Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Lê Trung Kiên

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

 - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

 - Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

 - Hiểu được đất trồng là gì.

 - Hiểu được vai trò của đất trồng đối với cây trồng.

 - Biết được các thành phần của đất trồng.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

 - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

3. Thái độ:

- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

 

doc 269 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Lê Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì?
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh và hoàn thiện kiến thức phần này.
_ Học sinh trả lời:
à Vai trò:
+ Bảo vệ môi trường
+ Cung cấp sản phẩm lâm nghiệp.
+ Cung cấp cho xuất khẩu.
à Nhiệm vụ:
+ Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng đặc vùng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường rừng để nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử và du lịch.
_ Học sinh lắng nghe.
I. Vai trò của rừng:
 1. Vai trò của rừng
 2. Tình hình và nhiệm vụ trồng rừng.
	* Hoạt động 2: Kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng.
	Yêu cầu: Biết được các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13 phút
_ Giáo viên hỏi:
+ Cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì?
+ Từ đất hoang để có được đất gieo ươm, cần phải làm những công việc gì?
+ Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh và hỏi tiếp:
+ Để kích thích hạt giống cây rừng nẩy mầm, người ta thường dùng các biện pháp nào?
+ Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta.
+ Hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức và hỏi sang phần khác:
+ Hãy nêu quy trình làm đất để trồng rừng.
+ Cho biết quy trình trồng cây gây rừng bằng cây con có bầu và bằng cây con rễ trần.
_ Giáo viên nhận xét và hỏi: 
+ Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm.
+ Nêu các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng.
_ Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức phần này.
_ Học sinh trả lời:
à Yêu cầu:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
+ Độ pH từ 6 đến 7 (trung bình hay ít chua)
+ Mặt đất hay hơi dốc (từ 2 đến 40)
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
à Cần thực hiện các công việc:
+ Dọn cây hoang dại
+ Cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại
+ Đập và san phẳng đất
+ Đất tơi xốp
à Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:
_ Luống đất:
+ Kích thước luống: dài 10 – 15m, rộng 0,8 – 1m, khoảng cách giữa 2 luống 0,5m.
+ Phân bón lót: bón hổn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ theo công thức: phân chuồng ủ hoai từ 4 đến 5 kg/m2 với phân supe lân từ 40 đến 100g/m2.
+ Hướng chuồng: theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được đủ ánh sáng.
_ Bầu đất:
+ Vỏ bầu có hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilông sẫm màu.
+ Ruột bầu thường chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Thường dùng các biện pháp như: đốt hạt, tác động bằng lực và kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
à Thời vụ:
+ Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sáu.
+ Mùa gieo hạt ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2.
+ Ở miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.
à Quy trình gieo hạt: Gieo hạt => lấp đất => che phủ => tưới nước => phun thuốc trừ sâu, bệnh => bảo vệ luống gieo.
à Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm: che mưa, nắng, tưới nước, phân bón, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu, bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Quy trình làm đất:
_ Kích thước hố:
 + Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.
 + Loại 2: 40cm x 40cm 40cm.
_ Kỹ thuật đào hố:
+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
+ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn với phân bón vào hố.
+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
à Quy trình trồng rừng bằng cây con:
 + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất;
 + Rạch bỏ vỏ bầu;
 + Đặt bầu vào lỗ trong; hố;
 + Lấp vá nén đất lần 1;
 + Lấp và nén đất lần 2;
 + Vun gốc.
à Quy trình trồng cây con rễ trần:
 + Tạo lỗ trong hố đất;
 + Đặt cây vào lỗ trong hố;
 + Lấp đất kín gốc cây;
 + Nén đất;
 + Vun gốc.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Chăm sóc rừng:
_ Thời gian: sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm.
_ Số lần chăm sóc: năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ 3 và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.
