Giáo án Địa 7 - Năm học: 2011-2012

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số Thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

 2. Kĩ năng: Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số, biết cách xây dựng tháp tuổi.

 3. Thái độ :

- Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

II. Phương tiện dạy học:

- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.

- Ảnh 2 tháp tuổi.

 - Bảng phụ, phiếu học tập

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài mới : ( Giống phần mở bài trong SGK/ Tr. 3 )

 * Bài mới

 

doc 159 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1482Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa 7 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh các đại dương bao quanh từng lục địa.
 N3 : Trên thế giới có mấy châu lục ? Xác định vị trí, giới hạn các châu lục.
 N4 : Kể tên và xác định một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa ?
Các nhóm tiến hành thảo luận, cử đại diện lên trình bày trên bản đồ Thế giới.
CH : Quan sát bản đồ thế giới, hãy cho biết :
- Lục địa nào gồm 2 châu lục ? Đó là các châu lục nào ?
- Châu lục nào gồm 2 lục địa ? Đó là các lục địc nào ?
- Châu lục nào nằm dưới lớp băng tuyết vĩnh cửu phủ quanh năm ?
HS trả lời, GV nhận xét, giảng giải về các châu lục và lục địa trên thế giới.
Hoạt động 2: Nhóm.(18 phút)
CH : Dựa vào bảng số liệu Tr.80 SGK, hãy cho biết trên Thế giới có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ ? 
CH : Châu lục nào có nhiều quốc gia nhất (châu Phi) và châu lục nào có ít quốc gia nhất (châu Nam Cực)?
CH : Quan sát hình 25.1/ tr 80 SGK, hãy cho biết người ta đã phân chia thu nhập bình quân đầu người trên Thế giới thành các mức như thế nào ?
HS : thành 5 mức khác nhau.
CH : Để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế- xã hội từng nước, người ta dựa vào chỉ tiêu gì ?
HS trả lời, GV giảng về khái niệm chỉ số phát triển của con người (HDI) : Là sự kết hợp của 3 thành phần : tuổi thọ, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người
CH : Dựa vào chỉ tiêu trên, các nươc trên thế giới được chia làm mấy nhóm ? Đó là nhũng nhóm nước nào ?
HS trả lời, GV nhận xét.
GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (2 phút)
* Nhóm 1&2: Tìm hiểu nhóm nước phát triển. Xác định các nước đó trên lược đồ
* Nhóm 3&4: Tìm hiểu nhóm nước đang phát triển. Xác định các nước đó trên lược đồ.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt ý.
Yêu cầu HS làm bài tập 2/ Tr.81 sgk
CH : Liên hệ Việt Nam thuộc nhóm nước nào ?
Ch : Ngoài cách phân loại trên thì việc phân chia các nhóm nước còn có cách phân loại nào khác?
GV giảng vế sự phân chia các nhóm nước theo cơ cấu kinh tế.
1. Các lục địa và các châu lục:
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn, có biển và đại dương bao quanh.
Trên Thế giới có 6 lục địa
- Trên Thế giới có 4 đại dương
- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo, quần đảo thuộc lục địa đó.
Trên Thế giới có 6 châu lục
2. Các nhóm nước trên thế giới:
- Dựa vào các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số phát triển con người (HDI), người ta chia các nước trên thế giới làm 2 nhóm:
+ Nhóm nước phát triển.
+ Nhóm nước đang phát triển.
IV. Củng cố : ( 4 phút)
 - GV khái quát lại nội dung bài học
 - Tại sao nói “ Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” ?
 - Cho HS làm BT 2/ tr 81 SGK.
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
V. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài cũ và trả lời CH trong SGK
- Xác định lại vị trí các lục địa, đại dương và các châu lục trên Thế giới.
- Tìm hiểu bài “Thiên nhiên châu Phi”
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu vầ thiên nhiên, kinh tế - Xã hội châu Phi.
 --------------------------------------------------------------------------------
