Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng

MỞ ĐẦU . 4

NỘI DUNG . 6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẢNH QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ

CẢNH QUAN . 6

I. LÍ LUẬN VỀ CẢNH QUAN . 6

1. Quan điểm về cảnh quan . 6

2. Các khái niệm về cảnh quan . 8

3. Cảnh quan sinh thái . 13

4. Sinh thái cảnh quan. 13

pdf 44 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hệ địa lí (hệ địa sinh thái), nhưng bản thân 
hoạt động đánh giá môi trường tự nhiên lại là sự thể hiện cơ chế quan hệ 
tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. 
 Nếu coi hệ thống kinh tế - xã hội là chủ thể (là mục đích phục vụ) và 
coi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như là khách thể (là cơ sở vật 
chất của sản xuất) thì đối tượng của hoạt động đánh giá là quan hệ giữa chủ 
thể và khách thể ấy. Do đó muốn có sự đánh giá đúng đắn phải có số đo về 
quan hệ tương hỗ ấy, nghĩa là phải quan sát đồng thời sự hoạt động của các 
hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - kĩ thuật, tốt hơn là phải có số đo 
về sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các hệ thống đó. 
Như vậy hiểu đánh giá là sự so sánh khả năng đáp ứng của khách thể 
đối với yêu cầu của chủ thể. 
Hình 1: Mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ kinh tế - kĩ thuật 
theo Terry Rambo 
Vật chất Năng lượng 
thông tin 
Vật chất Năng lượng 
thông tin 
Hệ 
tự nhiên 
Hệ 
KT - KT 
Vật chất Năng lượng 
thông tin 
Vật chất Năng lượng 
thông tin 
Chọn lọc 
Thích ứng 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 15 
Trong mối quan hệ đó theo Terry Rambo, các nhà khoa học cần tập 
trung giải quyết tính thích ứng và tính chọn lọc. Hệ thống tự nhiên không 
thể chọn lọc và thích ứng với hệ thống kinh tế - xã hội nhưng hệ thống kinh 
tế xã hội cần chọn lọc và thích ứng với hệ thống tự nhiên. Sự đánh giá ở 
đây là đánh giá về mặt kinh tế - kĩ thuật của điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên nên cần có sự tham gia của các nhà kinh tế và kĩ thuật 
trong việc đánh giá. 
- Đánh giá cần có mục đích cụ thể: tùy theo mục đích đánh giá mà 
đặc điểm của tự nhiên nào đó được coi là tốt hoặc xấu, có thể tốt cho hoạt 
động này nhưng lại xấu cho hoạt động khác. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 16 
Ví dụ: không thể nói đất của một vùng không tốt, mà chỉ là không tốt 
cho một vài mục đích như đất bazan không thích hợp cho trồng lúa nhưng 
nó lại thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su; 
ngược lại không thể nói đất phù sa là tốt nhất, bởi vì mặc dù đất phù sa rất 
tốt cho việc phát triển cây lúa, một số cây công nghiệp ngắn ngày và cây 
lương thực khác, nhưng nó lại không thật sự tốt cho việc trồng cây cà phê, 
cao su, chè 
 Vì thế, đặc điểm tự nhiên là "đơn trị" còn giá trị của đặc điểm ấy lại 
là "đa trị" và số đo của đặc điểm tự nhiên xác định qua quan trắc thì khác 
hẳn giá trị kinh tế của nó. Ví dụ: Đánh giá đặc điểm khí hậu ở Sa Pa vừa 
thuận lợi cho phát triển du lịch vừa thuận lợi cho phát triển trồng trọt cây 
xứ lạnh 
 - Sự xác định giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên 
nhiên của hệ địa sinh thái là nội dung của hoạt động đánh giá. Tuy nhiên, 
hoạt động đánh giá không phải làm một lần mà xong mà phải xem xét là 
một quá trình nhận thức tiếp cận đối tượng đánh giá, kiểm kê đánh giá lại 
đối tượng sau mỗi tác động của một hệ địa kinh tế - kĩ thuật. 
