ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lý do xây dựng chuyên đề
Hiện nay, trong các nhà trường có nhiều học sinh phát âm vẫn chưa chuẩn, đặc biệt trong việc phát âm hai phụ âm đầu: L/N. Bên cạnh đó, chủ yếu do đặc thù của thổ ngữ, một số giáo viên phát âm L/N cũng chưa thực sự chuẩn. Vì vậy, rèn kỹ năng phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng trong các nhà trường. Rèn kỹ năng đọc chuẩn nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp tự tin. Rèn kỹ năng đọc đúng, nói đúng để giao tiếp có quan hệ mật thiết với chất lượng môn học đặc biệt với môn Tiếng Việt, Ngữ Văn.
Với thực tế: Giáo viên, Học sinh và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc viết chưa chính xác về ngữ âm, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu L/N.
Ví dụ:
- Hôm lay, lớp mình vắng lăm em.
- Mẹ em nàm lông nghiệp.
Vì vậy, sửa lỗi, rèn phát âm chuẩn L/N nhằm nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết.
CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN L/N. NỘI DUNG: SỬA LỖI, RÈN PHÁT ÂM CHUẨN L/N TRONG CÁN BỘ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Vũ Lệ Hương Trung tâm GDTX Tứ Kỳ - Hải Dương. Hưởng ứng cuộc vận động chống phát âm lệch chuẩn do Bộ GD& ĐT phát động. Công văn hướng dẫn của Sở GD & ĐT – Công đoàn Giáo dục tỉnh Hải Dương .Trung tâm GDTX Tứ Kỳ thực hiện chuyên đề: Rèn phát âm chuẩn L/N trong cán bộ giáo viên và học sinh. Phần 1. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lý do xây dựng chuyên đề Hiện nay, trong các nhà trường có nhiều học sinh phát âm vẫn chưa chuẩn, đặc biệt trong việc phát âm hai phụ âm đầu: L/N. Bên cạnh đó, chủ yếu do đặc thù của thổ ngữ, một số giáo viên phát âm L/N cũng chưa thực sự chuẩn. Vì vậy, rèn kỹ năng phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng trong các nhà trường. Rèn kỹ năng đọc chuẩn nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp tự tin. Rèn kỹ năng đọc đúng, nói đúng để giao tiếp có quan hệ mật thiết với chất lượng môn học đặc biệt với môn Tiếng Việt, Ngữ Văn. Với thực tế: Giáo viên, Học sinh và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc viết chưa chính xác về ngữ âm, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu L/N. Ví dụ: Hôm lay, lớp mình vắng lăm em. Mẹ em nàm lông nghiệp. Vì vậy, sửa lỗi, rèn phát âm chuẩn L/N nhằm nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết. 1.2. Mục tiêu Tật phát âm lệch chuẩn L/N là một hiện tượng có tính phổ biến ở Hải Dương. Nó tồn tại ngay trong các nhà trường ở một số cán bộ, giáo viên và nhiều học sinh. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt mà còn gây phản cảm trong giao tiếp. Xuất phát từ thực trạng đó, Trung tâm đề ra kế hoạch khắc phục và phòng chống phát âm lệch chuẩn L/N, nhằm: - Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn hướng dẫn liên tịch của Sở Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục tỉnh Về triển khai cuộc vận động khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N; - Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nhằm khắc phục và phòng chống tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N, hướng tới mục tiêu không còn tình trạng cán bộ, giáo viên phát âm lệch chuẩn L/N để trên cơ sở đó dạy học sinh nói và viết đúng chính âm, chính tả. 2. NỘI DUNG 2.1.Giơí thiệu Đọc tài liệu liên quan, khai thác từ các nguồn sách báo, mạng Internet, nghiên cứu từ điển Tiếng Việt. 2.2 Đối tượng thực hiện - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm. - Toàn bộ học viên của Trung tâm. 2.3 .Phương pháp 2.3.1.Nguyên nhân khách thể Để việc sữa lỗi và rèn cách phát âm chuẩn được hiệu quả, trức hết cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra việc phát âm chưa chuẩn. Trong quá trình tìm hiểu tôi đã đúc kết ra 4 nguyên nhân chủ yếu. Học sinh và giáo viên nói