Chuyên đề 2: Chủ quyền Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ

MỞ ĐẦU

Tây Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam.

Từ xa xưa, vùng đất này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở đây là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam, kích động đồng bào Khơme ở Việt Nam và một số người dân Campuchia chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, phá hoại hòa bình ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, chúng xuyên tạc sự thật lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, kích động ý thức dân tộc hẹp hòi, đòi “độc lập”, “tự trị”, xây dựng tổ chức phản động để tiến tới thành lập cái gọi là “Nhà nước Khơme Campuchia Crôm”, hoặc sáp nhập Miền Tây Nam Bộ vào Campuchia, cản trở công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta.

Nhằm giúp cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở có thêm thông tin, tư liệu để đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ, Tài liệu này đề cập một số nội dung cơ bản về cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Miền Tây Nam Bộ, tình hình và định hướng đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ.

 

docx 29 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề 2: Chủ quyền Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lục Tỉnh là Basse-Cochinchine (vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong).
.
Trước khi Chính phủ Pháp chuẩn bị trao trả lại vùng đất Nam Bộ cho Việt Nam, Chính quyền Campuchia lúc đó đã đưa ra các yêu sách phản đối.
Ngày 25/6/1945, Quốc vương Norodom Sihanouk ra tuyên bố về quan điểm của Campuchia về vùng đất Nam Kỳ, ngày 20/01/1948 ông gửi thư cho Cao ủy Cộng hòa Pháp, ngày 02/4/1949, ông gửi thư cho Chủ tịch Liên hiệp Pháp để phản đối ý định của Pháp trả đất Nam Kỳ cho phía Việt Nam.
Chính phủ Pháp có đủ căn cứ để phản bác lập luận trên. Trong thư gửi Quốc vương Norodom Sihanouk, ngày 08/6/1949, Chính phủ Pháp đã khẳng định: “ Ngoài những lý do thực tiễn, những lý do pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ. Quốc vương hẳn cũng biết rằng Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm 1862 và 1874...” và “Chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam”, trước lúc Pháp có mặt ở Đông Dương, miền Tây Nam Kỳ không thuộc triều đình Khơme.
- Chủ quyền của Việt Nam đối với Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng tiếp tục được công nhận tại Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973), được các nước lớn có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Lào, Campuchia thừa nhận. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 khẳng định: “11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp theo hướng là đế giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc củng cố và thiêt lập lại hoà bình ở Campuchia, Lào và Việt Nam, Chính phủ Pháp sẽ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam. 12. Trong mối quan hệ của mình, Campuchia, Lào và Việt Nam, mỗi nước thành viên Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia nói trên và kiềm chế trong bất cứ việc nào can thiệp đến công việc nội bộ của họ”.
Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về khôi phục hoà bình ở Đông Dương, Việt Nam chỉ tạm thời bị cắt thành hai miền Nam - Bắc bởi một giới tuyến quân sự (vĩ tuyến 17), Campuchia, Lào và các nước tham gia Hội nghị đều đã cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm cả vùng đất Tây Nam bộ.
- Trong những năm đất nước ta tạm thời bị chia cắt, đã nhiều lần xảy ra xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Campuchia. Trước tình hình đó, các chính quyền khác nhau của Nhà nước Campuchia và Quốc vương Norodom Sihanouk đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa nhận đường biên giới hiện tại giữa Campuchia với Nam Việt Nam được thể hiện trên các bản đồ (hợp pháp) do Sở Địa dư Đông Dương ấn hành trước năm 1954.
+ Khi tham dự Hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire (Ai Cập) tháng 10/1964, Thủ tướng Campuchia Norodom Kan-ton chính thức ủng hộ nguyên tắc ghi trong bản Tuyên ngôn bế mạc Hội nghị và đã được biểu quyết thông qua: "... tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó". Thủ tướng Norodom Kan-ton còn tuyên bố: "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyến này do mẫu quốc Pháp đặt ra... Mặc dù các biên giới này rất bất lợi cho Campuchia, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó" Trần Văn Minh (1978), Biên giới Việt Nam - Campuchia, vài khía cạnh về lịch sừ và pháp lý, Paris, tr.20-21
. 
+ Từ năm 1960 đến 1962, chính phủ Vương quốc Campuchia tiến hành thương lượng với chính quyền ngụy Sài Gòn nhằm giải quyết những xung đột biên giới, cải thiện quan hệ giữa hai bên nhưng không đạt được kết quả. Năm 1962, Norodom Sihanouk đề nghị Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để công nhận độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
