Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Sinh học lớp 9

I. Yêu cầu

- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.

- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ.

 + Năng lực nhận biết (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).

 + Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo).

- Phát hiện học sinh năng khiếu (chủ yếu đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy).

II. Nội dung kiểm tra

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
MÔN SINH HỌC LỚP 9
(Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015)
_____
I. Yêu cầu
- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ.
	+ Năng lực nhận biết (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).
	+ Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo).
- Phát hiện học sinh năng khiếu (chủ yếu đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy).
II. Nội dung kiểm tra
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
- Nắm được những kiến thức về cơ sở vật chất, cơ chế, quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y học và chọn giống.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và sinh vật.
- Hiểu được bản chất các khái niệm về quần thể, quần xã, hệ sinh thái và những đặc điểm, tính chất của chúng, đặc biệt là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
- Phân tích được những tác động tích cực, đặc biệt là tác động tiêu cực của con người đưa đến sự suy thoái môi trường, từ đó ý thức được trách nhiệm của mọi người và bản thân đối với bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng sinh học: tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Biết làm quen một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học hay môi trường.
- Kĩ năng tư duy: tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,
- Kĩ năng học tập: tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ,
- Có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập.
- GV hướng dẫn HS giải một vài dạng bài tập về quy luật di truyền trong SGK.
- Vẽ được sơ đồ tư duy về các dạng biến dị.
- Giải được các bài toán tổng hợp về ADN, ARN, prôtêin, đột biến gen.
- Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc và số lượng NST.
- Giải được các bài tập tổng hợp về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. 
- Biết hệ thống hóa các kiến thức về di truyền và biến dị.
III. Cấu trúc
- Hình thức đề: Tự luận.
- Thời gian: 150 phút.
STT
Chủ đề
Số điểm
Số câu hỏi
Câu hỏi 
Di truyền và biến dị
5
2 – 4
Sinh vật và môi trường 
3
2 – 3
Bài tập 
Toán lai (toán về qui luật di truyền)
3
1 – 2
Nhiễm sắc thể
3
1 – 2
ADN và gen
3
1 – 2
Biến dị
3
1 – 2
IV. Mẫu ma trận đề thi (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
Chủ đề kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 
Cộng
40%
40%
20%

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9.doc