Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Phạm Minh Lâm

 Tiết 1 –Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.

 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng

Tiết 2 –Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng

Tiết 3 –Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Tiết 4 –Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Tiết 5 –Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường

Tiết 6 –Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

Tiết 7 –Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Tiết 8 –Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng

Tiết 9 –Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng

Tiết 10 –Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại

Tiết 11 –Bài : Kiểm tra 1 tiết

Tiết 12 –Bài 15: Làm đất và bón phân lót

 –Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

Tiết 13 –Bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm

 –Bài 18: Thực hành xác định sức nảy mầm và tì lệ NMcủa hạt giống

Tiết 14 –Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tiết 15 –Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Tiết 16 –Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ.

Tiết 17 –Bài : On tập hoc kỳ I

Tiết 18 –Bài : Kiểm tra học kì I

 

doc 187 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Phạm Minh Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khí , phần vô cơ, phần hữu cơ
Phần rắn ,phần lỏng, phần vô cơ
Phần khí ,phần lỏng, phần rắn
 D.Phần rắn , phần vô cơ , phần hữu cơ
Câu 6: Nguyên nhân gây ra bệnh ở cây là do :
 A. Nấm hay tuyến trùng B. Vi rút
 C. Vi sinh vật và môi trường sống bất lợi D. Vi khuẩn
Câu 7: Quy trình sản suất giống cây trồng bằng hạt gồm :
 A. Một năm B. Hai năm 
 C. Ba năm D. Bốn năm
Câu 8: Nhóm phân nào dưới đây là phân hoá học :
 A.Phân chuồng , phân đạm, phân lân, phân NPK
 B.Phân lợn, phân kali, phân URE, phân NPK
 C.Phân NPK, phân supe lân, phân rác
 D.Phân DAP, phân đạm, phân kali
Câu 9: Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ vào:
 A. Hạt cát, hạt sỏi , lá cây mục
 B. Hạt cát, hạt sét , đá vôi
 C.Hạt limon, hạt bụi, chất mùn
 D.Hạt cát, hạt sét,hạt limon, chất mùn
Câu 10: Phân hữu cơ gồm :
A. Phân chuồng , phân bắc , phân đạm , phân xanh
B. Phân đạm ,phân lân, phân rác , khô dầu
C. Khô dầu , than bùn , Phân NPK , sup pe lân
Phân chuồng , Phân rác , phân xanh , khô dầu , than bùn
Câu 11: Câu nào đúng nhất ?
Yếu tố quyết định thời vụ là con người
Yếu tố quyết định thời vụ là khí hậu 
Yếu tố quyết định thời vụ là sâu bệnh phát triển
Yếu tố quyết định thời vụ là giống cây 
Câu 12: Ghép các số thứ tự của các câu từ 1 đến 4 với các câu từ A đến D cho phù hợp. 
Xới , vun gốc A. Bỏ các cây yếu , sâu bệnh 
Tỉa , dặm cây B. Bằng cách tưới , phun
Tưới nước C. Cung cấp thêm chất dinh dưởng 
Bón thúc D. Thêm đất màu vào gốc , làm đất thoáng
II –TỰ LUẬN ( 7 diểm )
Câu 1 : Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò gì đối với đời sống của cây trồng ?(2điểm)
Câu 2 : Bảo quản hạt giống nhầm mục đích gì ? Bảo quản bằng cách nào ? (1,5 điểm)
Câu 3 : Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ? Có mấy cách xử lí hạt giống (1,5 diểm )
Câu 4 : Thế nào là bệnh ở cây ? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hại . (2 điểm )
	HẾT
KẾ HOẠCH CHƯƠNG II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG NUÔI THUỶ SẢN
I-YÊU CẦU CHƯƠNG:
Qua chương này HS cần nắm:
-Biện pháp chăm sóc tôm cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn
-Chỉ ra những biện pháp cần phải làm để quản lí ao nuôi thuỷ sản như như kiểm tra ao nuôi và tôm cá.
-Nêu được lợi ích và phân biệt 2 phương pháp thu hoạch tôm cá để vận dụng vào thực tiễn
-Giải thích nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản.
-Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
-HS biết vận dụng kiến thức nuôi thuỷ sản vào thực tế cuộc sống ở gia đình, góp phần tăng thu nhập kinh tế và chất lượng bửa ăn cho gia đình.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phóng to các hình: 84, 85, 86, 87
-Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học ( nếu có điều kiện )
III-PHÂN BỐ TIẾT DẠY:
Tổng số tiết: 6 tiết. Trong đó: lí thuyết: 5 tiết
	Thực hành: 1 tiết
III- PHƯƠNG PHÁP:
	Sử dụng và kết hợp các phương pháp: hỏi đáp, trực quan, dùng lời; thực hành
: 
Ngày soạn:2/1/2009 Tiết:28
Ngày dạy: 5/1/2009 Tuần:20
BÀI: 54
CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
A-MỤC TIÊU:
Sau bài này GV phải làm cho HS:
-Biết kĩ thuật chăm sóc tôm cá
-Hiểu cách quản lí ao nuôi thuỷ sản
-Biết phương pháp và phòng trị bệnh cho tôm cá
B-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Nghiên cứu SGK
-Phóng to hình : 84, 85 ( SGK ) và sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học
C-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp : (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Thức ăn của tôm cá có những loại nào? nêu khái niệm
-Nêu sự khác nhau của thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên
3. Bài mới. 
Trong chương I chúng ta nghiêm cứu đặc điểm môi trường nuôi thuỷ sản, thức ăn tôm cá. Trong chương II chúng ta tập trung tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc quản lí tôm cá, phòng trị bệnh cho tôm cá, thu hoạch, chế biến sản phẩm làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nội dung quy trình kĩ thuật rất quan trọng để giúp cho ngành thuỷ sản phát triển bền vững, đó là phải biết bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Khâu quan trọng đầu tiên trong quy trình đó là chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm cá )
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
-HĐ 1: Tìm hiểu chăm sóc tôm cá. (10’)
-Tại sao phải cho tôm cá ăn vào buổi sáng?
-Cho cá ăn lúc mấy giờ?
-Phải cho tôm cá ăn như thế nào?
-Tại sao phải cho cá ăn?
-Cho ăn lượng ít và nhiều lần để làm gì?
-GV: Khi chăm sóc tôm , cá phải chú ý về thời gian và cách thức cho tôm, cá ăn để tránh làm ô nhiễm môi trường, dễ phát bệnh cho tôm cá.
HĐ 2: Tìm hiểu biện pháp quản lí ao nuôi: (8’)
-Quản lí ao nuôi gồm những công việc nào?
-Mục đích việc quản lí , kiểm tra tăng trưởng là gì?
-HS QS hình SGK.
- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá bằng cách nào?
HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá(15’).
-Nuôi thuỷ sản: phòng và trị bệnh khâu nào là quan trọng? Vì sao?
-
-Trị bệnh cho tôm cá bằng cách nào?
 -Mục đích phòng bệnh là gì?
-Mục đích chữa bệnh là gì?
-Yêu cầu Hs quan sát hình 85 SGK và làm bài tập.
-GV bổ sung, phân tích và chốt lại.
-Vì nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự phân huỷ của thức ăn và phân bón
-HS: từ 7-8 giờ.
-Đủ dinh dưỡng và số lượng
-Thúc đẩy sinh trưởng
-Không gây ô nhiễm và lãng phí thức ăn.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS trả lời theo bảng
-Đánh giá tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước nuôi cá
-HS quan sát
-HSTL.
-Phòng bệnh đặt lên hàng đầu. Vì cá bị bệnh điều trị khó khăn, tốn kém và cá sẽ phát triển chậm
-HS -Thuốc thảo mộc, hoặc tân dược.
-Tôm cá khoẻ sinh trưởng phát triển, không bệnh, ít tốn kém.