Hình 3: Quá trình biến đổi của các hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã 
hội 
A 1 
B 2 
C 3 
A. Trạng thái tự nhiên khi thiết kế 
B. Trạng thái tự nhiên khi thi 
công 
C. Trạng thái tự nhiên khi công 
trình kinh tế - kĩ thuật hoạt 
động 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 17 
1. Đồ án thiết kế Quan hệ 
tương hỗ 
2. Công trình đã xây dựng xong Quá trình 
biến đổi 
3. Công trình đã hoạt động sản xuất của các hệ thống tự 
nhiên và 
 kinh tế - xã hội 
Ví dụ: Trước khi xây dựng nhà máy thủy điện phải có sự đánh giá 
tác động, sau khi công trình hoàn thành và đi vào hoạt động thì vẫn phải 
tiếp tục có hoạt động đánh giá để luôn có sự điều chỉnh tác động sao cho 
mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là vấn đề mà hiện nay nhiều công trình 
thủy điện đang quan tâm như Sông Tranh hay các công trình thủy điện ở 
Tây Nguyên Ngay cả nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước hiện nay là 
nhà máy thủy điện Sơn La, so với dự kiến ban đầu với công suất là 
3600MW, nhưng sau khi nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của công 
trình tới tự nhiên và đời sống kinh tế xã hội, công suất thiết kế giảm xuống 
còn 2400MW. 
Hình 4: Cấu trúc của hoạt động đánh giá và quản lí tài nguyên 
Đánh giá 
ĐKTN và TNTN 
Phương án tác động 
(mô hình hoạt động) 
Chính sách điều chỉnh 
giám sát 
Mục tiêu 
Kiểm kê 
Đánh giá tác động 
(mô phỏng) 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 18 
2. Khoa học đánh giá kinh tế kĩ thuật các ĐKTN - TNTN là một khoa 
học liên ngành, có phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 
riêng 
 - Đánh giá là khoa học liên ngành chứ không phải là chương trình 
nghiên cứu liên ngành. Mô hình hoạt động đánh giá như là quá trình nhận 
thức quan hệ tương hỗ giữa các bộ phận cấu tạo của hệ thống tự nhiên - 
kinh tế, đã nói lên sự cần thiết phải có sự hợp tác, phối hợp giữa nhiều 
ngành khoa học. 
 Sự khác biệt giữa khoa học liên ngành với một chương trình nghiên 
cứu liên ngành là một chương trình nghiên cứu liên ngành là một chương 
trình hành động nhằm một mục tiêu chung nhưng còn thiếu một lí luận 
chung, một phương pháp chung do đó dễ dẫn đến tình trạng nghiên cứu 
không đồng bộ và khó đi đến một kết luận chắc chắn được mọi người công 
nhận. Đối với khoa học liên ngành, những người làm nhiệm vụ đánh giá có 
thể dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều ngành khác nhau để đưa ra 
những nhận định đánh giá từ đó xác định được phương án sử dụng tự nhiên 
một cách tối ưu. 
 - Khoa học đánh giá có phương pháp luận và phương pháp nghiên 
cứu riêng. 
- Đối tượng đánh giá xét theo quan điểm hệ thống là một hệ thống tự 
nhiên - kinh tế - xã hội, nên phương pháp luận hệ thống được vận dụng khi 
phân tích đối tượng. 
 - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống nên phương pháp nghiên cứu là 
phương pháp tiếp cận hệ thống, sử dụng chủ yếu phương pháp mô hình hóa 
hệ thống. 
3. Khoa học đánh giá còn là khoa học địa tiêu chuẩn hóa 
 So sánh chất lượng môi trường với các đặc điểm tài nguyên thiên 
nhiên, có hệ tiêu chí, so sánh với thực tế. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 19 
4. Mối quan hệ giữa kiểm kê và đánh giá ĐKTN - TNTN (quan hệ giữa 
cảnh quan cơ bản và ứng dụng). 
 - Kiểm kê ĐKTN - TNTN là bước khởi đầu của công trình nghiên 
cứu địa lí ứng dụng làm tiền đề cho bước tiếp theo. 
 - Việc kiểm kê phải có mục đích, có sự chi phối bởi mục đích, được 
quy định bởi nhiệm vụ khảo sát ứng dụng 
 - Tùy thuộc vào nội dung tìm hiểu, việc chuyển từ kết quả điều tra cơ 
bản sang ứng dụng có thể qua 3 thể thức tiến hành. 
a. Xác định mức độ chi tiết hợp lí nhất của sự phân chia lãnh thổ tự 
nhiên 
Mối tương quan giữa một bên là cấp bậc của yêu cầu lập quy hoạch 
và một bên là cấp bậc hệ địa lí cần nghiên cứu cũng như tỷ lệ bản đồ cần 
xây dựng. Các bậc hệ địa lí đang nghiên cứu cần xác định trước khi bắt đầu 
công việc kiểm kê, đánh giá. Mức độ càng chi tiết thì cấp bậc địa lí càng 
phải xuống thấp hơn. Ví dụ như khi lập kế hoạch sơ đồ cho phát triển kinh 
tế tổng quát hay các vùng kinh tế lớn, cần phải nghiên cứu đánh giá từng 
địa phương nhỏ, rồi gộp lại thành một địa tổng thể lớn hơn. 