Tuần 15 : Ngày soạn: 29.11.2010 Ngày giảng: 30.11.2010
CHƯƠNG VI:	 CHÂU PHI
 Tiết 29 - Bài 26: 	 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức: 
 - Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới.
- Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình và khoáng sản Châu Phi
 2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi.
II. Phương tiện dạy học:
 Bản đồ tự nhiên châu Phi
III. Hoạt động của GV và HS :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra 15 phút
* Khởi động : (Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.82)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp/ Nhóm (10 phút)
GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi, hướng dẫn HS quan sát
Gọi 1 HS lên xác định trên bản đồ lãnh thổ châu Phi.
GV nhận xét, xác định lại và giới thiệu toạ độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Phi.
 + Cực Bắc : mũi Cáp Blăng 37° 20’B
 + Cực Nam : mũi Kim 34° 51’N
 + Cực Đông : mũi Rát-ha-phun 51° 24’N
 + Cực Tây : mũi Xanh (Cáp – ve) 17° 35’T
CH : Cho biết diện tích của châu Phi ? So sánh với các châu lục khác và rút ra nhận xét ?
Gv cho HS thảo luận nhóm(2 phút)
CH : Quan sát hình 26.1/ Tr.83 SGK kết hợp bản đồ tự nhiên châu Phi, cho biết:
N 1 : - Châu Phi tiếp giáp với những biển và đại dương nào? Xác định trên lược đồ.
N 2 : - Đường xích đạo đi qua phần nào của châu Phi?
- Hai đường chí tuyến đi qua phần nào của lục địa ?
- Vậy lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
HS tiên hành thảo luận và trình bày kết quả
GV nhận xét, bồ sung
CH : Quan sát lược đồ nhận xét đặc điểm của đường bờ biển châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi?
Yêu cầu HS nêu tên và xác định các đảo lớn và bán đảo lớn ở châu Phi trên bản đồ.
CH : Nêu tên và xác định các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi ?
CH : Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới?
HS trả lời, GV nhận xét, giới thiệu thêm về kênh đào Xuy-ê và ý nghĩa của nó : điểm nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế - đường biển đi từ Tây Âu sang Viễn Đông qua biển Địa Trung Hải vào Xuy-ê được rút ngắn rất nhiều
Hoạt động 2 : Cả lớp / Nhóm (10 phút)
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, giới thiệu về kí hiệu các dạng địa hình 
GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút) theo phiếu học tập 
CH : Quan sát lược đồ cho biết ở châu Phi có các dạng địa hình nào? Dạng địa hình nào là chủ yếu?
CH : Nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các dạng địa hình ở châu Phi ?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
GV nhận xét, chốt nội dung chính.
Yêu cầu HS xác định trên bản đồ các dãy núi, các bồn địa và sơn nguyên ở châu Phi.
CH : Cho biết địa hình ở phía Đông khác địa hình phía Tây châu Phi như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
HS : Các cao nguyên cao từ 1500m – 2000m tập trung phía Đông Nam. Thấp dần là các bồn địa và các hoang mạc ở phía Tây Bắc. Do phía Đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp và thung lũng sâu
CH : Qua đó cho biết hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi?
HS trả lời, GV nhận xét.
Yêu cầu HS xác định trên lược đồ vị trí các sông, hồ lớn ở châu Phi.
CH : Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở châu Phi ?
Hoạt động 3: Cặp/ nhóm (5 phút)
GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp (2 phút) hoàn thành bài tập 3/ Tr.84 sgk
CH : Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, cho biết ở châu Phi có các tài nguyên khoáng sản nào ? Xác định vị trí của các mỏ khoáng sản đó trên lược đồ ?
Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV treo bảng phu chuẩn xác kiến thức:
Các khoáng sản
Nơi phân bố
Dầu mỏ, khí đốt
Ven biển Bắc Phi và ven vịnh Ghinê
Phốt phát