-Tiêu diệt tác nhân gây bệnh để cá phát triển bình thường.
-HS quan sát và làm bài tập.
I) CHĂM SÓC TÔM CÁ.
 1)Thời gian cho ăn
Thời gian cho cá ăn tốt nhất là buổi sáng từ 7 giờ- 8 giờ.
2) Cho ăn:
Để cá lớn nhanh cần cho ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn và từng loại tôm cá. Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và gây ô nhiễm
II) QUẢN LÍ
Quản lí là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của tôm cá
 III)MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TÔM CÁ
-Phòng là chính
-Tôm cá mắc bệnh thì có thề dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược để chữa bệnh
 4.Củng cố: (5’)
-Có thể gọi 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ
-Hãy trình bày các biện pháp chăm sóc tôm cá
-Phòng bệnh cho tôm cá phải làm gì?
 5.Hướng dẫn về nhà: (1’)
-Học bài ghi và trả lời câu hỏi cuối bài
-Tìm hịểu bài thu hoạch, bảo quản và chế biến thực phẩm thuỷ sản
*RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 2/1/2009 Tiết: 29
Ngày dạy: 6/1/2009 Tuần:20
Bài: 55
 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THUỶ SẢN
A-MỤC TIÊU:
Sau bài này GV phải làm cho HS:
-Biết các phương pháp thu hoạch bảo quản và chế biến thực phẩm thuỷ sản
-Có ý thức lao động và an toàn trong bảo quản, chế biến thức ăn
B-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Nghiên cứu SGK và tài liệu có liên quan
-Phóng to hình : 86, 87 SGK
C-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cu õ: (5’)
-Trình bày các biện pháp chăm sóc cho tôm cá?
-Phòng bệnh cho tôm cá phải làm gì?
3. Bài mới:
Nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi thuỷ sản thì công việc rất quan trọng là thu hoạch, bảo quản, chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hoá cao và bán chạy trên thị trường. Đó chính là nội dung kiến thức chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
-HĐ 1: Tìm hiểu về thu hoạch thuỷ sản:(13’)
-Phải thu hoạch thuỷ sản như thế nào? vì sao?
-Có mấy phương pháp thu hoạch?
-Yêu cầu HS đọc 2 phương pháp trong SGK.
-Thế nào là phương pháp đánh tỉa thả bù và phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao?
-GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: Tìm hịểu về bảo quản sản phẩm: (10’)
-Sản phẩm đem đi đông lạnh, xuất khẩu phải tươi.
- Muốn sản phẩm tươi phải bảo quan như thế nào?
-Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm mục đích gì?
-Có những phương pháp bảo quản nào?
-Gọi HS đọc các phương pháp ở SGK.
-Nếu không bảo quản thì sản phẩm sẽ như thế nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình 86 và thảo luận theo yêu cầu.
HĐ3 : Tìm hiểu về phương pháp chế biến:(10’)
-Tại sao phải chế biến các sản phẩm thuỷ sản?
-Có những phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản nào?
-Thế nào là phương pháp thủ công và phương pháp công nghiệp?
-Nhanh gọn, nhẹ nhàng, đúng thời vụ vì sản phẩm dễ ươn, thối
-HS: 2 phương pháp
-Lớp chú ý lắng nghe
-HS trả lời.
-Ướp đá, muối hoặc ướp lạnh.
-HS trả lời.
-Ướp muối, làm khô làm lạnh.
-1 em đọc lớp lắng nghe.
-Hư và hao hụt.
-Các nhóm thảo luận 5’
Đáp án:
a- Ướp
b- Phơi khô
c- Đông lạnh
-HS trả lời.
-HS trả lời 2 phương pháp.
-Thủ công: bằng tay
-Công nghiệp: máy móc
I) THU HOẠCH
 Thu hoạch phải nhanh gọn, nhẹ nhàng đúng thời vụ.
Có 2 phương pháp:
-Đánh tỉa thả bù
-Thu hoạch toàn bộ tôm cá trong ao
II) BẢO QUẢN
Mục đích bảo quản là hạn chế hao hụt về chất và lượng sản phẩm.
Có 3 phương pháp bảo quản là ướp muối, làm khô và làm lạnh
III) CHẾ BIẾN
-Mục đích chế biến tăng giá trị sử dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm 