à Các biện pháp chăm sóc rừng:
- Làm rào bảo vệ.
- Phát quang.
- Làm co.û
- Xới đất, vun gốc.
- Bón phân.
- Tỉa và dặm cây.
_ Học sinh lắng nghe
II. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng:
 1. Làm đất gieo ươm cây rừng:
 - Lập vườn gieo ươm.
 - Làm đất gieo ươm.
 2. Gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng:
 - Kích thích hạt nẩy mầm.
 - Thời vụ, quy trình gieo hạt.
 - Chăm sóc vườn gieo ươm.
 3. Trồng cây rừng:
 - Thời vụ trồng.
 - Làm đất trồng.
 - Quy trình trồng cây con có bầu, cây rễ trần.
 4. Chăm sóc cây rừng sau khi trồng:
 - Thời gian, số lần chăm sóc.
 - Nội dung chăm sóc.
	* Hoạt động 3: Khai thác và bảo vệ rừng.
	Yêu cầu: Biết được các biện pháp khai thác và bảo vệ rừng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13 phút
_ Giáo viên hỏi:
+ Phân biệt những đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ rừng.
+ Khai thác gỗ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải tuân theo các điều kiện gì?
+ Để phục hồi lại rừng sau khi khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng các biện pháp nào?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức phần này.
 Giáo viên hỏi:
+ Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.
+ Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
+ Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta?
_ Giáo vien nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
à Các loại khai thác rừng:
_ Khai thác trắng: 
 + Lượng cây chặt hạ: chặt toàn bộ cây rừng trong một lần.
 + Thời gian chặt hạ: trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
 + Cách phục hồi rừng: trồng rừng.
_ Khai thác dần:
 + Lượng cây chặt hạ: chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác.
 + Thời gian chặt hạ: kéo dài 5 đến 10 năm.
 + Cách phục hồi: Rừng tự nhiên phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
_ Khai thác chọn:
 + Lượng cây chặt hạ: Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
 + Thời gian chặt hạ: không hạn chế thời gian.
 + Cách phục hồi: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
à Tuân theo các điều kiện:
 + Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
 + Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
 + Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
à Có các biện pháp:
_ Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng để phục hồi lại rừng. Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
_ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp sau:
 + Chăm sóc cây gieo giống.
 + Phát dọn cây cỏ hoang dại để hạt dễ nảy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi.
 + Dặm cây hay gieo hạt vào nơi có ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo trồng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
à Mục đích của việc bảo vệ rừng:
 + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. 
 + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao va chất lượng tốt nhất.
à Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển rừng có sản lượng cao.
à Biện pháp bảo vệ rừng:
 + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng..
 + Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
 + Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
à Đối tượng khoanh nuôi:
 + Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
 + đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
à Biện pháp khoanh nuôi rừng: 
 + Bảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc, tổ chức phòng chống cháy rừng
 + Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.
 + Tỉa hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.
_ Học sinh lắng nghe.
III. Khai thác và bảo vệ rừng:
 1. Khai thác rừng:
 - các loại khai thác rừng.
 - Điều kiện áp dụng khai thác rừng.
 - Phục hồi rừng sau khai thác.
 2. Bảo vệ rừng:
 - Ý nghĩa
 - Mục đích, biện pháp bảo vệ rừng.
 - Mục đích, đối tượng, biện pháp khoanh nuôi rừng.
	4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: (3 phút)
	 Yêu cầu học sinh xem lại các câu hỏi ở trang 79.
	5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ ôn tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà xem lại các bài và chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
Tiết:36
	KIỂM TRA 1 TIẾT
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. Chọn các câu trả lời đúng:(3đ)
	1. Rừng cần được bảo vệ vì:
	a. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.
	b. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.
	c. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.
	d. Cả 3 câu a, b, c.
	2. Để tạo nền đất gieo ươm cây rừng, người ta tiến hành:
	a. Đập đất và lên luống.
	b. Đập và san phẳng nền đất.
