Chuyên đề Nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất

A. Nội dung của chuyên đề :

 1. Khái niệm về vận động,phát triển,mâu thuẫn.

 2. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:

3. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẩn là nguồn gốc sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng:

 B. Tổ chức dạy học theo chuyên đề:

I. Mục tiêu

1.Kiến thức :

 - Hiểu được khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

 - Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất.

 - Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động phát triển sự vật hiện tượng.

 

doc 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: 
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG,PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT 
HIỆN TƯỢNGTRONG THẾ GIỚI VẬT CHẤT. ( 3 tiết)
Ngày soạn:1/9/2015
Ppct:4,5,6
Tuần dạy:4,5,6
Họ và tên giáo viên : Thạch Thị Tố là Tổ trưởng kí duyệt	
 NGUYỄN THỊ KIM LAN 
Nội dung của chuyên đề :
 1. Khái niệm về vận động,phát triển,mâu thuẫn.
 2. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẩn là nguồn gốc sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng:
 B. Tổ chức dạy học theo chuyên đề:
 Mục tiêu 
1.Kiến thức :
 - Hiểu được khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
 - Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất.
 - Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động phát triển sự vật hiện tượng.
2.Kĩ năng :
 - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản cuả thế giới vật chất.
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển.
 - Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật hiện .
3.Thái độ 
- Xem xét sự vật hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng,khắc phục thái độ cứng nhắc,thành kiến bảo thủ trong cuộc sống.
 - Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. 
4.Định hướng các phẩm chất và năng lực hình thành:
- Phẩm chất: làm chủ bản thân; thực hiện nghĩa vụ bản thân.
- Năng lực: Tự học, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1.Chuẩn bị của giáo viên : 
- SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức, Sách bài tập GDCD 10
 - Máy chiếu (nếu có), hình ảnh minh họa,sơ đồ
2.Chuẩn bị của học sinh:
SGK, Tranh , ảnh có liên quan nội dung bài học.
III. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề 
1.Ổn định 
2.Khởi động, giới thiệu bài 
3.Các hoạt động học tập
 * Hoạt động 1: 45 phút
Tìm hiểu khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn.
 Phương pháp:giải thích,nêu vấn đề,đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
- GV: Cho học sinh lấy ví dụ về các sự vật, hiện tượng đang vận động xung quanh chúng ta.
- HS: Lấy ví dụ: 
+ Đi học từ nhà đến trường 
+ Dịch chuyển bàn ghế
+ Điện sáng; quạt đang quay
- GV: Nhận xét và nêu câu hỏi:
­ Vận động là gì?
- HS: Trả lời và ghi bài
- GV chuyển ý: vận đuộng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, không có vận động thì không có phát triển, vậy phát triển là gì?
GV: Cho học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào các ví dụ
­ Những sự vật, hiện tượng trên vận động theo chiều hướng nào?
­ Những vận động nào nói lên sự phát triển?
­ Vận động và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau không?
­ Quan điểm cho rằng tất cả sự vận động đều phát triển đúng hay sai?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét, bổ sung: Sự vật có thể đi theo chiều hướng khác nhau. Vận động theo hướng tiến lên, theo chiều hướng thụt lùi, theo chiều hướng phát triển.
- GV: Nêu câu hỏi:	
­ Phát triển là gì?
- HS: Trả lời và ghi bài
- GV: Cho học sinh lấy ví dụ về sự phát triển.
GV Chuyển ý: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong quá trình vận động và phát triển. Nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động, phát triển ấy?
GV: Đặt vấn đề: Triết học duy vật biện chứng nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Hạt nhân của phép biện chứng là quy luật mâu thuẫn.
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm và giao câu hỏi
­ Nhóm 1: Em hãy đưa ra một vài ví dụ về mâu thuẫn? Em có nhân xét gì về các ví dụ trên?
­ Nhóm 2: Em có nhận xét gì về các ví dụ sau:
s Mỗi nguyên tử có hai mặt: - Điện tích ( + )
 - Điện tích ( – ) 
s Xã hội phong kiến có hai giai cấp: - Địa chủ
 - Nông dân
s Nhận thức có hai mặt: 	- Tích cực
 	- Tiêu cực
Hai mặt của các sự vật, hiện tượng trên có ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau không?
A
B
­ Nhóm 3: Cho 2 ví dụ 
s Ví dụ 1: Mặt đồng hóa của cơ thể 
	Mặt dị hóa của cơ thể
s Ví dụ 2: Mỗi sinh vật có hai mặt: - Đồng hóa
 - Dị hóa
­ Em hãy so sánh và rút ra kết luận về 2 ví dụ trên?
­ Thế nào được gọi là một mâu thuẫn. Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều mâu thuẫn không?
- HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày
- GV: Khắc sâu kiến thức
Mâu thuẫn (thông thường) là trạng thái xung đột chống đối nhau.
Mâu thuẫn (Triết học): hai mặt đối lập ràng buộc nhau tác động lên nhau.
- HS: Ghi bài
- GV: Chuyển ý: Để hiểu về một mâu thuẫn, tính thống nhất của các mặt đối lập chúng ta sẽ cùng sang phần tiếp theo.
- GV: Cho học sinh lấy ví dụ về mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng.
- HS: Nêu ví dụ: 	
+ Sinh vật: đồng hóa – dị hóa.
+ Kinh tế: sản xuất – tiêu dùng.
+ Vật lý: lực hút – lực đấy.
+ Nhận thức: tích cực – tiêu cực. 
- GV: Đặt câu hỏi
­ Hai mặt đối lập phản ánh những gì?
­ Hai mặt vận động, phát triển theo chiều hướng nào? Giải thích?
­ Các sự vật, hiện tượng trên nếu thiếu đi một mặt đối lập có được không? Vì sao?
­ Mặt đối lập bất kỳ giữa sự vật, hiện tượng này với mặt đối lập của sự vật, hiện tượng kia được không? Vì sao?
- HS: Giải thích
- GV: Bổ sung ý kiến và kết luận
- HS: Ghi bài
- GV: Đặt câu hỏi:
­ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là gì?
- HS: Ghi ý kiến vào giấy nháp và trả lời
- GV: Liệt kê ý kiến, tìm ra những điểm chung và kết luận	
- HS: Ghi bài	
- GV: Lấy ví dụ cho học sinh phân biệt: Sự “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn với cách nói sự thống nhất được dùng hàng ngày (thống nhất quan điểm, thống nhất lực lượng)
- GV: Cho HS lấy ví dụ về các mặt đối lập.
- HS: Lấy ví dụ:
+ Nguyên tử: Điện tích ( – ), điện tích ( + ).
+ Xã hội TBCN: giai cấp tư sản, giai cấp vô sản.
+ Lối sống: có văn hóa, không có văn hóa.
- GV: Cho HS trả lời các câu hỏi:
­1. Các mặt đối lập trên chúng có biểu hiện gì? 
­2. Những biểu hiện đó có ý nghĩa gì đối với mâu thuẫn?
­3. Triết học nói về khái niệm đấu tranh như thế nào?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS: Ghi bài
1. Tìm hiểu khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn.
 Thế nào là vận động
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội
 Thế nào là phát triển?
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay ra đời thay thế cái lạc hậu
Thế nào là mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau
 b. Sự thống nhất của các mặt đối lập.
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. 
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
 * Hoạt động 2: Thời gian : 45 phút
Tìm hiểu vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
 Phương pháp:giải thích,nêu vấn đề,kích thích tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
- GV:Sự vận động của các sự vật phản ánh sự vật đang tồn tại. Nếu không vận động thì sẽ không không tồn tại.
- GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ
- HS: Lấy ví dụ: Con gà đang gáy, bông hoa nở, ca sỹ đang hát, trái đất tự quay quanh trực của nó và quanh mặt trời, cây tồn tại khi trao đổi chất, cá đang bơi trong nước, học sinh học bài mới.
- GV: Nhận xét, kết luận: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động, thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.
- HS: Ghi bài
- GV: Chuyển ý: Thế giới vật chất rất phong phú và đa dạng, vì vậy hình thức vận động của nó cũng rất phong phú, đa dạng Triết học Mác – Lênin khái quát thành 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao.
- GV: Cho học sinh quan sát và giải thích sự vận động của các sự vật, hiện tượng sau:
+ Sự dịch chuyển của ròng rọc
+ Vận động của các điện tích âm, điện tích dương
+ Sự đi lên từ xã hội CXNT, CHNL, PK, TBCN đến XHCN.
- HS: Trình bày ý kiến các nhân
- GV: Nhận xét, bổ sung. Cho học sinh trao đổi các câu hỏi sau:
­ Vận động của mỗi sự vật, hiện tượng có đặc điểm riêng hay không? Vì sao? (Các hình thức có đặc điểm riêng)
­ Các hình thức vận động có mối liên hệ hữu cơ chuyển hóa với nhau không? Vì sao? (Có mối quan hệ hữu cơ với nhau)
­ Các hình thức vận động theo trình tự nào? (từ thấp đến cao)
- GV: Từ các ví dụ, GV nêu câu hỏi:
­ Có mấy hình thức vận động? Đó là những hình thức vận động nào?
- HS: Trả lời và ghi bài
- GV: Cho HS xem sơ đồ quan hệ giữa 5 hình thức vận động.
Chú thích:
- C: Vận động cơ học.
- L: Vận động vật lý.
- H: Vận động hóa học.
- S: Vận động sinh học.
- XH: Vận động xã hội.
XH
S
H
L
C
2.Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
 a. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:
Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
 b. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất 
- Vận động cơ học: Sự di chuyển của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt điện
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
 * Hoạt động 3: thời gian : 45 phút
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng
 Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,giải thích
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
3.Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng
GV: Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không có vận động thì không có sự phát triển nào cả. Sự vận động đi theo chiều hướng khác nhau, song vận động tiến lên vẫn là khuynh hướng chung của sự phát triển.
- GV: Cho học sinh trả lời câu hỏi: 
­ Phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta từ 1930 – 1945?
- HS: Trả lời theo gợi ý
+ Giai đoạn cách mạng diễn ra đơn giản hay phức tạp?
+ Có gặp khó khăn không?
+ Có lúc quanh co, thụt lùi không?
+ Kết quả cuối cùng là gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến và kết luận
- HS: Ghi bài
- GV: Chuyển ý: Sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm những mâu thuẫn. Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mục đích đấu tranh giữa các mặt đối lập là giải quyết mâu thuẫn. Quá trình giải quyết mâu thuẫn đó sẽ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của mâu thuẫn với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
- GV: Đưa ra tình huống để HS thảo luận:
+ Tình huống 1: Mâu thuẫn giữa 2 mặt đồng hóa và dị hóa của sinh vật được giải quyết có tác dụng như thế nào?
+ Tình huống 2: Mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được giải quyết có tác dụng như thế nào?
+ Tình huống 3: Mâu thuẫn giữa chăm học, lười học nếu được giải quyết nó có tác dụng như thế nào?
- HS: Trả lời từng tình huống.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức: Sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm những mâu thuẫn khác nhau. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật, hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác. Đây là ý nghĩa của việc giải quyết mâu thuẫn.
- GV: Lấy ví dụ:
+ Sinh vật: biến dị, di truyền.
+ Xã hội chiếm hữu nô lệ: giai cấp chủ nô, giai cấp nô lệ.
+ Nhận thức: đúng, sai.
- HS: Phân tích ví dụ:
- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không giữ nguyên trạng thái cũ, mà cái cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cái cũ.
Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng và cứ như vậy sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển không ngừng.
- HS: Ghi bài.
- GV: Diễn giảng: Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tiên quyết để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lên đến đỉnh điểm và có điều kiện thích hợp.
Khi nghiên cứu về mâu thuẫn chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc:
- GV: Cho HS giải quyết các tình huống sau:
+ Mâu thuẫn trong nhận thức của HS hiện nay.
+ Giải quyết mâu thuẫn về chất lượng và số lượng trong ngành giáo dục hiện nay.
+ Đấu tranh với những lạc hậu, bảo thủ.
+ Đấu tranh với đói nghèo đưa xã hội ngày càng giàu có.
+ Đấu tranh với lối sống thiếu lành mạnh.
- HS: Cả lớp bàn bạc trao đổi.
- GV: Giảng giải, phân tích, rút ra bài học.
- HS: Ghi bài
- GV: Kết luận toàn bài: Sự phát triển diễn ra trên mọi lĩnh vực của thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy con người) mọi sự vật, hiện tượng đều phát triển theo quy luật tất yếu của chúng.
Nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta khi xem xét sự vật, hiện tượng luôn luôn có xu hướng phát triển, có như vậy chúng ta mới chủ động và đạt được mục đích.
 Bài học:
- Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng phải phân tích mâu thuẫn cụ thể.
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.
- Phải biết phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
- Biết đấu tranh phê và tự phê.
- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.
3.Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng
a.Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất :
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất, đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
b.Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng:
 Giải quyết mâu thuẫn
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
 Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường đều hòa mâu thuẫn.
C.Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi, bài tập về 
kiểm tra đánh giá 
 1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đề 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn
Nêu được khái niệm vận động,phát triển,mâu thuẫn 
Cho ví dụ về vận động,phát triển,mâu thuẫn
Tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển 
Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
Nêu được các hình thức vận động
Cho ví dụ về các hình thức vận động
Xác định được các hình thức vận động trong một số hiện tượng 
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất và mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,phát triển của sự vật hiện tượng
Nhận biết được mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào 
Cho ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực trong đời sống
Vận dụng kiến thức về sự phát triển để phân tích vấn đề tong xã hội
Vận dụng sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,bản thân đã rút ra được bài học gì?
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ mô tả 
Câu 1: Vận động là gì? Phát triển là gì?Mâu thuẫn là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn?
Câu 3: Sự vận động và phát triển có điểm giống và khác nhau như thế nào?
Câu 4: Nêu các hình thức vận động? Cho ví dụ
Câu 5: Hãy xác định trong các ví dụ sau thuộc hình thức vận động nào?(cây cối ra hoa kết quả;sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay)
Câu 6: Hãy vận dụng kiến thức trong bài học để giải quyết vấn đề sau: một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển hay không?Vì Sao?
Câu 7:Vận dụng kiến thức đã học hãy phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai đoạn từ 1930-1945?
IV. Củng cố và hướng dẫn học tập
4.1 Củng cố
- Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập?
- Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập?
4.2 Hướng dẫn học tập
- Về nhà học bài và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị trước bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về nguồn gốc của sự phát triển, cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUON_GOC_VAN_DONGPHAT_TRIEN_CUA_SU_VAT_HIEN_TUONGTRONG_THE_GIOI_VAT_CHAT.doc