Có 2 phương pháp
-Phương pháp thủ công
-Phương pháp công nghiệp
4.Củng cố: (5’)
-Gọi 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ
-Hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm cá
-Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản. Có những phương pháp bảo quản nào?
-Chế biến thuỷ sản nhằm mục đích gì? có những phương pháp chế biến nào?
5.Hướng dẫn về nhà . (1’)
-Học bài ghi và trả lời câu hỏi ở cuối bài
-Tìm hiểu bài 56 SGK
*RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 7/1/2009 Tiết: 30
Ngày dạy: 12/1/2009 Tuần:21
 Bài: 56
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
 A-MỤC TIÊU:
Sau bài này GV phải làm cho HS:
-Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
-Biết được một số biên pháp bảo vệ môi trường bà bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
-Các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
B-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Nghiên cứu SGK và tài liệu có liên quan
-Chuẩn bị sơ đồ 17 trang 154
C-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cu õ: (6’)
-Nêu các biện pháp thu hoạch tôm cá?
-Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản. Nêu tên các phương pháp bảo quản
-Địa phương em thường chế biến sản phẩm thuỷ sản bằng cách nào?
3. Trọng tâm bài mới :
Muốn được nhiều sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững lâu dài, mọi người phải ra sức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Để làm được việc đó chúng ta cùng nghiên cứu bài 56.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
-HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản:(9’)
-Gọi HS đọc mục I SGK
-Hỏi: dùng nước thải để nuôi thuỷ sản mang lại lợi ích gì?
-Dùng nước thải chưa xử lí sạch để nuôi tôm cá có những tác hại gì?
-Bảo vệ môi trường thuỷ sản nhằm mục đích gì?
 HĐ 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản môi trường thuỷ sản: (13’)
-Gọi HS đọc mục 2 SGK
-Biện pháp lọc nước nhằm mục đích gì?
-Biện pháp này có hạn chế gì?
-Cần có biện pháp gì hỗ trợ để giải quyết hạn chế này
-GV kết luận.
-Đang nuôi thuỷ sản mà nước bị ô nhiễm xử lí bằng cách nào?
-Để giảm bớt đôïc hại cho động vật thuỷ sản và con người phải làm gì?
-GV phân tích quản lí môi trường nước gồm 2 vấn đề SGK.
HĐ3 : Tìm hiểu về bảo vệ ngùôn lợi thuỷ sản: (10’)
-HS đọc mục II SGK.
-GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập.
-GV nhận xét HS trả lời và yêu cầu ghi vào vở bài tập.
-Yêu cầu HS đọc sơ đồ 17.
-Hãy rút ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nuôi thuỷ sản?
-GV: Nước thải sinh hoạt của con người, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, hoặc nước thải nông nghiệp (dùng phân tươi hoặc lạm dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu)
Hoặc khai thác mang tính hủy diệt (dùng điện, chất nổ) làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
-Gọi Hs đọc mục III trong SGK
-GV phân tích mối quan hệ vườn ao chuồng .
-Làm thế nào để duy trì bảo vệ nguồn lợi thuỷ san lâu dài?
-GV nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Hạn chế cung cấp thức ăn.
-Ô nhiễm môi trường nước tôm cá chết, nguy hiểm cho người.
-Hạn chế ảnh hưởng xấu đối với thuỷ sản và con người
- 1 HS đọc lớp chú ý lắng nghe.
-Giảm tạp chất, rác bẩn
-Không diệt được vi khuẩn gây bệnh và chất độc hoà tan.
-Dùng hoá chất để diệt khuẩn.
-HS ghi bài
-HS trả lời theo yêu cầu
-HS trả lời
-HS chú ý lắng nghe
-Lớp lắng nghe
-HS Thảo luận 5’
Đáp án theo trình tự:
+Nước ngọt 
+Tuyệt chủng
+Khai thác
+Giảm sút
+Số lượng
+Kinh tế
-HS ghi vào vở bài tập
