Giáo án Địa lí 12 - Tiết 19 đến tiết 48

 ĐỊA LÍ DÂN CƯ

 Tiết 19 Ngày soạn: 16/12/2017

 Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu và phân tích được đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

 - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí.

 - Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.

 2. Kĩ năng

 - Phân tích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng DS, cơ cấu DS và phân bố dân cư ở nước ta.

 - Sử dụng Bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp.

 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: - Bản đồ Dân cư VN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

 

doc 159 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 19 đến tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu USD và 4.950 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.738 triệu USD và 178.920 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.046 triệu USD và 74.953 tỷ đồng, tương ứng 55% và 42% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng KKT
Đến hết năm 2013, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 165.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước khoảng 148.000 tỷ đồng (chiếm 88% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài đạt xấp xỉ 17.000 tỷ đồng (chiếm 12% tổng vốn đầu tư). Mặc dù, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước năm 2013 còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KKT vẫn có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2013, các KCN, KKT của cả nước đã thu hút được 19.942 triệu USD, chiếm 50% tổng số lượt dự án và hơn 90% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm, tăng 2,47 lần so với cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ ưu thế của các KCN, KKT trong việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Tiết 32 Ngày 20/2/2016
 Bài 29: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH 
 SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
I-Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
 - Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu CN nước ta theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
 - Giải thích được tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị SX CN lớn nhất nước
 2. Kĩ năng 
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước
-Biết nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ
-Giải thích được một số hiện tượng địa lí kinh tế-xã hội trên cơ sở kiến thức đã học, đọc Atlat hoặc bản đồ 
 3. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: : Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, tính toán, số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Atlat địa lí VN
 2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
Lớp 12A3
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../34
Vắng: ........................................
Lớp 12A2
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../45
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Trình bày những đặc điểm chủ yếu trung tâm công nghiệp. Xác định trên bản đồ một số TTCN nước ta
- Đặc điểm:
 + Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu công nghiệp tập trung gắn liền với đô thị lớn.
 + Mỗi trung tâm công nghiệp thường có các ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh trung tâm này là các ngành bổ trợ và phục vụ.
- Phân loại. + Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có:
 + Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp
 Câu 2: Trình bày những đặc điểm chủ yếu của vùng công nghiệp. Xác định trên bản đồ các vùng công nghiệp nước ta.
- Đặc điểm vùng công nghiệp:
+ Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước).
+ Có một số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.
+ Sự chỉ đạo của các địa phương thông qua các Bộ chủ quản và các địa phương.
+ Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.
 3.Bài mới: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài thực hành. GV nhận xét bổ sung. 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 1: Bài tập 1
Hình thức: Cặp
Phương pháp: đàm thoại
PHƯƠNG PHÁP
Nội dung 
 - HS đọc bài thực hành và định hướng. 
 + Cách xử lí số liệu
 - GV yêu cầu HS quan sát BSL 29.1 và tìm ra dạng biểu đồ thích hợp.
 - Nêu một số chú ý cho HS trước khi vẽ (khoảng cách năm, cách ghi số liệu)
- Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch của giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành nước ta?
 Gọi HS trả lời.
GV nhận xét, gợi ý:
 + Tỉ trọng của từng nhóm ngành qua thời gian
 + Sự chuyển dịch
 + Giải thích kết hợp với kiến thức sự chuyển dịch kinh tế (trong mỗi ngành)
Bài 1
 a. Vẽ biểu đồ:
- Cách xử lí số liệu: 
 Cơ cấu giá trị SX CN phân theo thành phần KT (%)
Thành phần KT 
1995
2005
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- KV có vốn đầu tư nước ngoài
50,3
24,6
25,1
25,1
31,2
43,7
 *Vẽ biểu đồ: hình tròn Tính bán kính hình tròn 
 2005 = 2,6 * 1995
b. Nhận xét:
 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệ theo thành phần kinh tế từ năm 1995 đến năm 2005 có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực Nhà nước: tỉ trọng giảm mạnh , từ vị trí cao nhất xuống thấp nhất.
Khu vực Ngoài nhà nước giảm
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng tăng nhanh, năm 2005 chiếm tỉ trọng cao nhất.