Bắc Phi
Vàng, kim cương
Ven vịnh Ghinê, Trung Phi, cao nguyên Nam Phi
Sắt
Dãy núi Krêkenbéc
Đồng, chì, mangan
Các cao nguyên Nam Phi
CH : Em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên khoáng sản ở châu Phi? 
1. Vị trí địa lí
- Diện tích:hơn 30 triệu km2
- Vị trí :
+ Đường xích đạo đi qua chính giữa châu lục.
+ Đại bộ phận diện tích nằm giữa 2 đường chí tuyến.
→ phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.
- Biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, quầm đảo và vịnh biển, do đó biền ít ăn sâu vào đất liền.
2. Địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình:
- Là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.
- Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển.
- Hướng nghiêng chính của địa hình là thấp dần từ Đông Nam đến Tây Bắc.
b. Khoáng sản: 
- Phong phú, đa dạng, nhất là kim loại quý hiếm
IV. Củng cố : (4 phút)
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Xaùc ñònh treân Bản đồ tự nhiên châu Phi :
+ Các biển và đại dương bao quanh châu Phi. Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng lo71nnhu7 thế nào tới khí hậu châu Phi ? 
+ Các núi, cao nguyên và sơn nguyên, các bồn địa ở châu Phi ?
+ Các sông lớn và các hồ lớn ở châu Phi ?
+Kên đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của nó ?
V. Dặn dò : (2 phút)
- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK /tr.84
- Làm bài tập 3/ SGK/ tr.83 vào vở
- Xem trước bài “Thiên nhiên châu Phi ( tiếp theo) ”
- Tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu ở châu Phi như thế nào ?
+ Ở châu Phi có những môi trường tự nhiên nào ? Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy ?
 ------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 25 / 11 / 200
Tiết 30- Bài 27: 	 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích đặc điểm của thiên nhiên Châu Phi
2. Kĩ năng:
- Đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí.
- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí.
II. Phương tiện dạy học:
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi.
III. Hoạt động của GV và HS :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
 Nêu đặc điểm vị trí địa lí và địa hình châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi ?
* Khởi động : (Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.82)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Nhóm (20 phút)
GV cho HS quan sát H 26.1/ tr.83 và H 27.1/ tr.85 SGK , chia nhoùm thảo luận (3 phút)
Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp hiểu biết bản thân, hãy cho biết đặc điểm khí hậu của châu Phi?
*N 1 : Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng ? ( So sánh phần đất liền của 2 chí tuyến của châu Phi và phần còn lại )
*N 2 : Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô ? (Quan sát hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển và kích thước châu Phi)
*N 3 : Giải thích vì sao ở châu Phi lại hình thành những hoang mạc lớn ? (Quan sát vị trí các đưởng chí tuyến, vị trí lục địa Á-Âu so với châu Phi )
* N 4 :Rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ? 
* N 5 : Xác định nguyên nhân phân bố lượng mưa không đều ở châu Phi ?
 * N 6 : Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ châu Phi và chứng minh chúng có ảnh hưởng tới lớn tới lượng mưa của các vùng ven biển châu Phi ?
HS trả lời
Hoạt động 4 : Cả lớp / Cá nhân (15 phút)
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi H.27.2 sgk/ Tr.86
CH : Đọc tên các kiểu môi trường ở châu Phi? Xác định vị trí các kiểu môi trường đó trên lựợc đồ?
CH : Nhận xét về sự phân bố các kiểu môi trường ở châu Phi? Vì sao có sự phân bố như vậy?
CH : Dựa vào H.27.1 và H.27.2 SGK, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi ?
