Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Bài 3

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

* Tiết 3 - PPCT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm vận động theo quan điểm của CNDV biện chứng.

- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

- Hiểu được các hình thức vận động của vật chất.

2. Về kỹ năng

- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động .

3. Về thái độ

- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ DẠY HỌC
A. GIÁO ÁN:
Bài 3
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
* Tiết 3 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm vận động theo quan điểm của CNDV biện chứng.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- Hiểu được các hình thức vận động của vật chất.
2. Về kỹ năng
- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động .
3. Về thái độ
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
4. Phát triển năng lực
Tư duy, liên hệ thực tế, tích hợp liên môn.
II. TRỌNG TÂM
- Các hình thức vận động là một tất yếu, phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, dự án, thí nghiệm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh. 
- Máy chiếu đa năng, loa..
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình?
3. Tiến trình tổ chức lớp học
- GV tạo tình huống có vấn đề: cho học sinh nghe bài hát “Tàu anh qua núi” của Nhạc sỹ Phan Lạc Hoa.
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận động.
 Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và đưa ra câu hỏi?
- Có phải con tàu thì vận động còn đường tàu thì đứng im không?
- Học sinh trả lời và giáo viên giải thích.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn” + Câu hỏi: Các em đã có những hoạt động nào trước khi đến trường?
- Học sinh các nhóm trả lời và giáo viên đưa ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
- Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề: Các em hãy kể ra một số sự vật,hiên tượng tồn tại mà không vận động.
- Học sinh trả lời, giáo viên gợi ý cho học sinh lấy một số ví dụ như: Các em được gọi là học sinh khi nào? Con người tồn tại được thì phải có quá trình nào (kiến thức môn sinh học)? Xã hội tồn tại thì phải có những quá trình gì (kiến thức môn lịch sử)?
- Cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận.
Hoạt động 3:
- Giáo viên nêu vấn đề: Trong cuộc sống có phải có một hình thức vận động hay nhiều hình thức vận động, các hình thức này có giống nhau hay không?
+ Học sinh trả lời.
+ Giáo viên kết luận: Có 5 hình thức vận động
- Giáo viên cho học sinh các nhóm trình bày các kết quả đã được giao.
Nhóm 1: Tập 2 động tác thể dục
1. Chuẩn bị: Học sinh mặc đồng phục thể dục, đi giầy thể thao, khởi động.
2. Tiến hành:
- Động tác lườn: Chân trái bước sang trái rộng bằng vai, đồng thời hai tay giơ sang ngang, bàn tay ngửa ra, Tay trái chống hông, tay phải áp sát tai sau đó nghiêng người một góc 30 độ.
- Động tác bụng: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai đồng thời hai tay giơ thẳng lên trời lòng bàn tay hướng vào nhau, gập người xuống chân thẳng đầu ngón tay chạm vào mũi bàn chân, sau đó đứng thẳng người lên hai tay sang ngang, bàn tay ngửa ra, thu chân tay về tư thế đứng nghiêm.
3. Nhận xét:
Khi tập thể dục các bạn có sự di chuyển vị trí.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động cơ học.
Nhóm 2: Tiến hành thí ngiệm Vật lý về sức căng bề mặt của nước.
1. Chuẩn bị: Cốc nước, kim khâu, giấy mềm.
2. Tiến hành:
- Đặt tờ giấy mềm lên mặt nước, ngay sau đó đặt nhẹ kim khâu đã được lau khô lên tờ giấy
- Dùng que vớt nhẹ tờ giấy ra
3. Nhận xét: Cây kim nổi lên trên mặt nước. Do nước có một sức căng bề mặt mỏng đủ để giữ cây kim nổi trên mặt nước.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động vật lý.
Nhóm 3: Thí nghiệm hoá học về tính khử màu của SO2.
1.Chuẩn bị: 
- Ống nghiệm, ống nhỏ dung dịch, giá đỡ, kẹp gỗ, đèn cồn, bật lửa, bông, cánh hoa hồng.
- Một lọ dung dich NAOH, một vài mẩu đồng, một lọ dung dich H2SO4 đặc.
2. Tiến hành:
Cho một vài mẩu đồng vào ống nghiệm, sau đó cho một vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Lắp ống nghiệm vào giá đỡ, bỏ cánh hoa hồng vào giữa thân ống nghiệm đồng thời dùng bông tẩm NAOH nút miệng ống nghiệm, sau đó dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm.
3. Nhận xét: Cánh hoa hồng nhạt dần rồi mất màu. Do H2SO4 đặc nóng tác dụng với đồng tạo ra khí SO2, SO2 bay lên tiếp xúc với cánh hoa hồng làm nhạt màu cánh hoa hồng do SO2 có tính khử màu.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động hóa học.
Nhóm 4: Trồng và quan sát sự sinh trưởng của cây.
1. Chuẩn bị: 
- Hạt giống cải rễ, lọ thủy tinh, nước, dụng cụ xới đất.
2. Tiến hành:
- Cho đất vào bình đánh tơi đất, gieo hạt vào bình phủ nhẹ một lớp đất mỏng lên hạt sau đó để nơi có ánh sáng và nhiệt độ, nước thích hợp.
3. Nhận xét:
- Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm rễ và thân dài ra. Do có sự trao đổi chất của hạt giống với môi trường.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động sinh học.
Nhóm 5: Sưu tầm một đoạn vieo về cách mạng tháng Tám năm 1945 và nêu ý nghĩa.
Chuẩn bị: Học sinh tìm hiểu trên mạng Internet và sách giáo khoa lịch sử.
Tiến hành:
+ Học sinh chiếu video và trình bày ý nghĩa
+ Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc ta,lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc....
3. Nhận xét:
Cách mạng Tháng Tám đã thay thế xã hội mới cho dân tộc Việt Nam.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động xã hội.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập bằng phiếu trắc nghiệm:
Các loại vận động
Cơ học
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Xã hội
Ô tô rời bến
Hạt nảy mầm
Dịch chuyển bàn ghế
Nước bay hơi
Cây quang hợp
Trái đất quay
Sự thay đổi Nhà nước từ chiếm hữu nô lệ đến phong kiến
Con người hô hấp
* Giáo viên yêu cầu cả lớp hát bài hát “Đoàn ca” và dẫn dắt cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các hình thức vận động.
- Học sinh lấy thêm một số ví dụ và giáo viên kết luận toàn bài.
- Học sinh làm việc cá nhân và cùng nhau chia sẻ bài học sau khi tìm hiểu nội dung của bài.
+ Bài học: Khi xem xét sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cần phải xem xét chúng trong trạng thái vận động không ngừng biến đổi,tránh thái độ cứng nhắc,bảo thủ.
- Học sinh liên hệ bản thân trong học tập và rèn luyện đạo đức.
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động:
a. Thế nào là vận động:
- Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất:
- Vận động cơ học.
- Vận động vật lý.
- Vận động hóa học.
- Vận động sinh học.
- Vận động xã hội.
- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí vật thể trong không gian.
- Vận động vật lý: Sự vận đọng các phân tử các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện...
- Vận động hoá học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
- Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau. 
4. Củng cố
- Học sinh chỉ ra các hình thức vận động qua đoạn thơ.
Hôm nay học bài cây
Bài cô giảng thật hay
Rễ cây hút nhựa đất
Như ăn cơm hàng ngày
Cây không hề biết đi
Cũng không hề biết nghĩ
Cây chỉ biết thầm thì
Khi trăng lên gió thổi
Lá cây là lá phổi
Cũng hít vào thở ra
Khi vui cây nở hoa
Khi buồn cây héo lá
Ai bẻ cành cây đau
Cây khóc cây đổ nhựa.
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Những câu tục ngữ nào sau đây có liên quan đến sự vận động.
a. Rút dây động rừng
b. Già néo đứt dây
c. Có cứng mới đứng đầu gió
d. Tre già măng mọc.
e. Nước chảy đá mòn
g. Tiền không chân xa gần đi khắp.
h. Tất cả các câu trên.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
Trong bài dạy này tôi đã kết hợp một số các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp như:
- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính, video
- Tranh ảnh về vận động trong tự nhiên và xã hội.
- Sử dụng video clip giới thiệu về hình thức vận động, mối quan hệ giữa các hình thức vận động.
- Sử dụng các phiếu học tập.
- Dụng cụ thực hành: 9 Học sinh mặc đồng phục thể dục, đi giầy thể thao, khởi động.
- Dụng cụ thí nghiệm: Cốc nước, kim khâu, giấy mềm; Ống nghiệm, ống nhỏ dung dịch, giá đỡ, kẹp gỗ, đèn cồn, bật lửa, bông, cánh hoa hồng, một lọ dung dịch NAOH, một vài mẩu đồng, một lọ dung dịch H2SO4 đặc; Hạt giống cải rễ, lọ thủy tinh, nước, dụng cụ xới đất.
- Sử dụng video về cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Sử dụng bài hát “Tầu anh qua núi” của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa và bài hát “Đoàn ca”.
C. BÁO CÁO VỀ VIỆC THỬ NGIỆM TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐÃ THIẾT KẾ:
1. Sản phẩm của các hoạt động của học sinh:
a. Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về vận động cơ học
- Nhóm 2: Tìm hiểu về vận động vật lý
- Nhóm 3: Tìm hiểu về vận động hóa học
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vận động sinh học
- Nhóm 5: Tìm hiểu về vận động xã hội
b. Hoạt động cá nhân: Phiếu học tập
Các loại vận động
Cơ học
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Xã hội
Ô tô rời bến
Hạt nảy mầm
Dịch chuyển bàn ghế
Nước bay hơi
Cây quang hợp
Trái đất quay
Sự thay đổi Nhà nước từ chiếm hữu nô lệ đến phong kiến
Con người hô hấp
2. Kết quả học thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh:
Đa số học sinh tích cực, nhiệt tình, chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3 Su van dong va phat trien cua the gioi vat chat_12214876.doc