	c. Phát hoang nền đất.
	d. Lên luống đất hoặc đóng bầu đất.
	3. Để rừng khai thác có thể phục hồi, việc khai thác gỗ ở Việt Nam phải tuân theo các điều kiện:
	a. Khai thác dần rừng có nhiều cây cao to.
	b. Khai thác trắng những khu rừng không quan trọng.
	c. Khai thác chọn những cây cao to ở các rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	d. Khai thác trắng với những rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	II. Em hãy điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chổ : (2đ)
	1. Quy trình trồng cây có bầu:
	Tạo lỗ trong hố đất à (1)à (2)à (3)à (4)à vun gốc.
	2. Điền vào chổ  trong bảng tóm tắt cách phục hồi rừng:
Khai thác rừng
Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng
Trồng rừng
Khai thác dần
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
Khai thác chọn
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: Cho biết rừng có vai trò và nhiệm vụ gì. (1đ)
	Câu 2: Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? (2đ)
	Câu 3: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? (2đ)
	ĐÁP ÁN:
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. 	1. d
	2. d
	3. c
	II.
	1. (1): Rạch bỏ vỏ bầu.
	 (2): Đặt bầu vào lỗ trong hố. 
	 (3): Lấp và nén đất lần 1.
	 (4): Lấp và nén đất lần 2.
	2. – Khai thác trắng: Trồng rừng
	- Khai thác dần: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	- Khai thác chọn: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: - Vai trò:
	+ Làm sạch môi trường không khí.
+ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
+ Phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
	 - Nhiệm vụ:
 	Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
	+ Trồng rừng sản xuất.
	+ Trồng rừng phòng hộ.
	+ Trồng rừng đặc dụng.	
	Câu 2: Biện pháp bảo vệ rừng và đất rừng:
	 _ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo pháp luật.
	 _ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
	 	_ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
	Câu 3: Bao gồm các công việc:
	_ Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thành hàng rào dày bao quanh khu trồng rừng.
	_ Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
	_ Làm cỏ: Tiến hành ngay sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
	_ Xới đất, vun gốc: Độ sâu xới đất từ 8 đến 13cm, không làm tổn thương bộ rễ cây rừng mới trồng.
	_ Bón phân: Bón thúc phân ngay trong năm đầu, kết hợp xới đất, vun gốc.
	_ Tỉa và dặm cây: Nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây. Hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:37
Lớp:
PHẦN 3: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT
CHĂN NUÔI
BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI
	 I.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức.
	_ Hiểu được vai trò của chăn nuôi.
	_ Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
	2. Kỹ năng.
	Quan sát và thảo luận nhóm
	3. Thái độ.
	Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
 	II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên.
_ Hình 50 SGK phóng to.
_ Sơ đồ 7, phóng to.
Học sinh.
	Xem trước bài 30.
 	III. PHƯƠNG PHÁP:
	Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
	 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.
Ổn định tổ chức lớp(1 phút)
Kiểm tra bài cũ(3 phút)
_ Để phục hồi lại rừng sau khi khai thác phải dùng các biện pháp nào?
_ Phân biệt những đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ rừng.
Bài mới.
Giới thiệu bài mới : (2 phút)
	Công nghệ 7 gồm 4 phần. Ta đã học 2 phần là trồng trọt và lâm nghiệp. Hôm nay ta học tiếp phần 3 là chăn nuôi. Chương một: giới thiệu đại cương về kỹ thuật chăn nuôi. Để hiểu được vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, ta vào bài mới.
	b.Vào bài mới:
	* Hoạt động 1: Vai trò của chăn nuôi.
	Yêu cầu: Hiểu được chăn nuôi có vai trò như thế nào?
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
15 phút
_Giáo viên treo hình 50, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào hình a, b, c cho biết chăn nuôi cung cấp gì?
Vd: Lợn cung cấp sản phẩm gì?
+Trâu, bò cung cấp sản phẩm gì?
+ Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
+ Theo hiểu biết của em loài vật nuôi nào cho sức kéo?
+ Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi?
+ Hãy kể những đồ dùng làm từ sản phẩm chăn nuôi mà em biết?
+ Em có biết ngành y và được dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì không?Nêu một vài ví dụ.
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
à Cung cấp :
 + Hình a: cung cấp thực phẩm như: thịt,trứng, sữa.
 + Hình b: cung cấp sức kéo như: trâu, bò..
 + Hình c: cung cấp phân bón.
 + Hình d: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ.