- Tháng 3/1964, Chính phủ Vương quốc Campuchia gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà bản dự thảo Nghị định thư về tuyên bố nền trung lập của Vương quốc Campuchia, tại Điều 1 bản dự thảo viết: "... b/ Với Nam Việt Nam, biên giới ghi trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước các Hiệp định Paris năm 1954 và về các đảo ven bờ trên bản đồ hải quân kèm theo...". Tuy nhiên, phía Campuchia gửi kèm theo bản dự thảo này bộ bản đồ thể hiện đường biên giới trên đất liền giữa hai nước, nhưng đã bị cạo sửa 9 điểm, chỗ lớn nhất là khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đăknông) lấn sang lãnh thổ Việt Nam khoảng 50 km2; có cả hải đồ vẽ đường ranh giới trên biển mà trong đó đảo Thổ Chu và một số đảo khác của Việt Nam thuộc về Campuchia. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã không đáp ứng đề nghị vô lý đó của Chính phủ Campuchia Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam – Đất, Biển, Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
.
- Ngày 20/6/1964, Quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi thư cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, khắng định: “Về phần mình, Campuchia chỉ đòi hỏi sự công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như được vẽ trên các bản đồ thông dụng đến năm 1954 và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn đã đòi hỏi mà không có một chút lý lẽ gì để biện hộ được” Theo “Lược sử vùng đất Nam bộ", Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Nxb Thế Giới năm 2006, Tạp chí Xưa & Nay, số 285, 6-2007, tr 11.
.
- Ngày 09/5/1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã ra lời kêu gọi các nước “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Campuchia trong đường biên giới hiện tại” (theo đường biên giới lúc đó, Miền Tây Nam Bộ thuộc Nam Việt Nam).
Đáp lại lời kêu gọi của Campuchia, ngày 31/5/1967 và ngày 08/6/1967 ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã lần lượt ra tuyên bố thừa nhận và cam kết tôn trọng đường biên giới hiện tại của Campuchia.
- Đến cuối năm 1968, đã có 34 nước, trong đó có Pháp, Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan ra tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong các đường biên giới hiện tại Ngày 16/4/1968, Chính phủ Mỹ tuyên bố: ‘Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Mỹ công nhận và tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong các đường biên giới hiện tại”.
.
b) Những hiệp ước về biên giới, lãnh thố được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia
Sau khi chính quyền Khơme đỏ bị lật đổ, nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập, chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký nhiều hiệp ước về biên giới, lãnh thổ.
- Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
Hiệp ước này được chính phủ hai nước ký ngày 18/02/1979, tại Điều 4 của Hiệp ước đã thống nhất: "Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước” Nguồn: Lưu trữ Ủy ban Biên giới quốc gia.
.
- Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia.
Ngày 20/7/1983, nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, trong đó đã thống nhất áp dụng hai nguyên tắc: (1) Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước Bản đồ Bonne 26 mành tỷ lệ 1/100.000 là tập bàn đồ được chính quyền Đông Dương cùa Pháp xuất bản trong khoảng những năm 1951-1955. Tập bản đồ này được Quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc để lưu trữ năm 1964. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cũng dựa trên bản đồ này.
; (2) ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
- Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia Nguồn: Lưu trữ Ủy ban Biên giới quốc gia.
.
Hiệp ước được chính phủ hai nước ký ngày 27/12/1985, được Hội đồng nhà nước nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn ngày 30/01/1986 và Quốc hội nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia phê chuẩn ngày 07/02/1986, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước ngày 22/02/1986. Nội dung Hiệp ước thể hiện rõ lập trường của hai nước tôn trọng và bảo vệ đường biên giới hiện tại.
Nội dung hai Hiệp ước năm 1983 và 1985, nêu trên không chỉ phù hợp với thực tế khách quan về đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, mà còn phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia. Sau khi Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết năm 1991, năm 1993 Quốc hội Campuchia thông qua Hiến pháp mới, Điều 2 của bản Hiến pháp này khẳng định: “Toàn vẹn lãnh thổ Vương quốc Campuchia không thể bị vi phạm trong đường biên giới của mình đã được xác định trong bản đồ tỷ lệ 1/100.000, làm giữa những năm 1933-1953 và được quốc tế công nhận giữa những năm 1963-1969” Theo “Lược sử vùng đất Nam bộ”, Hội khoa học lịch sứ Việt Nam, Nxb Thế Giới năm 2006, Tạp chí Xưa & Nay, số 285, 6 - 2007, tr 11.
. Đường biên giới theo Hiếp pháp Campuchia là phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Điều 1, Hiệp ước 1983 về xác định sử dụng loại bản đồ để phân định biên giới Việt Nam - Campuchia và đã được cụ thể hóa trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985.
- Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985.
