Kí hiệu đường: đường ô tô, đường sông, rang giới quốc gia,
+ Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,
Câu 9: ( Bài 7- Tiết 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC VÀ CÁC HỆ QUẢ)
?. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Để quay được một vòng quanh trục phải mất bao nhiêu thời gian?
Hướng dẫn:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). : 
Câu 10: Tiết 7. Bài 7 Sự vận động tự quay trục của Trái Đất và các hệ quả
?.Trên bề mặt Trái Đất người ta chia ra làm bao nhiêu khu vực giờ?
A. 20 C. 23
B. 21 D. 24
Hướng dẫn: D
Câu 11: Bài 8- tiết 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 
?. Trái Đất chuyển quanh Mặt Trời theo hướng nào? Để quay được một vòng quanh Mặt Trời phải mất bao nhiêu thời gian?
Hướng dẫn:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.
- Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời hết 365 ngày 6 giờ.
Câu hỏi 12. ( Bài 8- tiết 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI )
 ?. Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? 
Từ Đông sang Tây
Từ Tây sang Đông
Từ Bắc xuống Nam
Từ Nam lên Bắc
Hướng dẫn: B
Câu hỏi 13. ( Bài 8- tiết 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI )
 ? Hãy cho biết Trái Đất cùng một lúc tham gia mấy chuyển động? Kể tên các chuyển động đó?
Hướng dẫn: 
Trái Đất cùng lúc tham gia 2 chuyển động: tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời.
 Câu hỏi 14. ( bài 9- tiết 11: HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA.)
 ? Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là:
A. Nằm ở 2 cực
B. Nằm trên xích đạo
C. Nằm trên 2 vòng cực
D. Nằm trên 2 chí tuyến
Hướng đẫn: A
Câu hỏi 15: ( Tiết 12. Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT)
?.Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Con người sinh sống ở lớp nào? 
Hướng dẫn:
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi. Trên vỏ Trái Đất có núi , song, nước.là nơi sinh sống của xã hội loài người. 
Câu hỏi 16: ( Tiết 12. Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT)
?. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Đặc điểm của từng lớp?
Hướng dẫn:
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ: mỏng nhất, rắn chắc. Nhiệt độ tối đa là 1.0000C.
- Lớp trung gian: dày gần 3.000km, quánh dẻo hoặc lỏng. Nhiệt độ từ 1.5000C đến 4.7000C.
- Lớp lõi (nhân): dày trên 3.000km, lỏng hoặc rắn. Nhiệt độ khoảng 5.0000C.
Câu 17: ( Tiết 12. Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT)
?.Trái Đất có có cấu gồm mấy lớp? Nêu cấu tạo của các lớp?
Hướng dẫn: 
- Trái Đất có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân.
- Cấu tạo của các lớp: 
+ Vỏ Trái Đất: Có độ dày từ 5-70 km, trạng thái rắn chắc, nhiệt độ TB 10000C
+ Lớp trung gian: Dày gần 3000 km, trạng thái quánh dẻo nhiệt độ TB từ 1500 - 47000C
+ Lớp nhân (lõi): Dày trên 3000 km, ngoài lỏng trong rắn, nhiệt độ lên tới 50000C
Câu 18: ( tiết 13 bài 11: Thực hành: SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐÂT.)
?. Kể tên các lục địa trên Trái Đất?
Hướng dẫn: 
Tên các lục địa trên Trái Đất:
- Lục địa Á - Âu
- Lục địa Phi
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Ôxtrâylia.
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
( kì I có 3 bài: bài 12,13,14)
Câu 1: ( Bài 12- Tiết 14: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐIA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT)
?. Nội lực, ngoại lực là những lực như thế nào ? 
Hướng dẫn:
 - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Có tác dụng nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất 
 - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm hai quá trình: phong hóa các loại đá xâm thực (do nước chảy, gió,). 
Câu 2: ( Bài 12- Tiết 14: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐIA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT)
?. Núi lửa đã gây nhiều thiệt hại, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống
Hướng dẫn:
Đất đỏ do khói bụi, dung nham núi lửa phân hủy tạo thành có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng (cao su, cà phê), nên có dân cư sinh sống khá đông đúc.