b. Sƣu tầm các đặc trƣng địa lí của các hệ địa lí 
Các đặc trưng địa lí cần được biểu thị bằng các thông số. Tùy theo 
đối tượng mà mục đích đánh giá mà lựa chọn ra những thông số căn bản 
nhất, qui định các đặc trưng tổng thể và đặc tính tự nhiên. 
Ví dụ: Các đặc trưng tổng thể lựa chọn phù hợp với mục tiêu đánh 
giá: Đối với các nhà thổ nhưỡng thì đó là độ phì của đất, các nhà xây dựng 
thì đó là độ thấm, độ chặt, độ lún của đất.. 
c. Phân nhóm ứng dụng các hệ địa lí 
 Gộp nhóm các hệ địa lí thành một số nhóm tương đối lớn. Mỗi nhóm 
ấy phải có cùng một kiểu tiềm năng tài nguyên hoặc có những điều kiện 
giống nhau cho sự phát triển một ngành nào đó hay cho sinh hoạt của dân 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 20 
cư hoặc là phản ứng lại như nhau đối với những biện pháp xây dựng và cải 
tạo 
 - Theo hướng nghiên cứu cảnh quan cơ bản làm cơ sở cho các công 
trình nghiên cứu ứng dụng được A.G.Ixaxenko lập luận về mốt quan hệ này 
như sau: 
 + Việc phân chia các cảnh quan dựa trên cơ sở nguyên tắc đồng nhất 
địa đới và phi địa đới đảm bảo sự bao quát đầy đủ tất cả các điều kiện tự 
nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vì thế cảnh quan thực chất là một vùng tài 
nguyên thiên nhiên độc lập, được đặc trưng bằng "một bộ" riêng biệt các 
TNTN và đồng thời bằng những điều kiện địa phương độc đáo cho sự khai 
thác chúng. 
 + Trên cơ sở bản đồ cảnh quan có thể xây dựng các bản đồ phân tích 
có nội dung khác nhau nhất về các loại ĐKTN - TNTN riêng biệt cũng như 
tổ hợp của các TNTN khác nhau. Có thể xây dựng ở dạng một bản đồ phân 
vùng TNTN tổng hợp hoặc là bản đồ phân loại các cảnh quan theo tiềm 
năng tài nguyên của chúng. Theo ông nên kết hợp 2 loại bản đồ đó. 
 - Khi sử dụng bản đồ cảnh quan để phân tích các tài nguyên thiên 
nhiên và các mối quan hệ qua lại giữa hoạt động kinh tế và môi trường tự 
nhiên cần phân chia ra 3 nhóm chỉ số phân tích theo các mặt khác nhau: 
 + Nhóm các thông số cơ bản của các hệ địa lí quyết định các điều 
kiện sinh hoạt, hoạt động sản xuất của dân cư 
 + Các TNTN có thể được phân loại theo chức năng sản xuất của 
chúng 
 + Các chỉ số đặc trưng về mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của 
con người và cảnh quan 
 - Một hướng tiếp cận khác được sử dụng nhiều trong những năm gần 
đây là sử dụng kết quả phân loại cảnh quan sinh thái trong các công trình 
nghiên cứu ứng dụng. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 21 
4. Xây dựng nội dung quy hoạch 
a. Khái niệm quy hoạch 
 Quy hoạch là việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống những dự 
kiến, định hướng hành động nhằm đạt được mục đích và mục tiêu cụ thể. 
 Quy hoạch gắn liền với các biện pháp quản lí cả không gian phân bố 
và chiến lược phát triển cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức xã 
hội. Ví dụ đưa ra một bản đồ về tổ chức kinh tế cho một ngành cụ thể như 
nông nghiệp, du lịch, tái định cư một công trình thủy điện nhằm định 
hướng chiến lược cho sự phát triển một cách ổn định. 