Năm 2005, quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia đã bước sang một giai đoạn mới với chính sách nhất quán và kiên trì của Nhà nước ta thắt chặt và củng cố quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Campuchia, quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai nước ngày càng mở rộng. Cũng trong năm này, tiến trình đàm phán giữa hai nước về biên giới đã được đẩy mạnh (tiếp sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, tháng 3/2005).
Với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hai phía, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Hiệp ước bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27/12/1985. Tái lập tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước bổ sung được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29/11/2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:
+ Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thế hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng đề vấn đề này không cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là "Hai bên tiếp tục thảo luận" vấn đề này.
+ Điều chỉnh đường biên giới trên sông, suối theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
+ Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.
+ Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008 (tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi Đảng Nhân dân Campuchia CPP thắng cử, bạn và ta đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2015, hai bên đã xác định trên thực địa được vị trí của 312/371 cột mốc đã thống nhất trên bản đồ, đạt 84%; xây dựng được 309/371 cột mốc, đạt 83%; phân giới được khoảng 929km, đạt khoảng 82%; quy thuộc được 109 cồn bãi trên sông suối (trong đó quy thuộc về Việt Nam 42 cồn bãi; về Campuchia 67 cồn bãi).
c) Tính khách quan, khoa học, chính xác và đồng thuận trong quá trình phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia
- Thực hiện các hiệp định nêu trên, hai bên đã tiến hành khảo sát thực tế, chuyển vẽ bản đồ Theo Hiệp định bổ sung nãm 2005: Mỗi bên tự rà soát; chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bàn đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đỏ đối chiếu kết quả để thống nhất đường biên giới trên bản đồ.
 và phân định biên giới; đồng thời tổ chức xây dựng hệ thống cột mốc biên giới hoàn toàn dựa trên cơ sở kết quả chuyên vẽ bản đồ và phân định trên thực địa đã được hai bên thống nhất, những khu vực còn chưa thống nhất thì tiêp tục nghiên cứu, khảo sát để hoạch định trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận hai bên đã ký kết.
- Ngày 07/9/2006, đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia đã chứng kiên Lễ khởi công xây dựng cột mốt quốc tế đầu tiên tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Đến nay, hai bên đã phân giới được khoảng 1000 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, hoàn thành việc xây dựng 10 cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10 cặp cửa khẩu quốc tế, 01 cột mốc ở điểm đầu, 01 cột mốc cuối cùng và 297 cột mốc chính, góp phần hoàn thành khoảng 90% công việc phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đi qua 9 tỉnh của Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam, trong đó có 4 tỉnh Miền Tây Nam Bộ Báo Đất Việt, số ra ngày 27/12/2015.
.
- Tuy nhiên, vẫn còn 6 đoạn biên giới mà hai bên chưa thống nhất, trong đó, Miền Tây Nam Bộ có 3 đoạn là: đoạn biên giới từ cột mốc số 241 đến số 245 tiếp giáp An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia); đoạn biên giới dự kiến cắm cột mốc số 247 đến số 254 tiếp giáp An Giang (Việt Nam) và Kandal/Takeo (Campuchia); và đoạn biên giới từ cột mốc số 295 đến số 302 tiếp giáp Kiên Giang (Việt Nam) và Kampot (Campuchia) Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Báo Đồng Khởi, ngày 25/12/2015.
.
- Trong quá trình phân giới, cắm mốc, phát sinh vấn đề tại một số địa phương có tình trạng cư dân sinh sống vượt quá đường biên giới chuyển vẽ (sống trên đất của bạn và ngược lại). Do đó, ngày 23/4/2011, đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia đã ký Bản ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền giữa hai nước. Theo đó, hai bên nhất trí duy trì đường biên giới quản lý thực tế; đồng thời căn cứ đường biên giới pháp lý để hoán đổi cân bằng về diện tích và lợi ích để không gây ảnh hưởng, xáo trộn cuôc sống, bảo đảm sự ổn định sinh hoạt, sản xuất của nhân dân khu vực biên giới. Hai bên cũng đã thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì nguyên hiện trạng; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; tăng cường quản lý, tuyên truyền, giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới.
- Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp đế sớm hoàn thành việc phân giới, cắm mốc đối với các đoan biên giới còn tồn đọng và tăng cường quản lý biên giới.
+ Hai bên sẽ tuân thủ pháp luật quốc tế, đặc biệt là các hiệp ước về hoạch định biên giới và các văn bản thỏa thuận khác giữa hai nước; trong trường hợp cần thiết, xem xét mời chuyên gia kỹ thuật quốc tế hỗ trợ giải quyết các vướng mắc cụ thể về kỹ thuật để đảm bảo kết quả phân giới cắm mốc ở những đoạn biên giới này khách quan, khoa học và chính xác.