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí hậu, thực động vật ở từng kiểu môi trường trên và trình bày vào bảng sau :
Môi trường
Đặc điểm tự nhiên
Cảnh quan
Xích đạo ẩm
Nhiệt đới
Hoang mạc
Địa trung hải
Cận nhiệt đới ẩm
CH : Môi trường tự nhiên nào là điển hình ở châu Phi? Tại sao?
 HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh nguyên nhân hình thành nên các hoang mạc lớn ở châu Phi. 
3. Khí hậu:
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là châu lục nóng
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, thời tiết ổn định.
- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là châu lục khô → Hình thành hoang mạc lớn nhất Thế giới
- Lương mưa phân bố rất không đều và tương đối ít, giảm dần về phía hai chí tuyến.
à Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
4. Các đặc điểm khác của môi trường.
- Các môi trường tự nhiên châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:
+ Môi trường xích đạo ẩm.
+ 2 Môi trường nhiệt đới.
+ 2 Môi trường hoang mạc.
+ 2 Môi trường địa trung hải.
- Xa van và hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi. 
Củng cố: (3 phút)
GV khái quát lại nội dung bài học? 
Nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ?
Nêu những thuận lợi và khó khăn của các môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở châu Phi ?
( - Thuận lợi : có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú
 - Khó khăn : Khí hậu khô và nóng, diện tích hoang mạc rộng lớn)
Dặn dò : (2 phút )
Học bài cũ và trả lời các CH trong SGK/ Tr.87
Làm câu 2 SGK/ Tr.87 vào vở
Chuẩn bị bài thực hành Bài 28 “ Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi ”
Tuần 16 : Ngày soạn: 6.12.2010 Ngày giảng: 7.12.2010
Tiết 31- Bài 28: 	THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài hoc: Sau bài học, HS cần
- HS nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Rèn kĩ năng phân tích bản đồ lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm để rút ra đặc điểm khí hậu.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức
IV. Hoạt động của GV và HS :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi ? Tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở châu Phi?
* Khởi động : GV giới thiệu bài thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Cả lớp / Nhóm ( 15 phút)
- GV gọi HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
CH : Châu Phi có các kiểu môi trường tự nhiên nào ? Môi trường nào có diện tích lớn nhất?
CH : Xác định vị trí các môi trường ở châu Phi trên lược đồ. Nhận xét về sự phân bố đó?
Giải thích tại sao?
HS : Châu Phi có các môi trường tự nhiên :
* Môi trường xích đạo ẩm : gồm bồn địa Công-gô và một dải đất hẹp vịnh Ghi-nê.
* 2 môi trường nhiệt đới nằm phía bắc và phía nam đường xích đạo
* 2 môi trường hoang mạc chí tuyến : hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi, hoang mạc Ca-la-ha-ra ờ Nam Phi
* 2 Mội trường Địa trung hải : gồm dãy Át-lát, đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi
 GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học để giải thích về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận
CH : Vì sao các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển?
 * N 1 : Nhận xét vị trí của 2 đường chí tuyến và vị trí của lục địa Á-Âu so với châu Phi ?
 * N 2 : Cho biết ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ phía đông và phía tây châu Phi ?
Hoạt động 2 : Nhóm (21 phút)
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút), mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu theo gợi ý trong SGK và trình bày kết quả vào bảng sau :
Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV treo bảng phụ làm thông tin phản hồi cho hoạt động 2.
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên :
- Châu Phi có 5 kiểu môi trường: xích đạo ẩm, cận nhiệt đới, nhiệt đới, hoang mạc và địa trung hải.