 Khái niệm quy hoạch có thể được nghiên cứu dưới góc độ: 
 - Quy hoạch sử dụng đất: tập trung vào việc lựa chọn các loại hình 
sử dụng đất (đất nông nghiệp hay lâm nghiệp), theo hình thức quản lí (hay 
phân cấp đầu nguồn) 
 - Quy hoạch vùng: tập trung vào việc nghiên cứu thiết kế sơ đồ phân 
bố của các đối tượng kinh tế - xã hội. Ví dụ qui hoạch tổng thể nhà máy 
giấy Bãi Bằng, qui hoạch vùng nguyên liệu 
 - Quy hoạch tổng thể: Đó là sự phân bố hài hòa, tính tới lợi ích tối 
ưu trong mối lien hệ lien vùng. 
 - Quy hoạch môi trường: giải quyết các vấn đề môi trường làm mục 
tiêu phát triển. 
b. Mối quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch 
 - Đánh giá là cơ sở cho việc quy hoạch. Hai khâu đánh giá và quy 
hoạch gắn bó và xâm nhập vào nhau nên nếu đánh giá kỹ và có chất lượng 
tốt thì khâu quy hoạch có phần tập trung hơn. 
 - Khi đánh giá phải xem xét tất cả các phương án sử dụng, bảo vệ và 
cải tạo tự nhiên khác nhau nhưng khi quy hoạch thì chỉ lựa chọn phương án 
tối ưu. Vì thế khi quy hoạch cũng phải nghiên cứu cẩn thận nhiều khía cạnh 
nhưng chỉ nhằm tìm ra biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng 
thời vẫn phải bảo vệ và cải tạo được tự nhiên. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 22 
 - Trong khi đánh giá thì mặt tự nhiên là chính nhưng việc lựa chọn 
phương án quy hoạch cần cân nhắc toàn diện các mặt hệ quả khi thực hiện 
phương án, lợi ích trước mắt và lâu dài, hiệu quả kinh tế và sự bền vững 
của môi trường sinh thái, môi trường xã hội và nhân văn. 
 - Cũng nên quy hoạch liên ngành và cũng nên làm theo phương thức 
từ trên xuống và từ dưới lên. Nhóm trung tâm đánh giá - quy hoạch vẫn 
phải đưa ra dự án quy hoạch tổng hợp ban đầu. Trong hội thảo khoa học, 
đông đảo các ngành sẽ bổ xung và thống nhất bước đầu. Sau đó mỗi ngành 
lại quy hoạch kỹ phần riêng của ngành mình rồi lại thông qua một số hội 
thảo khoa học chuyên ngành, thống nhất lần cuối cùng bản đồ phân bố lực 
lượng sản xuất chúng mà nhóm trung tâm đánh giá - quy hoạch tổng hợp có 
nhiệm vụ hoàn chỉnh thành báo cáo chính thức đưa lên cấp quản lí cao nhất 
xét duyệt. 
 - Công tác quy hoạch không phải làm một lần là xong mà vẫn phải 
kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh. Quá trình đánh giá - quy hoạch là một chu 
trình khép kín, lặp đi lặp lại nhiều lần của các mối quan hệ giữa các mục 
tiêu kinh tế, đánh giá hệ địa sinh thái, đề ra biện pháp quản lí (sử dụng, bảo 
vệ và cải tạo tự nhiên), đánh giá biện pháp quản lí, quyết định thủ tục thực 
hiện biện pháp và kiểm tra sự thực hiện cũng như hiệu quả kinh tế của các 
biện pháp đã được quyết định, mà công tác quan tâm là quyết định biện 
pháp quản lí. 
 - Bất cứ một dự án quy hoạch nào, một dự án công trình kinh tế - kỹ 
thuật nào trong luận chứng kinh tế kỹ thuật cần kèm theo báo cáo đánh giá 
tác động môi trường. Bất cứ một hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng đều 
tác động ít hay nhiều đến môi trường bao quanh. Vì vậy cần phải đề ra 
đồng thời những biện pháp cụ thể, kể cả các chi phí nếu cần, để cho hoạt 
động sản xuất làm tổn hại môi trường càng ít càng tốt. Đó cũng là nội dung 
của dự báo địa lí. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 23 
Hình 5: Quá trình quy hoạch (phỏng theo C.S. Holling - 1978) 
c. Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ 
 Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là một phương pháp tiếp 
cận tổng hợp, xem xét, bố trí lại các ngành sản xuất, kinh tế, xây dựng 
những định hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vùng, từng miền 
lãnh thổ sao cho phù hợp với tiềm năng tự nhiên, KT - XH chung, đồng 
thời dự báo xu thế phát triển trong tương lai lâu dài và theo từng giai đoạn 
cụ thể, đảm bảo sự hài hòa trong quá trình phát triển KT - XH theo từng 
khu vực cũng như trong cả nước. Không thể đứng ở một góc độ của khu 
vực mà phải bao quát toàn bộ trong phạm vi cả nước. 