à Cung cấp thịt và phân bón
à Cung cấp sức kéo và thịt.
à Vẫn còn cần sức kéo từ vật nuôi
à Đó là trâu, bò, ngựa hay lừa.
à Phải ủ phân cho hoai mục
àNhư: giầy, dép, cặp sách, lượt, quần áo..
à Tạo vắc xin, huyết thanh.vd: thỏ và chuột bạch..
_ Học sinh ghi bài
Vai trò của ngành chăn nuôi.
_ Cung cấp thực phẩm.
_ Cung cấp sức kéo.
_ Cung cấp phân bón.
_ Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
	* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
	Yêu cầu: Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15 phút
_ Giáo viên treo tranh sơ đồ 7 yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
 + Chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
+ Em hiểu như thế nào là phát triển chăn nuôi toàn diện?
+ Em hãy cho ví dụ về đa dạng loài vật nuôi?
+ Địa phương em có trang trại không?
+ Phát triển chăn nuôi có lợi ích gì? Em hãy kể ra một vài ví dụ.
+ Em hãy cho một số ví dụ về đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý là như thế nào?
+ Từ đó cho biết mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì?
+ Em hiểu như thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch
+ Em hãy mô tả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
+ Giáo viên ghi bảng.
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
à Có 3 nhiệm vụ:
+ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý 
à Phát triển chăn nuôi toàn diện là phải:
 + Đa dạng về loài vật nuôi
 + Đa dạng về quy mô chăn nuôi: Nhà nước, nông hộ, trang trại.
à Vd: Trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngỗng
à Học sinh trả lời
à Học sinh trả lời
à Ví dụ: Tạo giống mới năng suất cao, tạo ra thức ăn hỗn hợp,..
à Như:
 + Cho vay vốn, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
 + Đào tạo những cán bộ chuyên trách để quản lý chăn nuôi: bác sĩ thú y
à Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (sạch, nhiều nạc) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
à Là sản phẩm chăn nuôi không chứa các chất độc hại.
à Học sinh mô tả
_ Học sinh ghi bài.
II. Nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta
_ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
_ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
_ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý.
	Học sinh học phần ghi nhớ
Củng cố: (3 phút)
_ Chăn nuôi có những vai trò gì? 
_ Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Kiểm tra _ đánh giá: (5 phút)
Hãy đánh dấu (x) vào các câu đúng
Chăn nuôi cung cấp nhiều loại vật nuôi
Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người.
Chăn nuôi có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ.
	Đáp án: b, c
Nhận xét _ dặn dò: (1 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 31.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 31:GIỐNG VẬT NUÔI
	 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức
	_ Hiểu được thế nào là khái niệm của giống vật nuôi.
	_ Biết được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
	2	.Kỹ năng
	Có được kỹ năng phân loại giống vật nuôi
	3. Thái độ
	Có ý thức trong việc bảo vệ giống vật nuôi quý
 	II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên
	_ Hình 51,52,53 và bảng 3 SGK phóng to.
	_ Bảng con, phiếu đáng giá.
Học sinh
	Xem trước bài 31.
 	III.PHƯƠNG PHÁP:
	Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	_ Chăn nuôi có vai trò gì?
	_ Em hãy cho biết nhiệm vụ của chăn nuôi.
Bài mới.
Giới thiệu bài mới: (2 phút)
	Ta đã biết giống vật nuôi là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng chăn nuôi. Vậy giống vật nuôi là gì và vai trò của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi ra sao? Ta hãy vào bài 31.
	b. Vào bài mới.
	* Hoạt động 1: Khái niệm về giống vật nuôi
	Yêu cầu: + Nắm được thế nào là giống vật nuôi
	 	 + Biết cách phân loại giống vật nuôi.	
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18 phút
_ Giáo viên treo tranh 51, 52, 53 và yêu cầu học sinh quan sát
_Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chổ trống .
_ Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận:
 + Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào?
 + Em lấy vài ví dụ về giống vật nuôi và những ngoại hình của chúng theo mẫu
 + Vậy thế nào là giống vật nuôi?
 + Nếu không đảm bảo tính di truyền ổn định thì có được coi là giống vật nuôi hay không? Tại sao?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng
_ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi:
 + Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? Kể ra?
 + Phân

Tài liệu đính kèm:

  • docChương I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt - Lê Trung Kiên - Trường THCS Nghĩa Trung.doc