-Đọc theo yêu cầu.
-HS trả lời và ghi bài sau khi GV nhận xét và chốt lại
-Lớp chú ý lắng nghe
-1HS đọc lớp chú ý lắng nghe.
-HS chú ý lắng nghe.
-HSTL
I )Ý NGHĨA
 Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là để có sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người để ngành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bền vững có hàng hoá xuất khẩu.
II) MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỶ SẢN
 Có nhiều phương pháp xử lí nguồn nước nhưng phổ biến là:
Lọc nước bằng các bể lọc
-Dùng hoá chất diệt khuẩn
 -Nếu nước nuôi ô nhiễm:
+Ngừng cho ăn
+Tháo nước cũ thêm nứơc sạch.
+Thu hoạch sớm.
-Phải quản quản môi trường nứơc.
III) BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
-Nguyên nhân ảnh hưởng đến nước nuôi thuỷ sản
+Nước thải sinh hoạt
+Nước thải công nghiệp
+Nước thải nông nghiệp
+Các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt với cường độ cao (dùng điện, chất nổ)
-Bảo vê nguồn lợi thuỷ sản trước hết là chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước có hại cho sinh vật thuỷ sinh đồng thời đánh bắt hợp lí
4.Củng cố: ( 5’)
-Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
-Nêu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản
-Phải làm gì để duy trì nguồn lợi thuỷ sản lâu dài
5.Hướng dẫn về nhà: (1’)
-Học bài ghi và đọc SGK
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
-Chuẩn bị bài 30 “Vai Trò Và Nhiệm Vụ phát Triển Chăn Nuôi”
*RÚT KINH NGHIỆM:
PHẦN III
KẾ HOẠCH CHƯƠNG I
A-MỤC TIÊU:
Sau chương này GV phải làm cho HS:
-Nắm được cơ sở khoa học và yêu cầu kỉ thuật về giống vật nuôi, thức ăn nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng dịch
-Hiểu được đây là những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chăn nuôi, là cơ sở cho việc học tập các nội dung kỹ thuật chăn nuôi của các vật nuôi cụ thể
B-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phóng to hình : 50 đến 58 SGK
-Bảng phụ
-Phấn màu
C-PHÂN BỐ TIẾT DẠY:
Tổng số tiết: 14
Trong đó: 
-Lí thuyết: 8 tiết
-Thực hành: 4 tiết
-Ôn tập: 1 tiết
-Kiểm tra: 1 tiết
D- PHƯƠNG PHÁP
-Đàm thoại, trực quan, thuyết trình
-Thực hành.
Ngày soạn: 28/ 12/2009	 Tiết : 31
Ngày dạy: 30/12 /2009	 Tuần: 19
Bài: 30
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
A-MỤC TIÊU:
Sau bài này GV phải làm cho HS:
-Nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và địa phương.
-Trình bài được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới
-Có ý thức say mê học tập kỹ thuật chăn nuôi.
B-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phóng to hình : 50 
-Nghiên cứu SGK và tìm hiểu tài liệu có liên quan về chăn nuôi, giống vật nuôi
-Sưu tầm tranh ảnh các loại vật nuôi.
C-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cu õ: ( Không kiểm tra)
3 Bài mới :
Chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có chức năng chuyển hoá những sản phẩm của trồng trọt và phế phụ phẩm một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao. Vậy vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta là phải làm những việc gì? Đó là nội dung kiến thức chúng ta tìm hiểu trong bài này. ( GV ghi đầu bài 
H. ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi. ( 17’)
-Yêu cầu học sinh qua sát hình 50 SGK.
-Hình 50 cho biết chăn nuôi có những vai trò gì?
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
-Gv chốt lại
-Dựa vào kiến thức đã hiểu biết các em hãy điền vào nội dung các hình 50 a, b, c, d .
-GV yêu cầu HS xác định vai trò của một vài con vật nuôi cụ thể ở địa phương như:
+Con lợn cung cấp sản phẩm gì?