- Môi trường nhiệt đới và hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất.
- Khí hậu châu Phi khô hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới.Và do đường bờ biển của châu Phi ít bị chia cắt, biển ít ăn sâu vào đất liền cùng với ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy ven bờ làm cho các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát biển.
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa :
V. Củng cố: (2 phút)
- GV nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
- Chọ ý trả lời đúng nhất : Hoang mạc Na-míp ăn sát biển chủ yếu là do :
A . Dòng biển lạnh Ben-ghê-la
B . Địa hình cao trên 200m
C . Ảnh hưởng của dãy núi Đrê-ken-béc
D . Bờ biển ít bị cắt xẻ.
VI. Dặn dò : (2 phút)
Chuaån bò baøi 29 “Dân cư, xã hội châu Phi ”
Tìm hiểu về nền văn minh sông Nin, giá trị kinh tế của sông Nin đối với Bắc Phi.
VII. Phụ lục : 
Biểu đồ khí hậu
Lượng mưa (mm/năm)
Nhiệt độ (0C)
Biên độ nhiệt trong năm (0C)
Đặc điểm khí hậu
Vị trí địa lí
A
- TB năm: 1244mm
- Mùa mưa :T 1 →T 3 năm sau
- Tháng nóng nhât T 3 và T 11: 250C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 180C
100C
- Kiểu khí hận nhiệt đới
- Bán cầu Nam
- Số 3 : Lu-bum-ba-si
B
- TB năm: 897mm
- Mùa mưa : T 6 → T 9
- Tháng nóng nhât T 5: 350C
- Tháng lạnh nhất T 1 : 180C
150C
- Kiểu khí hậu nhiệt đới
- Bán cầu Bắc
- Số 2 : Ua-ga-đu-gu
C
- TB năm: 2592mm
- Mùa mưa : T9 → T 5 năm sau
- Tháng nóng nhât T 4: 280C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 200C
80C
- Kiểu khí hậu xích đạo ẩm 
- Bán cầu Nam
- Số 1 : Li-brơ-vin
D
- TB năm: 506mm
- Mùa mưa : T 4 → T 7
- Tháng nóng nhât T 2: 220C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 100C
120C
- Kiểu khí hậu địa trung hải
- Bán cầu Nam
- Số 4 : Kếp-tao
Ngày soạn: 8.12.2010 Ngày giảng: 9.12.2010
 Tiết 32 - Bài 29: 	DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
I.Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội Châu Phi.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số ở một số quốc gia châu Phi
- Ảnh, tư liệu về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi.
III. Hoạt động của GV và HS :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Trình bày và xác định các môi trường tự nhiên ở chuâ Phi bằng lược đồ tự nhiên ?
* Khởi động : (giống phần mở bài trong SGK/ Tr.89)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cả lớp/ Nhóm (15 phút)
Yêu cầu HS đọc phần 1a sgk/ Tr.89
CH : Lịch sử châu Phi chia làm mấy thời kì ? Đặc điểm của từng thời kì?
HS trả lời, GV nhấn mạnh đặc điểm của từng thời kì ở châu Phi. 
Từ TK VI là thời kì lịch sử đen tối dẫn tới sự phát triển nhiều mặt KT – XH bị ngưng trệ suốt mấy thế kỉ.
Năm 60 của TK XX gọi là “năm châu Phi” có 17 nước đứng lên giành độc lập.
CH : Cho biết hậu quả vô cùng nặng nề do sự buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa của thực dân, đế quốc từ TK XVI đến đầu TK XX để lại cho châu Phi ?
HS : Sự lạc hậu, chậm phát triển về KT – XH và vấn đề xung đột sắc tộc, sự nghèo đói
Hoạt động 2: Nhóm (7 phút)
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi H.29.1/ Tr.90 SGK, và yêu cầu HS thảo luận theo bàn (3 phút)
CH : Quan sát lược đồ trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi và giải thích về sự phân bố đó ?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét và hướng dẫn HS xác định các vùng đông dân ở châu Phi trên lược đồ.
CH : Tại sao phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn ?
CH : Xác định trên lược đồ vị trí các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên ? Nhận xét về vị trí các thành phố đó ?
Hoạt động 3: Nhóm (13 phút)
GV giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số ở châu Phi.
CH : Vì sao ở châu Phi có hiện tượng bùng nổ dân số.
Hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu về tình hình dân số của một số quốc gia ở châu Phi.
CH : Những quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình năm của châu Phi ? Quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình của châu Phi ? Xác định vị trí các quốc gia đó trên lược đồ các nước châu Phi.
CH : Hãy nêu những hậu quả của hiện tượng bùng nổ dân số ở châu Phi ?
CH : Tại sao nạn đói thường xuyên đe dọa châu Phi ? 
HS : dân số tăng nhanh, KT – XH chậm phát triển
Ch : Tại sao vấn đề bùng nổ dân số không thể kiểm soát được ở châu Phi ?
HS : Vấn đề kiểm soát việc sinh đẻ khó thực hiện ở châu Phi vì gặp trở ngại của thủ tục truyền thống, sự thiếu hiểu biết của người dân về khoa học – kĩ thuật
HS trả lời, GV nhận xét, mở rộng kiến thức về các nạn đói và các dịch bệnh thường xảy ra ở châu Phi.
GV : - Chiến tranh tàn phá nền kinh tế các nước có xung đột nội bộ, xung đột đa quốc gia, hút cạn các nguồn lực châu Phi, vì thế 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nợ nước ngoài lên tới 2/3 tổng giá trị sản phẩm quốc dân 
Đại dịch ADIS tàn phá châu Phi dữ dội, toàn châu lục chiến đến ¾ số người nhiễm HIV/ ADIS trên Thế giới.
CH : Đại dịch ADIS tác hại như thế nào đối với kinh tế - xã hội châu Phi ?
CH : Do đâu ở châu Phi thường xảy ra các xung đột tộc người? 
Gv phân tích : Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu thể hiện việc thành lập các quốc gia thể hiện qua các chính sách chia để trị, các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo
CH : Tại sao trong cùng một nước hoặc giữa các nước láng giềng mâu thuẫn giữa các dân tộc rất căng thẳng ?
HS : chính quyền nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người
CH : Kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn trên là gì ? Để lại hậu quả như thế nào cho nền kinh tế- xã hội?
HS : Nội chiến làm cho nền kinh tế giảm sút, tạo cơ hội 
cho nước ngoài nhảy vào can thiệp 
CH : Hậu quả của các cuộc xung đột nội chiến giữa các nước láng giềng như thế nào ?
HS : Dẫn đến bệnh tật, nghèo đói, KT-XH bất ổn, đặc biệt bệnh ADIS phát triển mạnh nhất Thế gới
CH : Kể về các cuộc xung đột tộc người ở châu Phi gần đây mà em biết?
GV cho HS quan sát H.29.2/ Tr.92 SGK
CH : Cho biết nội dung miêu tả trong ảnh ?
HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh về nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ở châu Phi.
1. Lịch sử và dân cư
a. Sơ lược lịch sử: Chia thành 4 thời kì
- Thời Cổ đại, khoảng 3000 năm trước Công nguyên với nền văn minh sông Nin rực rỡ
- Từ thế kỉ XVI đến XIX hàng triệu người da đen bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ
- Cuối thế kỉ XIX - đầu XX toàn bộ châu Phi bị chiếm làm thuộc địa
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II lần lượt các nước giành được độc lập, chủ quyền
b. Dân cư
- Dân cư châu Phi phân bố không đều.
- Sự phân bố dân cư ở châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên
- Phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn.
- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ven biển
2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi.
a. Bùng nổ dân số
- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới(2,4%)
- Nạn đói và đại dịch AIDS đang đe doạ người dân châu Phi.
b. Xung đột tộc người 
à Kinh tế - xã hội châu Phi chậm phát triển
 IV. Củng cố : (4 phút)
- Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
- Söï phaân boá daân cö châu Phi chuû yeáu döïa vaøo yeáu toá töï nhieân XH naøo?
- Nguyeân nhaân XH naøo ñaõ laøm châu Phi daãn tôùi con ñöôøng ngheøo ñoùi , beänh taät ?
- Chọn đáp án đúng nhất : Hậu quả của xung đột tộc người ở châu Phi là
A . Làn sóng di dân tăng nhanh
B . Sản xuất đình trệ, mức sống hạ thấp, cơ sở hạ tầng bị tàn phá
C .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7.doc