Câu 3: ( Bài 12- Tiết 14: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐIA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT)
Nêu các hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại chủa chúng? 
Hướng dẫn:
- Núi lửa: là hình thức phun trào mácma ở dưới sâu lên mặt đất.
+ Có 2 loại núi lửa: núi lửa hoạt động và núi lửa tắt.
+ Tác hại của núi lửa: tro bụi, dung nham vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nươngnhưng vùng đất đai đỏ phì nhiêu do dung nham bị phân hủy thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
+ Tác hại: gây thiệt hại lớn về người và của
Câu 4: ( Bài 12- Tiết 14: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐIA HÌNH BỀ MẶT Trái Đất)
?. Nội lực là gì ? Ngoại lực là gì? Tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch? 
Hướng dẫn: 
- Nội lực: Là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực: Là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì chúng xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái đất.
Câu 5: ( Bài 12- Tiết 14: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐIA HÌNH BỀ MẶT Trái Đất)	
?. Mác ma là gì?
Hướng dẫn:
- Mác ma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.
 Câu 6: ( Tiết 15- Bài 13: : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT )
?. Có mấy cách để phân loại núi?
Hướng dẫn: Có hai cách phân loại núi:
- Dựa vào độ cao: Núi cao, núi trung bình, núi thấp.
- Dựa vào thời gian hình thành: Núi già, núi trẻ.
Câu 7: ( Bài 13- Tiết 15: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT )
?. Núi là gì? Núi gồm những bộ phận nào? Người ta phân loại núi dựa theo những căn cứ nào? Phân biệt các loại núi?
Hướng dẫn:
- Núi: là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển.
- Người ta phân loại núi căn cứ vào độ cao:
+ Núi cao: từ 2.000m trở lên.
+ Núi trung bình: từ 1.000m đến 2.000m.
+ Núi thấp: dưới 1.000m.
Câu 8: ( Bài 13- Tiết 15: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT )
?. Hãy phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào các bộ phận đỉnh, sườn, thung lũng của nó.
Hướng dẫn:
Núi già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông. 
Núi trẻ đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Câu 9: ( Bài 14- Tiết 16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?. Đồi là dạng địa hình như thế nào? 
Hướng dẫn:
- Đồi là dạng địa hình nhô cao,có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường không quá 200m.
Câu 10: ( Bài 14- Tiết 16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?. Nêu khái niệm bình nguyên( đồng bằng)? 
Hướng dẫn:
Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên bồi tụ ở cửa sông gọi là châu thổ.
Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
 Câu 11: ( Bài 14- Tiết 15,16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?.Có những dạng địa hình nào trên bề mặt Trái Đất? Thế nào là Bình nguyên (Đồng bằng)? 
Đáp án: 
- Có 3 dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất: Đồi núi, cao nguyên, bình nguyên.
- Bình nguyên: Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng có độ cao tuỵêt đối thường dưới 200m. Các bình nguyên được bồi tụ ở các cửa sông lớn gọi là châu thổ.
Câu 12 : ( Bài 14- Tiết 16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?. Em hãy cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình: núi, bình nguyên, cao nguyên, đồi ?
Hướng dẫn:
Dạng địa hình
Độ cao tuyệt đối
Núi
Bình nguyên
Cao nguyên
Đồi
Trên 500 m
Dưới 200 m
Trên 500 m
Không quá 200 m
 Câu 13: ( Bài 14- Tiết 16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?.Bình nguyên được hình thành do những nguyên nhân nào?
Hướng dẫn: Bình nguyên được hình thành do hai nguyên nhân sau:
	- Do băng hà bào mòn
	- Do phù sa của biển hay các con song bồi tụ
 Câu 14: ( Bài 14- Tiết 16: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( tiếp theo)
?. Những biểu hiện san bằng và bồi đắp của địa hình là kết quả của quá trình:
Xâm thực
Bồi tụ
Phong hóa
Tất cả đều đúng
Câu hỏi 15: Tiết 16, Bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất (TT). 
 ?. Bình nguyên được chia thành mấy loại ? Kể tên từng loại ? 
Hướng dẫn:
- Bình nguyên được chia thành hai loại.
+ Bình nguyên do băng hà bào mòn.
+ Bình nguyên do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia ly - lop 6.doc