+ Hai bên nhất trí triển khai cắm mốc phụ (dự kiến trên 1.500 mốc) nhằm làm rõ hơn đường biên giới trên thực địa, tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới; hoàn thiện hồ sơ phân giới căm mốc để làm cơ sở xây dựng Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước.
+ Về quản lý biên giới, để duy trì an ninh, trật tự và bảo đảm lợi ích của nhân dân khu vực biên giới hai bên, góp phần xây dựng một đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, trong khi chờ việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền và ký kết một Hiệp định mới về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, hai bên sẽ tiếp tục quản lý biên giới theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới năm 1983 và Thông cáo báo chí chung ngày 17/01/1995.
4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ
Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, chủ trương đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ), phát huy sức mạnh toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động nhằm kích động ly khai dân tộc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có vùng đất Tây Nam Bộ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.
- Ngay từ khi mới ra đời, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn), Đảng ta đã thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trên cả ba miền đất nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó có Miền Tây Nam Bộ.
- Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định chủ quyền đối với vùng đất Tây Nam Bộ - một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Tháng 7/1946, Tại Pari, bên lề Hội nghị Phôngtenbơlô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Nam Bộ là đất của Việt Nam. Nó là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi... Trước khi đảo Coocsơ trở thành đất của Pháp thì Nam Bộ đã là đất của Việt Nam”.
- Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31/5/1946, Hồ Chủ tịch đã viết; “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.246.
.
- Những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng và Nhà nước ta đã tập hợp, động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó đồng bào các dân tộc ở Miền Tây Nam Bộ tham gia kháng chiến, kề vai sát cánh cùng quân và dân Campuchia trong Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia; lực lượng cách mạng hai nước đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, cùng đấu tranh chống xâm lược. Lúc đó, Chính quyền cách mạng Campuchia luôn giữ quan hệ đoàn kết, hợp tác, thể hiện sự tôn trọng đường biên giới giữa hai nước.
Trong lúc xảy ra tranh chấp biên giới giữa Chính quyền Việt Nam cộng hòa với Nhà nước Campuchia, Chính phủ Campuchia và Quốc vương Norodom Sihanouk kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận đường biên giới hiện tại, lúc đó, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đã lần lượt ra tuyên bố thừa nhận và cam kết tôn trọng đường biên giới hiện tại của Campuchia.
- Những năm 1975-1979, Chính quyền Khơme đỏ ở Campuchia nhiều lần đưa quân sang xâm lược Việt Nam, tàn sát, giết hại dân thường ở các tỉnh biên giới. Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo quân và dân ta, trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thắng lợi, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Trước nguy cơ diệt chủng ở Campuchia, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã không tiếc máu xương, tận tình giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chính quyền Khơme đỏ, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh đất nước và xây dựng cuộc sống mới. Đen năm 1989, theo thỏa thuận giữa hai nước, Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã rút về nước.
- Từ đó đến nay, Đảng,và Nhà nước ta chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Campuchia, ký kết các hiệp định hoạch định biên giới, tồ chức phân giới, cắm mốc trên nguyên tắc bình đẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.
- Về đối nội, Đảng, Nhà nước ta luôn thực thi chính sách bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ; đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: Ngày 18/4/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơme. Ngày 14/8/2012, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 28-KL/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Ngày 21/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2270/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng đã và đang ban hành nhiều đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các văn bản trên đã và đang được triển khai thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Miền Tây Nam Bộ, trong đó có đồng bào Khơme. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,66% năm 2011 xuống còn 28,11% năm 2014, hiện nay không còn hộ đói; 80% số hộ dân có phương tiện nghe, nhìn. Hầu hết các tỉnh thành ở Miền Tây Nam Bộ có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khơme. Tín đồ, sư sãi có điều kiện trùng tu, xây dựng mới nhiều chùa chiền, trường học. Các tỉnh, thành đều tổ chức dạy chữ Khơme, Pali Pali còn gọi là 'Nam Phạn, là m

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu quyen cua Viet Nam voi Vung dat Tay Nam Bo_12182874.docx