 (số liệu chứng minh)
* Giải thích:
 Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế. 
 - Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 - Chú trọng phát triển công nghiệp.
Hoạt động 2:Bài tập 2
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 => Nêu cách làm bài.
- Nhận xét về Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng?
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất CN theo vùng lãnh thổ?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác kiến thức
Bài 2
Do khác nhau về nguồn lực-> cơ cấu giá trị SX công nghiệp khác nhau giữa các vùng:
 + tỉ trọng lớn: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng
 + tỉ trọng nhỏ: Bắc trung bộ, DHNam trung bộ,..
* Có sự thay đổi:
 -Tăng nhanh nhất: ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ
 - Giảm mạnh nhất: TDMNBắc bộ, Tây Nguyên., ĐB sông Cửu Long.
Hoạt động 3: Bài tập 3
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại
 GV yêu cầu HS xem lại bài tập 2 và dựa vào bản đồ, Atslat trang CN chung (hình 26.2) và kiến thức đã học để giải thích:
- Quy mô các trung tâm CN ở ĐNB
- Các ngành CN hiện có ở đây
- Các điều kiện về vị trí, tài nguyên, nhân lực, thị trường, kết cấu hạ tầng
Bài 3
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị SX công nghiệp cao nhất vì:
- VTĐL thuận lợi + TNTN
- Lãnh thổ CN sớm phát triển. TP HCM là TTCN lớn nhất cả nước. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Dân cư và nguồn lao động.
- Cơ sở vật chất-kĩ thuật
- Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..
- Các nhân tố khác (thị trường, đường lối chính sách...)
4. Tổng kêt, đánh giá:
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp
 - GV có thể thu một số bài thực hành để chấm điểm.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - GV yêu cầu HS về hoàn thành bài TH.
 - Đọc và tìm hiểu trước bài 30. Sưu tầm các hình ảnh về ngành GTVT nước ta.
 Kí duyệt, ngày tháng năm 
Tổ trưởng 
Tiết 33 Ngày 25/2/2016
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
 - Trình bày được đặc điểm ngành GTVT, TTLL của nước ta : phát triển khá toàn diện cả về chất lượng và số lượng với nhiều loại hình.
2. Kĩ năng
 -Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của GTVT
 - Sử dụng bản đô giao thông hoặc Atlat địa lý VN để trình sự phân bố của một số tuyến GTVT, đầu mối giao thông và trung tâm TTLL quan trọng
3. Thái độ
 - Thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề an toàn giao thông cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành GTVT mang lại.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: - Bản đồ GTVT VN, Atlat địa lí VN
 2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12A2
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Tiến trình – 38 phút 
GV đặt câu hỏi: HS lớp ta đã nộp bài dự thi vào thứ 7 với nội dung gì? Tại sao?
Gọi HS trả lời: "bài dự thi ATGT cho nụ cười ngày mai" do BỘ GD kết hợp cùng công ty Hon đa tổ chức, mục đích tuyên truyền, hướng dẫn tham gia GT an toàn.
 Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu việc phát triển ngành GTVT và TTLL là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đổi mới của nước ta.
HOẠT ĐỘNG1. Tìm hiểu ngành Giao thông vận tải - 25 phút
Hình thức: Cá nhân, nhóm
Phương pháp: đàm thoại, dạy học hợp tác
PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
*CÁ NHÂN 
Yêu cầu HS đọch SGK, Khai thác Atlat trang GTVT:
- Nêu đặc điểm chung của ngành GTVT nước ta? 
 - Tại sao nước ta có mạng lưới GTVT rộng khắp với đầy đủ loại hình GTVT?
Gọi HS trả lời.
GV nhận xét, gợi ý trả lời
(+ Vị trí thuận lợi (giáp biển Đông 3260 km),nhiều vũng vịnh kín gió ; nằm ở trung tâm ĐNÁ)
+ Địa hình và thủy văn à đa dạng loại hình GTVT .
+ Được sự hổ trợ của các ngành công nghiệp 
+ Sự phát triển của nền KT mở )
 ? Những khó khăn ?
 Thiên tai, địa hình phức tạp, CSVC còn thiếu, tình trạng xuống cấp đường sá
* NHÓM 
Bước 1: Chia nhóm, gioa nhiệm vụ.
Mỗi nhóm nghiên cứu 2 loại hình vận tải với nội dung : 
 - Sự phát triển.
 - các tuyến đường chính, ý nghĩa của các tuyến đường đó.
Nhóm 1: đường ô tô, đường sắt.
Nhóm 2: đường sông, đường biển.
Nhóm 3: đường hàng không, đường ống
Bước 2: Các nhóm trình bày kết hợp với bản đồ
Bước 3: Giáo viên bổ sung thêm kiến thức, nêu thêm ý nghĩa các tuyến đường:
giới thiệu các hình ảnh
Tình hình tai nạn giao thông
I. Ngành giao thông vận tải 
1. Đặc điểm chung
 - Khối lượng vận chuyển, luân chuyển tăng.
 - Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, có đầy đủ các loại hình GTVT.
Sự phát triển
Các tuyến chính
Đường bộ 
- Mở rộng và hiện đại hoá, phủ kín các vùng
- Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt
- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh
*Tồn tại: mật độ, chất
lượng đường còn thấp,...
- Qlộ I : 2300 km
- Đường Hồ Chí Minh
Bắc : QL5,2,3,6
Miền Trung : QL 7,8,9,24,19,25,26,27
ĐNB : QL 13,22,51
Đường sắt :
- 3143 km đường sắt
- Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh (Trước 1991-PT chậm, chất lượng phục vụ hạn chế, nay đã được nâng cao.)
- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng 
+ Mạng lưới xuyên quốc gia, đang được nâng cấp.
-Thống Nhất : 1726km
Hà Nội- Hải Phòng
Hà Nội- Lào Cai
Hà Nội- Thái Nguyên
Hà Nội- Đồng Đăng
Đường sông

- 11000km đường sông
- Mới được khai thác (nhiều cảng sông với 90 cảng chính)
- Phương tiện chưa hiện đại (đa dạng nhưng ít cải tiến)
- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng chậm
- SHồng- Thái Bình
- SMê Công- S Đồng Nai
Đường biển 
+3260km bờ biển, nhiều vũng kín gió,. 
- Vị thế ngày càng nâng cao
- 73 cảng biển, liên tục được cải tạo để nâng cao năng suất
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh
 Các cảng chính : Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn
Hải Phòng – TPHCM 
Hải Phòng – Đà Nẵng 
Hải Phòng – Hông Kông
TPHCM - Hồng Kông 
Đường hàng không 
- Non trẻ nhưng phát triển nhanh 
- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất
- Cả nước19 sân bay (5 sân bay quốc tế)
- Mở mộ
 số đường bay đến các nước 
-3 đầu mối: Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng
Đường ống dẫn 
gắn liền với ngành dầu khí
- Phía bắc: tuyến B12 , Bãi Cháy- Hạ Long, phía nam:Côn Sơn- Bà Rịa
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành thông tin liên lạc – 12 phút
Hình thức: cặp đôi
Phương pháp: đàm thoại phát vấn
Đọc SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
- Vai trò của ngành TTLL ?
- Nêu tình hình phát triển của ngành bưu chính nước ta?
- Đặc điểm hoạt động của ngành viễn thông nước ta trước và sau thời kì đổi mới ?
- đàm thoại các loại hình của viễn thông
II. Ngành thông tin liên lạc
 Thông tin liên lạc gồm : bưu chính và viễn thông là hoạt động có ý nghĩa lớn đối với đời sống, sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.
1) Bưu chính 
 - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, quốc gia
 - Mạng lưới phục vụ rộng khắp
(300 bưu cục, 18000 điểm phục vụ và > 8000 điểm bưu điện-văn hoá xã)
 - Đa dạng các loại hình hoạt động (Thư báo, dịch vụ chuyển phát nhanh thư, chuyển tiền, chuyển bưu phẩm, điện hoa.
 - Kỹ thuật còn lạc hậu
 2) Viễn thông 
xuất phát điểm thấp nhưng phát triển nhanh vượt bậc.
* Trước thời kì đổi mới: Thiết bị lạc hậu
 Phục vụ chủ yếu cho nhà nước
 Dịch vụ viễn thông nghèo
 Năm 1990 : 0,17 máy điện thoại/ 100 dân
* Trong thời kỳ đổi mới đến nay :
 Phát triển tốc độ nhanh, tiến tiến, hiện đại
 Dịch vụ đa dạng, phong phú
- Mạng lưới viễn thông :
+ Mạng điện thoại : Nội hạt, đường dài ; cố định và di động
+ Mạng phi thoại : Nhiều loại hình : Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin, nhắn tin, Internet
+ Mạng truyền dẫn : Dây trần, Viba
4. Tổng kết, đánh giá – 5 phút:
 - Yêu cầu HS Vẽ sơ đồ tư duy ngành GTVT tổng kết bài học.
 - So sánh sự tăng trưởng khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển của một số loại hình giao thông.
5. Hướng dẫn về nhà – 1 phút
 - Hoàn chỉnh lược đồ giao thông đường bộ, các sân bay, cảng biển 
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài 31
 CDMA : CDMA là viết tắt của các từ Code Division Multiple Access, Đa truy cập phân chia theo mã số. Đây là một công nghệ mới mang tính đột phá được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới và mang ý nghĩa là tiêu chuẩn chung toàn cầu của thế hệ điện thoại di động thế hệ 3 mà thế giới mong muốn đạt tới.
 GSM : thực chất là phiên bản của công nghệ CDMA . GSM số hóa và nén dữ liệu, sau đó chuyển lên kênh truyền dẫn bằng 2 luồng dữ liệu người dùng khác nhau, mỗi luồng chiếm trên một khe thời gian riêng. Băng thông lúc đầu chia ta thành những kênh sóng 200 kHz và sau đó phân kênh dựa trên khe thời gian. Người dùng kênh sóng sẽ thay phiên nhau tuần tự, do vậy chỉ có một người sử dụng trên một kênh và chỉ có thể sử dụng được theo những giai đoạn rất ngắn.
 Tiết 34 Ngày26/ 2/ 2016
 Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
 - Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội, ngoại thương và du lịch
 - Phân tích được các nguồn tài nguyên du lịch của nước ta
 - Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
2. Kĩ năng 
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.
- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.
3. Thái độ
 - Có trách nhiệm trong việc quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch, trách nhiệm trong việc bảo về môi trường du lịch.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí ố liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
 - Bản đồ Du lịch, Atlat địa lí VN, Tranh ảnh về hoạt động thương mại, du lịch VN.
 - Phòng máy
 2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức - 1 phút
Lớp 12A3
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12A2
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ – 7 phút
 Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.
a) Đường bộ (đường ô tô)
- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng.
- Hai trục đường xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.
- Hệ thống đường bộ nước ta cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.
b) Đường sắt:
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km, tuyến đường sắt quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km và chạy theo hướng Bắc - Nam.
- Các tuyến đường khác là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.
3. Tiến trình tìm hiểu bài mới – 35 phút
 Trong ngành dịch vụ nói chung, một hoạt động đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sự phát triển của đất nước. Đó là thương mại mà trong đó nổi bật là hoạt động xuất, nhập khẩu. và ngành du lịch 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành Thương mại – 20 phút
Hình thức: Cá nhân, cặp
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh bản đồ, số liệu
PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
* Cá nhân
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục 1a:
 - Nêu tóm tắt sự phát triển của ngành nội thương nước ta?
Quan sát biểu đồ (hình 43.1), Atslat trang 24 và cho biết:
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nội thương của nước ta hiện nay như thế nào?
 -Phân tích lược đồ nền màu trang Atlat --> những vùng có hoạt động nội thương phát triển mạnh ở nước ta?
* Cặp
Đọc Sgk, Quan sát Allat địa lí trang 25:
 Em hãy chứng minh: hoạt động ngoại thương ở nước ta đang có những chuyển biến rõ rệt?
(GV gợi ý: Quy mô giá trị, cơ cấu – cán cân XNK, những mặt hàng chủ yếu, thị trường.)
Gọi HS trả lời
GV nhận xét ,bổ sung
Liên hệ: nêu, tính giá trị hoạt động nội thương, ngoại thương tỉnh Hà Nam?
I. Ngành thương mại
 1. Nội thương
 phát triển nhanh sau thời kì Đổi mới.
(Nền kinh tế phát triển, hàng hoá nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho nội thương phát triển mạnh mẽ )
- Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế 
 (nhất là Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, và Khu vực có vốn nước ngoài: tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ).
- Phát triển mạnh ở Đông nam bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.
 2. Ngoại thương : có những chuyển biến rõ rệt
- Về giá trị:
 + Xuất nhập khẩu đều tăng
- Về cơ cấu: Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối
 + Trước Đổi mới: nhập siêu.
 + 1992: Cán cân XNK tiến tới thế cân đối.