+Con bò,trâu cung cấp sản phẩm gì?
+Con thỏ, chuột bạchlà những vật nuôi có giá trị trong nghiên cưu khoa học, tạo vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế.thuộc vai trò nào?
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. (20’)
-Nước ta có những loại vật nuôi phổ biến nào? Kể tên một số loài mà em biết?
-Phát triển chăn nuôi toàn diện là như thế nào?
-Phát triển chăn nuôi toàn diện ở gia đình có lợi ích gì?
-Treo sơ đồ 7 hướng dẫn HS quan sát.
-Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
 -Phát triển chăn nuôi toàn diện là thế nào?
-HS liên hệ thực tế địa phương có những quy mô chăn nuôi nào? Gia đình nuôi những con vật nào?
-Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật.
GV:+ Làm thức ăn hổn hợp để bán cho nhân dân tiện sử dụng, hiệu quã kinh tế cao. VD
+Nhập giống..VD..
+Tiêm phòng, chữa trị bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng
+Thu mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi.VD.
-Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý.
+Đào tạo cán bộ
+Cho nhân dân vay vốn..
-GV nhận xét.
-Mục tiêu của ngành chăn nuôi nước ta?
-HS quan sát hình.
-HS :
+Cung cấp thực phẩm.
+Sức kéo, phân bón
+Nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
-HS ghi bài
-HS thực hiện và ghi vào VBT.
-HS thảo luận trả lời.
-Gà, vịt, lợn, bò..
-Nuôi nhiều loài phù hợp với từng vùng kinh tế đáp ứng nhu cầu nông dân
-Tăng nguồn thực phẩm, tăng thu nhập kinh tế gia đình.
-HS quan sát
-Có 3 nhiệm vụ.
-Đa dạng về loài vật nuôi.
-Đa dạng về quy mô chăn nuôi
_HS trả lời theo yêu cầu.
-HS lắng nghe và trả lời.
-HS lắng nghe và trả lời.
-Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm.
I-VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI:
Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành xuất khẩu.
II-NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI Ở NƯỚC TA:
Nhiệm vụ: phát triển toàn diện, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu và quản lý, tạo nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4.Củng cố :5’
-HS đọc phần ghi nhớ
-Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
-Em cho biết nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
5.Dặn dò:2’
-Học bài ghi kết hợp SGK.
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
 -Chuẩn bị bài : Giống Vật Nuôi
*RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
.
Ngày soạn: 1/ 1/ 2010 Tiết: 32
Ngày dạy: 6/1/2010 Tuần:20
 Bài:31
GIỐNG VẬT NUÔI
 A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 Thông qua bài học này, HS phải:
 -Nêu được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.
 -Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
 -Liên hệ thực tế để thấy được sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương.
 B.CHUẨN BỊ:
 -Phóng to hình 51,52,53 SGK.
 -Tư liệu về các giống gia súc, gia cầm phổ biến ở nước ta và địa phương.
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định lớp :1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
 -Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?Cho VD?
 -Em cho biết mhiệm vụ phát triển của chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
 3.Bài mới:
 Ca dao, tục ngữ có câu:Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa.Điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm.Trong bàihọc này chúng ta sẽ biết được thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi. (ghi tựa)
H. ĐỘNG THẦY
HOẠ

Tài liệu đính kèm:

  • docChương I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt - Phạm Minh Lâm.doc