 Quy hoạch tổng thể được hiểu: Hiệu quả của công tác quy hoạch 
vùng được đảm bảo bởi các định hướng và dự kiến phát triển kinh tế của 
từng ngành trong vùng, của nội bộ từng xí nghiệp riêng biệt cũng như khi 
phát triển một cách tổng hợp tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong phạm 
vi một vùng. 
Mục tiêu 
kinh tế 
Đánh giá biện pháp 
quản lí 
Đánh giá hệ địa – 
sinh thái 
Quyết định biện 
pháp quản lí 
Kiểm tra hiệu quả của 
biện pháp 
Thủ tục thực hiện 
Làm lại 
Làm lại 
Làm lại 
Giai đoạn 1 
Giai đoạn 2 
Giai đoạn 3 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 24 
Khái niệm tổ chức lãnh thổ nói chung lại có thể hiểu rằng đấy là sự 
tìm kiếm một sự phân bố tối ưu về người, các hoạt động và tài sản để tránh 
những sự mất cân đối trên lãnh thổ một quốc gia hay của một vùng. Như 
thế, nó không chỉ chú ý tới tài nguyên mà còn chú ý tới tài sản, cả tự nhiên 
và con người để tránh mất cân đối. 
 Thực hiện công bằng về mặt không gian tức là không chỉ phát triển 
lệch lại một vùng mà phải nằm trong sụ phát triển chung của đất nước, chú 
không chỉ là một vùng riêng biệt. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 25 
CHƢƠNG 2: CÁC QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 
CẢNH QUAN 
I. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN 
1. Quan điểm phát sinh 
 Theo quan điểm này thì phải phân tích các quy luật khách quan đã 
hình thành nên lãnh thổ, phải xem xét chúng được phát sinh từ lúc nào, do 
những nguyên nhân gì, hiện nay đang phát triển như thế nào và tương lai có 
biến đổi không? Có nắm được quy luật phát sinh và phát triển của các địa 
tổng hợp mới có thể điều khiển được chúng, sử dụng chúng một cách hợp 
lí, tránh được những hậu quả xảy ra. 
 Khi áp dụng quan điểm này phải phân tích chi tiết và cụ thể sự diễn 
biến của hai quy luật địa lí là quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, nắm 
được mối quan hệ tương hỗ giữa hai quy luật này. Mỗi vùng địa lí nếu có 
lịch sử riêng và sự thống nhất của nó được hình thành trong lịch sử phát 
triển xảy ra dưới các tác nhân địa đới và phi địa đới. 
 Trong quá trình phát triển của lớp vỏ địa lí, sự phân hóa lãnh thổ 
càng trở nên phức tạp. Trong quá trình này các đơn vị lãnh thổ càng lớn 
càng được hình sớm hơn cá đơn vị nhỏ, các vùng cùng một cấp có thể có 
các tuổi khác nhau. 
2. Quan điểm tổng hợp 
 Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập 
hợp ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng tự nhiên. Sự tác động của con 
người vào một thành phần hay một bộ phận tự nhiên nào đó không chỉ làm 
biến đổi thành phần đó mà còn có thể làm thay đổi cả tổng thể, đồng thời 
do tính chất mở của các hệ địa lí và tính chất liên tục của tự nhiên mà 
những tác động có thể được lan truyền. Quan điểm này đòi hỏi phải tính 
toán đến tất cả mọi yếu tố, không loại trừ mọi yếu tố nào, có như vậy ta 
mới nhìn nhận lãnh thổ một cách toàn diện, không thiếu sót và sai lầm. Tuy 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 26 
nhiên, ta không nên áp dụng quan điểm này một cách máy móc bằng cách 
coi vai trò của tất cả các nhân tố là như nhau, sắp xếp các nhân tố một cách 
cứng nhắc. Tùy thuộc vào từng lãnh thổ mà ảnh hưởng của những nhân tố 
này trội hơn nhân tố kia, nhưng điều quan trọng là phải làm rõ được mối 
quan hệ mật thiết, ràng buộc giữa các nhân tố. 