 + 1993->nay, tiếp tục nhập siêu.(bản chất khác trước Đổi mới)- Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: 
 + Hàng xuất khẩu : CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản
 Hàng gia công chiếm tỉ lệ còn lớn
 + Hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu SX, HTD
- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá .(VN gia nhập WTO)
 + Thị trường XK lớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc 
 + Thị trường NK: Châu Á-Thái Bình Dương (80%), Châu Âu, Bắc Mĩ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành Du lịch – 15 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh, biểu đồ.
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 1 SGK và trả lời:
 - Thế nào là Tài nguyên du lịch?
- Chứng minh nguồn tài nguyên du lịch của nước ta phong phú? 
(tự nhiên và nhân văn)
 - Xác định sự phân bố một số nguồn tài nguyên du lịch ?
 - Những khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nước ta là gì ?
Phân tích biểu đồ (hình 44.2)
- Nêu lên tình hình phát triển ngành du lịch nước ta ?
- sử dụng bản đồ du lịch nhận xét phân bố du lịch?
 - Thế nào là Phát triển du lịch bền vững?
 Bền vững kinh tế, xã hội, tài nguyên – môi trường.
Giải pháp :
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo
- Tôn tạo bảo vệ tài nguyên- môi trường
- Quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch
Liên hệ du lịch tỉnh Hà Nam?
II. Ngành du lịch 
1. Tài nguyên du lịch 
 - Khái niệm: SGK
a. Tài nguyên duc lịch Tự nhiên 
- Địa hình (caxtơ), nhiều thắng cảnh đẹp, bãi biển dài, ấm, đẹp
- Khí hậu : ấm phân hoá theo từng miền, độ cao
- Thuỷ văn : Vùng sông nước, nguồn nước khoáng thiên nhiên
- Sinh vật : Hệ thống vuờn quốc gia
b. Tài nguyên du lịch Nhân văn 
- Các di tích văn hoá- lịch sử : vật thể và phi vật thể
- Các lễ hội
- Các làng nghề truyền thống
- Các đặc sản
2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
 - Thực sự phát triển từ thập kỷ 90 (TKXX)
 - Tình hình phát triển: 
 + Doanh thu tăng nhanh
 + Khách du lịch: tăng
 Lượng khách du lịch từ nước ngoài này càng tăng nhanh.
- Hoạt động du lịch có sự phân hoá theo lãnh thổ :
 + Theo vùng Vùng 3 vùng: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Nam Bộ
 + Trung Tâm : Hà Nội, TPHCM, Huế- Đà Nẵng + (Hạ Long Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ)
4. Tổng kết, đánh giá – 3phút
 - Yêu cầu HS vẽ tóm tắt sơ đồ hóa nội dung bài học.
 - Nhận xét tinh thần học tập của HS
5. Hướng dẫn về nhà – 1 phút
	- Làm bài tập SGK, gợi ý Vẽ biểu đồ (miền), nhận xét về bảng số liệu (BT1-SGK).
 - Ôn tập nội dung đại lí ngành kinh tế.
 - Tiết sau mang đầy đủ com pa. thước kẻ, máy tính.
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày tháng năm 
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao :
Hàng
Giá trị (tr USD)
Dây và cáp điện
701
Dầu thô
8323
Hạt điều
505
Dêt may
5802
Túi xách, ví,vali
490
Giày dép
3555
sản phẩm nhựa
478
Thuỷ sản
3364
Gốm sứ
264
Sản phẩm gỗ
1904
Rau quả
263
Điện tử, máy tính
1770
Mây tre cói, thảm
195
Gạo
1306
Hạt tiêu
190
Cao su
12231
73
Đá quý
169
Cà phê
1101
Chè
111
Than đá
927
Xe đạp, phụ tùng
110
Tiết 35 ngày soạn: 10/03/2016
ÔN TẬP-KIỂM TRA GIỮA KÌ HKII
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
 Củng cố kiến thức cơ bản cơ bản từ bài 18 đến bài 31
2. Kĩ năng
 HS có khả năng làm các bài thực hành vẽ biểu đồ tròn, cột, phân tích BSL, sử dụng atlat địa lí.
3. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
 - Năng lực chuyên biệt: : Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12258130.doc