ngọng do: + Ảnh hưởng giao tiếp: Từ nhỏ học nói, do bắt chước lời nói của những người lớn trong gia đinh, những người phát âm chưa chuẩn. + Khi đến trường, được trang bị kiến thức song nghe, giao tiếp với bạn bè, thầy cô cũng chưa thật chuẩn. + Do ý thức rèn luyện: Trong môi trường giao tiếp của địa phương, việc phát âm chưa chuẩn: L/N cũng không bị chê cười, nhắc nhở.Việc góp ý đôi khi lại bị coi là thiếu lịch sự, chê bai người khác, chưa tạo được sự đồng thuận trong việc sửa chữa.Vì vậy, phải tạo dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. + Do cấu tạo bộ máy phát âm: Mang tính cá nhân, như đầy miệng lưỡi dẫn đến việc phát âm chưa chuẩn. 2.3.2 Giải pháp chung - Việc sửa chữa lỗi phát âm và viết lệch chuẩn phải thực hiện thường xuyên, liên tục, trong mọi hoạt động giao tiếp; trong đó coi trọng việc rèn luyện, thực hành thường xuyên; - Thực hiện phương châm: Khắc phục lỗi phát âm là công việc hàng ngày. Mỗi người vừa tự sửa lỗi cho mình vừa sửa lỗi cho người khác; sửa lỗi cho người khác cũng là sửa cho mình; mình phát âm sai thì phát âm lại để tự sửa, thấy người khác phát âm sai thì nhắc nhở ngay để giúp người khác sửa (cần xoá bỏ tâm lý ngại nhắc nhở, sửa lỗi phát âm cho người khác và tự ái khi được người khác nhắc nhở sửa lỗi phát âm sai). Tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ chuẩn trong nhà trường, giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khắc phục và phòng ngừa tình trạng phát âm lệch chuẩn. 2.3.3. Giải pháp cụ thể * Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục đích của việc phát âm chuẩn L/N, coi đây không chỉ là vấn đề văn hoá đặt ra cần giải quyết mà còn là vấn đề khoa học, kiến thức, kỹ năng, đòi hỏi mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải thực hiện; * Mỗi cá nhân cần có hiểu biết nhất định về âm L và N: + Về cấu tạo: ` L đứng trước âm đệm, ` N không đứng trước âm đệm: oa, oă, uâ, oe, uê, uy + Về cách láy: - Vị trí thứ nhất: ` L láy với L và nhiều âm đầu khác trừ N. VD: lanh lẹn, lo lắng, lơ lửng, lắp bắp, lẩm nhẩm, luẩn quẩn, lởn vởn ` N chỉ láy với N. VD: nương náu, náo nức, nỗi niềm, nuôi nấng, ... - Vị trí thứ hai: ` L không láy với Gi. ` N chỉ láy với Gi. VD: gian nan, gieo neo + Về nghĩa: - Viết L khi có từ đồng nghĩa bắt đầu viết với Nh. VD: lể - nhể, lanh - nhanh, lem - nhem lỡ- nhỡ, - Viết N khi có từ gần nghĩa bắt đầu viết với Đ. VD: này - đây, nấy - đấy, nào – đâu, * Biết cách phân biệt sự khác nhau giữa L/N để nói và viết đúng: - N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi. - N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai: ` Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Có thể thử đọc L L L và N N N để thấy rõ sự khác nhau đó. ` Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không. - Về độ căng của lưỡi: với N khi phát âm lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); còn với L khi phát âm sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng. * Phải có ý thức khi sử dụng 2 âm này (nói, viết) và từ đó tạo thói quen nói đúng chính âm và viết đúng chính tả. * Khi phát âm lệch chuẩn L/N cần luyện tập. Có thể lần lượt làm theo các bước sau: Bước 1: - Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”) - Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo cách phân biệt L/N bên trên xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi. Bước 2: - Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”): N/ L - Tập nói các từ đơn: VD: Nờ/ Lờ; Nên/ Lên; Núi/ Lại; Nên/ Lê; Nin/ Lin. - Tập nói các câu: VD1: Lên suối Lê - nin lấy nước. VD2: Nói năng nên luyện luôn luôn Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này Lẽ nào nao núng lung lay Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm. 3. Thời gian thực hiện - .Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N là công việc cần phải thực hiện cấp bách, để sớm được khắc phục. Do đó, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và mỗi học sinh nhà trường cần tự giác, nghiêm túc tự đề ra kế hoạch cho cá nhân và thực hiện được việc phát âm chuẩn trong thời gian gần nhất. - Trung tâm tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên và học sinh để cùng nhau khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N: Đối với giáo viên: thực hiện kế hoạch sửa lỗi lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần. Đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành cùng học sinh thực hiện lồng ghép trong các giờ sinh hoạt cuối tuần. Mỗi giáo viên bộ môn giúp các em khắc phục ngay trong mỗi tiết học nếu thấy học sinh phát âm lệch chuẩn. - Trung tâm tổ chức kí cam kết thực hiện kế hoạch này với mỗi cá nhân vào tháng 9/2011 và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cụ thể như sau: Lần I vào cuối học học kỳ I năm học 2011 - 2012. Lần II và cuối năm học 2011 – 2012. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện sau một năm học vào tháng 8/2012 đồng thời lập kế hoạch chống tái phát tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N cho thời gian tiếp theo. Toàn trường phấn đấu đến đầu năm học 2012-2013, về cơ bản thực hiện được mục tiêu khắc phục tình trạng nói lệch chuẩn L/N và đến năm 2013 không còn tình trạng giáo viên nói lệch chuẩn L/N. Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N là công việc cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và phải tiến hành tích cực, thường xuyên mới đạt được kết quả như mong muốn. Mong rằng bằng ý thức tự giác, lòng quyết tâm, sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của mình, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường sẽ đi đầu trong việc thực hiện cuộc vận động khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N; trở thành tấm gương và cũng là người hướng dẫn, chỉ bảo giúp các em HS khắc phục tình trạng này. Phần 2 Nội dung cụ thể thực hiện trong chuyên đề lần 1 1. Thực hiện chuyên đề lần 1 đối với toàn bộ cán bộ, giáo viên Như phần giải pháp ở trên đã nêu, mỗi cá nhân giáo viên cần có hiểu biết nhất định về âm L/N về cấu tạo, về nghĩa, về cách láy. Từ đó biết cách phân biệt sự khác nhau giữa L/N để nói và viết đúng. 1.1.Thiết kế đọc, viết đúng - Lỗi phát âm thường chia làm 3 nhóm: Phát âm lẫn lộn giữa L/N. Chỉ có cách phát âm duy nhất có thể là L hoặc N. Do câu từ dài, kể cả những người có ý thức phát âm đúng vẫn có thể lẫn giữa L/N. 1.2. Cách đọc đúng Ở đây chúng ta cần hiểu một cách đơn giản nhất. Còn cụ thể như đã nêu ở phần trên: giải pháp cụ thể. - L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên. - N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát vào lợi dưới. 2. Cách thức thực hiện * Đối với giáo viên: Mỗi người giáo viên phải tự ý thức rèn luyện đặc biệt là đối với những giáo viên phát âm chưa chuẩn. 2.1.Mục đích Làm cho bộ máy phát âm nhuần nhuyễn, quen, mềm, linh hoạt. 2.2. Cách thức Thực hiện chuyên đề trong nhóm, tổ, và toàn Trung tâm : Lúc đầu cử một số thầy cô có giọng nói chuấn để đọc mẫu các ví dụ. Sau đó yêu cầu các giáo viên có giọng đọc chưa chuẩn luyện đọc, giáo viên khác nghe đọc sau đó sửa lỗi và góp ý. Cách góp ý tập trung vào 4 tiêu chí và phát hiện ra nguyên nhân xem mỗi cá nhân sai ở điểm nào. Có người thì phát âm lẫn lộn giữa L/N. Có người phát âm tất cả thành L hoặc N. Hoặc do không ý thức rõ về nghĩa của từ nên dù không ngọng vẫn bị phát âm sai...Vì vậy việc sửa lỗi phải cần cả một quá trình, việc thự hiện chuyên đề chỉ là bước đầu, làm nền tảng để mỗi người giáo viên ý thức việc sửa lỗi và rèn cách phát âm chuẩn. 