3. Quan điểm khách quan 
 Theo quan điểm này thì cần phải nhìn nhận lãnh thổ một cách khách 
quan, không phụ thuộc ý thức chủ quan của con người, phải tin tưởng ở sự 
tồn tại khách quan của lãnh thổ. Nhà nghiên cứu phải nhận thức được 
những đặc điểm khách quan của lãnh thổ, sự phân hóa của chúng một cách 
khoa học, đúng đắn, không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm và tình cảm cá 
nhân. Như vậy sẽ giúp cho nhận thức được đúng bản chất của đối tượng, 
nâng cao giá trị khoa học cũng như giá trị thực tiễn của công tác nghiên 
cứu. 
 Mục đích của việc nghiên cứu một lãnh thổ là rất khác nhau. Tuy 
nhiên một lãnh thổ không thể đáp ứng được mong muốn của tất cả các nhà 
nghiên cứu, các ngành kinh tế. Một lãnh thổ có thể tối ưu cho ngành này 
nhưng chưa chắc đã thuận lợi đối với ngành khác. Ví dụ như sông ở khu 
vực miền núi không thuận lợi cho phát triển giao thông do địa hình hiểm 
trở nhưng lại là điều kiện tốt cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Vì 
vậy khi nghiên cứu lãnh thổ thì quan điểm khách quan là rất quan trọng. 
4. Quan điểm đồng nhất tƣơng đối 
 Quan điểm này cho thấy một lãnh thổ vừa thống nhất lại vừa phức 
tạp, thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ 
hữu cơ giữa các thành phần nhưng đồng thời vẫn có sự phân hóa nội bộ 
khiến cho mỗi vùng lại có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn, cũng 
như có thể ghép thành những đơn vị lớn hơn. Như thế một vùng lãnh thổ 
nào đó vừa là một hệ thống bao gồm nhiều lãnh thổ nhỏ vừa là một bộ phận 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 27 
của lãnh thổ lớn hơn. Khi cấp bậc phân vị của lãnh thổ càng cao, lãnh thổ 
càng rộng lớn thì mức độ dồng nhất càng có tính chất chung nhất, dựa vào 
các chỉ tiêu khái quát và ngược lại nếu cấp bậc phân vị của lãnh thổ càng 
nhỏ thì mức độ đồng nhất càng cao, dựa vào chỉ tiêu cụ thể chi tiết. Đại bộ 
phận lãnh thổ của một vùng phải thể hiện đặc điểm chung, nhưng ngoài ra 
vẫn có những bộ phận có những nét cá biệt, ngoại lệ. Càng đi vào trung tâm 
của vùng thì đặc điểm chung càng rõ rệt, càng đi xa trung tâm thì càng có 
tính chất trung gian, chuyển tiếp. 
5. Quan điểm phát triển bền vững 
Năm 1987, UBMT và phát triển bền vững của LHQ đã đưa ra khái 
niệm phát triển bền vững “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa 
mãn các yêu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa 
mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Năm 1992, hội nghị thượng đỉnh 
của LHQ về “môi trường và phát triển” tổ chức tại Riođe Janeiro (Braxin) 
với sự tham gia của nhiều nước đã nhất trí rằng “phát triển bền vững là sự 
phát triển nhằm thảo mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho 
khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” và 
phát triển bền vững là mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. 
Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn 
bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh 
thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát triển bền vững thực hiện và đảm bảo 
sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. 
Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn phất 
triển bền vững được phát lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát 
triển với nhau: phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Đây 
là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong 
nền kinh tế. 
Chuyên đề Cảnh quan ứng dụng 
Nguyễn Thị Thuyết – K24.0714 - ĐLTN Trang 28 
 Mô hình phát triển bền vững của UNICEP năm 1993: thể hiện mối 
quan hệ giữa thời gian và không gian của các hệ Kinh tế - Xã hội – Môi 
trường: 
Hình 6: Mô hình phát triển bền vững của UNICEP năm 1993 
 Trong mô hình này người ta nhấn mạnh tới các mục tiêu kinh tế - xã 
hội và môi trường thay cho các hệ kinh tế - xã hội - môi trường. 
- Mục tiêu kinh tế trong mô hình này là nâng cao thu nhập của người 
dân, các ngành kinh tế và GDP, GNP. 
- Mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, vật chất, tinh thần của 
mọi người dân và cộng đồng dân cư. 
- Mục tiêu môi trường là gìn giữ lâu dài cân bằng câc hệ sinh thái nuôi 
dưỡng sự sống. 
6. Quan điểm cùng chung lãnh thổ 
 Quan điểm này dựa trên tính cá thể của các vùng địa lí tự nhiên, coi 
các vùng địa lí tự nhiên như là những đơn vị lãnh thổ cụ thể, không lặp lại 
trong không gian và thời gian. Như thế không thể c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcanhquanungdung.pdf