2.3.Các hình thức tự rèn phát âm - Kết hợp tìm hiểu nghĩa bằng cách học hỏi những người xung quanh và tra từ điển để việc phát âm với ghi nhớ lôgic. Đọc kết hợp với xem nghĩa để việc phát âm chuẩn, tự động. Đọc có sự so sánh nghĩa: La (La bàn) / Na ( một loại cây ăn quả). Lạnh ( Cảm giác) / Nạnh ( tị nạnh nhau) Làng (làng mạc)/ Nàng ( chỉ cô gái). Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu L/N trong các giò dạy và trong giao tiếp. + Rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp với các giáo viên khác để sửa lỗi cho nhau. +Kết hợp với những người trong gia đình để sửa lỗi cho mình. + Tìm cho một người bạn thân nói chuẩn để nói chuyện và đề nghị người đó để ý nhắc nhở và sửa lỗi giúp mình. + Tự rèn và sửa trong quá trình dạy con học nói, dạy con học ở nhà.( người nào già thì dạy cháu) + Trao đổi sửa chữa trong giờ giải lao, trong các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng. Các hình thức luyện: nhiều lần, nhiều ngày, liên tục.. 2.4. Thực hiện chuyên đề lần 1 đối với giáo viên + Lúc đầu là một từ, sau đó là cả câu thơ, đoạn văn, bài báo... Ví dụ : . Thuyền nan, gian nan, năng động, nặng nhọc, năm tháng, nỗi nhớ, nằm mơ... . Lao động, làm việc, linh tinh, lủng lẳng, lặng lẽ, liên tục, lắng nghe, lời nói... + Sau đó là đọc câu thơ, đoạn văn : . Năm bố con chú Năm nuôi năm mươi lăm con lợn. . Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) . Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão 80 (Ca dao) . Lê nin nói, Lê nin làm. . Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. . Mùa khô này lại thiếu nước nên tôi lo lắng lắm ( Sưu tầm) + Sau là luyện phát âm qua các câu chuyện. Mỗi giáo viên kể một mẩu chuyện, sau đó các thành viên trong nhóm nhận xét về cách phát âm sau khi đã rèn đọc các từ, câu ngắn ở phần trên để thấy được sự chuyển biến, tiến bộ. + Luyện qua bài hát. Cử một số người hát, sau đó nhận xét. + Luyện qua bài giảng. Nhận xét cách phát âm của giáo viên trong đợt hội giảng. Cuối cùng là mỗi người giáo viên phải tự mình rèn và sử lỗi nếu mình phát âm chưa chuẩn. Đó là thường xuyên luyện trong giao tiếp hàng ngày. + Luyện qua giao tiếp hàng ngày. Kết thúc chuyên đề giáo viên. *.Thực hiện đối với học sinh : Thông qua bài giảng, qua cách đọc của học sinh để nhận xét. Qua các bài kiểm tra thì giáo viên sửa lỗi viết ( chủ yếu trong các giờ Ngữ Văn) * Kết quả đạt được sau chuyên đề ( Phần sau. Sẽ thống kê kết quả đạt được trong phần 3 của chuyên đề) 3. KẾT LUẬN Trên đây là công việc hết sức tỉ mỉ, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, thường xuyên, liên tục. Hiện nay là yêu càu bắt buộc đối với người giáo viên, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng giờ dạy. Đây là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Muốn đạt kết qủa tốt chúng ta phải cùng thực hiện hài hòa các biện pháp để khích lệ và cùng nhau phát âm chuẩn. Đối với học sinh, đọc viết đúng giúp các em tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đề ra. Môi trường giao tiếp không chỉ bó hẹp trong nhà trường mà phải được sự đồng thuận của gia đình và toàn xã hội. Phong trào sửa lỗi cần được duy trì qua thời gian dài. Dù khó song vẫn phải làm. Và mỗi người giáo viên làm công tác giáo dục phải là những người đi đầu trong phong trào này, để góp phần thành công vào phong trào chống phát âm lệch chuẩn L/N. Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N là công việc cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và phải tiến hành tích cực, thường xuyên mới đạt được kết quả như mong muốn. Mong rằng bằng ý thức tự giác, lòng quyết tâm, sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của mình, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm sẽ thực hiện tốt cuộc vận động khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N; trở thành tấm gương và cũng là người hướng dẫn, chỉ bảo giúp các em HS khắc phục tình trạng này. Người thực hiện : Vũ Lệ Hương Trung tâm GDTX Tứ Kì – Hải Dương.
Tài liệu đính kèm: