Chuyên đề tiếng Việt: Các biện pháp tu từ

1. Kiến thức

- Khái niệm nói quá, nói giảm nói tránh.

- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, )

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

2. Kỹ năng:

-Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.

- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

3. Thái độ:

 - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

 - Biết cách vận dụng cách nói giảm nói tránh trong lời ăn tiếng nói

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7552Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề tiếng Việt: Các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT : CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
NÓI QUÁ. Tuần 7. Bài 9. Tiết 7.( theo kế hoạch dạy học của trường)
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH. Tuần 8. Bài 10. Tiết 8. ( theo kế hoạch dạy học của trường)
B.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh thấy được:
1. Kiến thức
- Khái niệm nói quá, nói giảm nói tránh..
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2. Kỹ năng:
-Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
3. Thái độ:
	- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
 - Biết cách vận dụng cách nói giảm nói tránh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong viết văn bản.
4. Năng lực :
Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực quản lí bản thân.Năng lực hợp tác. Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt : Năng lực giao tiếp tiếng Việt.Cảm thụ thẩm mỹ
Các nội dung liên môn tích hợp: 
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài, đoạn văn có sử dụng các biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh đề cập tới việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong trường học hiện nay.
C.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHUYÊN ĐỀ/ BÀI TẬP KTĐG.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Các biện pháp tu từ: 1.Nói quá.
2.Nói giảm nói tránh.
-Nhớ các khái niệm về các biện pháp tu từ như nói quá, nói giảm nói tránh.
-Nhận diện đúng các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản như nói quá, nói giảm nói tránh.
Nêu/ chỉ ra được tác dụng mục đích của các biện pháp tu từ, lí giải được về đặc điểm nhận biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản như nói quá, nói giảm nói tránh.
-Đặt câu có sử dụng biết các biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
- Phận tích được tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản như nói quá, nói giảm nói tránh.
-Tạo lập được một số câu, đoạn văn có sử dung các biện pháp tu từ như nói quá, nói giảm nói tránh.
- Đưa ra được những bình luận nhận xét thể hiện quan điểm riêng về tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng văn bản mới.
-Lựa chọn sử dụng các biện pháp tu từ để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống tiễn hoặc giả thực tiễn.
D. Dự kiến đề kiểm tra đánh giá.
Hình thức 1: Đánh giá HS trên từng hoat động học
Hình thức 2:Đánh giá trên bài kiểm tra.
Phần trắc nghiệm: ( 3điểm).
Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Nói quá nhằm mục đích:
A.Sai sự thật B. Đúng sự thật
C.Nhấn mạnh , tăng biểu cảm C. Sinh động cụ thể.
Câu 2. Nói tránh nói giảm nhằm: 
A.Tránh gây cảm giác đau buồn . B. Tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục.
C. Tránh gây cảm giác nặng nề. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3.Nói quá là cách nói như thế nào?
A.Cách nói phóng đại quy mô , mức độ, tính chất của sự việc.
B.Cách nói nhẹ nhàng uyển chuyển tế nhị.
C. Cách nói phủ định.
D. Cách nói dùng từ đồng nghĩa.
Câu 4.Trong câu sau “ bác sĩ đang khám nghiệm tử thi” Tác giả dùng cách nói tránh nói giảm nào? 
 A.Từ đồng nghĩa.. B. Từ trái nghĩa.
 C. Từ Hán Việt đồng nghĩa. D. Từ gần nghĩa.
Câu 5.Nói quá và nói tránh nói giảm không được sử dụng trong văn bản nào?
 A.Văn bản nghệ thuật, khoa học. B.Văn bản hành chính, khoa học.
C. Văn bản hành chính. D. Văn bản khoa học.
Câu 6. 
Phần tự luận: (7điểm)
Câu 7. (2điểm). Đặt câu 2 có biện pháp nói quá, nói tránh nói giảm.
Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Bạn Lan Anh lớp tôi đẹp như tiên.
Con mèo nhà tớ đi đời hôm qua rồi.
Em trai bạn Minh không được đẹp trai cho lắm.
Câu 8.(5điểm). Viết đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp nói quá, nói tránh nói giảm.
Yêu cầu : Học sinh viết được dúngđoạn văn có sử dụng ít nhất 1 biện pháp nói quá, nói tránh nói giảm
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Chuẩn bị( Thời gian trước 1 tuần khi dạy chuyên đề)
-Nhiệm vụ GV
+Nghiên cứu SGK,SGV. Thiết kế bài học theo Mô hình trường học mới
+Chuẩn bị phiếu học tập, hướng dẫn HS trả lời các phiếu học tập.
I.KHỞI ĐỘNG: 
 Trong tục ngữ, ca dao, trong thơ văn châm biếm, hài hước và cả thơ văn trữ tình biện pháp nói quá được sử dụng rất phổ biến. Vậy sử dụng biện pháp nói quá có tác dụng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
Gv: Treo bảng phụ
a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 (Tục ngữ)
b/ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
 (Ca dao)
? Cách nói của câu tục ngữ và câu ca dao trên có đúng sự thật không?
?ý nghĩa hàm ẩn của những câu nói ấy là gì?
? Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi
GV treo bảng phụ 2 ( ghi cách nói của ca dao và cách nói bình thường)
Đêm tháng năm rất ngắn
 Ngày tháng mười rất ngắn
Mồ hôi đổ rất nhiều
? Em có nhận xét gì về 2 cách nói trên? 
? Cách nói nào gây ân tượng hơn, sinh động hơn?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi 
GV: Cách nói như hai câu tục ngữ và ca dao trên gọi là nói quá.
?Vậy thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì? 
 Có thể dùng những từ ngữ nào đồng nghĩa thay thế cho từ “nói quá”?
 HS đọc. 
GV đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận: 
- Em hãy phân biệt phép tu từ nói quá với lời nói khoác trong cuộc sống? Thông qua câu chuyện “ con rắn vuông”.
Hoạt động 2: 
Giáo viên lần lượt chiếu lên máy chiếu các ví dụ 
VD1:
a. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. 
 (Hồ Chí Minh, Di chúc)
b. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
	 (Tố Hữu, Bác ơi)
Lượng con ông Độ đây mà....Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. 
 (Hồ Phương, Thư nhà)
? Những từ in đậm gạch chân trong các ví dụ trên có nghĩa là gì
? Tại sao người viết , người nói lại dùng cách diễn đạt đó
Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi 
Ví dụ 2:
Phải bé lại lăn vào lòng mộtngười mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng.
 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
-Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi.
? Tại sao tác giả lại dùng từ “ Bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa.
Ví dụ 3:
a. Con dạo này lười lắm.
 b.Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm.
? So sánh hai cách nói trên và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tinh tế hơn đối với người nghe.
? Qua phân tích các ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh.
HS trả lời 
? Để nói giảm nói tránh người ta thường có những cách nói như thế nào?
HS: Thảo luận:
. Các cách nói giảm nói tránh
* Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt
Dùng cách nói phủ định b»ng từ trái nghĩa
Dùng cách nói vòng
Nói trống (tỉnh lược)
 HS đọc ghi nhớ? 
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Cách nói đó không đúng với sự thật.
+ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối: rất ngắn.
+ thánh thót như mưa ruộng cày: ướt đẩm => sự vất vả của người lao động.
- Nhấn mạnh mức độ, quy mô, tính chất của sự vật được nói tới.
- Trong cách nói của ca dao:
+ Mức độ, qui mô, tính chất của nội dung sự vật, hiện tượng đã được phóng đại lên.
+ Điều muốn nói được nhấn mạnh. 
- Cách nói của ca dao ấn tượng hơn sinh động hơn. Đồng thời tăng giá trị biểu cảm.
3. Kết luận:
* Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
=> Ghi nhớ: 
HS đọc. 
- Ví dụ: khoa trương, cường điệu, thậm xưng, phóng đại, ...
II.Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1.Ví dụ
2. Nhận xét:
a.Ví dụ 1
*. Nhận xét1:
- Các từ in đậm đều có nghĩa là chết( nói vòng, từ đồng nghĩa, phủ định bằng từ trái nghĩa).
- Dùng cách nói đó để giảm bớt sự đau buồn.
b.Ví dụ 2:
*Nhận xét2:
- Dùng từ “ Bầu sữa”, “ tử thi”để tránh sự thô tục gây cười, ghê sợ.
c.Ví dụ 3:
*Nhận xét3:
-Cách nói a hơi căng thẳng, nặng nề.
- cách nói b nhẹ nhàng tế nhị.
3.Kết luận:
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ghi nhớ
III.THỰC HÀNH: Luyện tập: Thảo luận nhóm ( Tùy từng bài mà thành lập nhóm cho phù hợp mỗi bài thảo luận trong thời gian 5 phút , sau đó đại diện nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung, nhận xét , giáo viên chuẩn xác kiến thức , nhận xét kết quả thảo luận các nhóm nếu nhóm thảo luận tốt có thể cho điểm)
A.Nói quá.
 Bài 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
→ nhấn mạnh vai trò sức lao động của con người.
Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
→ muốn nói còn rất khỏe, có thể làm bất cứ việc gì.
Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước
→ uy quyền, hung hăng, quát nạt làm người ta sợ.
Bài tập 2: Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống /.... / để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi, thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau trồng cà.
Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột 
Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da
Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột
Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
Bài tập 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Nghiêng nước nghiêng thành: → miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ.
Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Dời non lấp biển: → sức mạnh phi thường, hoài bão lớn lao.
 Sơn Tinh có thể dời non lấp biển: .
Lấp biển vá trời: → vĩ đại, phi thường. => Bà Nữ Oa có khả năng lấp biển vá trời.
 Mình đồng da sắt: → thân thể như sắt, như đồng, có thể chịu đựng mọi hiểm nguy
Thánh Gióng là mình đồng da sắt
 Nghĩ nát óc: → suy nghĩ nhiều quá mức.
 => bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không giải được.
B. Nói giảm nói tránh
Bài 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh cho sau đây vào chỗ trống: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a.Khuya rồi, mời bà đi nghỉ
b. Cha mẹ em. chia tay nhau. từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại
c. Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị
d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.
Giáo viên hướng dẫn nhanh bài tập 2 Sgk/109
IV.ỨNG DỤNG: 
A.Nói quá. Hoạt động cá nhân 
Bài tập 1. Xem hình đoán ý:
1 Khỏe như voi
2.Chậm như rùa
Ăn như mèo
4.Nhanh như gió
B. Nói giảm nói tránh: 
Tranh 1: Anh cút ra khỏi nhà tôi ngay! Anh không nên ở đây nữa!
Tranh 2: Bệnh tình con ông nặng lắm chắc sắp chết rồi!
Bệnh tình con ông chắc chẳng còn được bao lâu nữa
Tranh 3: Những đứa trẻ chết cha, chết mẹ thật đáng thương.
Những đứa trẻ mồ côi thật đáng thương
Tranh 4: Cấm trẻ con vào đó.
Các cháu vào đó rất nguy hiểm và dễ bị tai nạn.
Yêu cầu học sinh khái quát nội dung bài học băng sư đồ tư duy
.
V. BỔ SUNG: 
A.Nói quá.
Bài tập 1.(Thảo luận nhóm) Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Nói quá 
Nói khoác
Phóng đại về mức độ,quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở có thực
Có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm
Phóng đại về mức độ,quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở không có thực
Có tác dụng gây cười, khiến người ta tin vào điều không có thật
Bài 2: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá.
Gợi ý: Dựa vào những câu văn sau để phát triển ý thành đoạn văn
1/ Chúng tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột.
2/ Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa.
3/ Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
Bài tập 3. 
Tìm biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu,
 Thoại bất tâm đầu bán cú đa.
 (Lý Bạch)
 (Rượu gặp tri kỉ nghìn chén còn là ít,
 Chuyện không hợp ý nửa câu đã là nhiều.)
 Khẳng định tình cảm gắn bó của những con người tri kỉ, tâm đầu ý hợp. Còn những người không hợp ý nhau, lời nói chẳng qua chỉ là xã giao mà thôi.
b. Ăn mười cái đám cưới không bằng hàm dưới cá trê.
 => Ý muốn nói hàm dưới cá trê ăn rất ngon.
c. Tiền vô như nước sông Đà
 Tiền ra nhỏ giọt như cà phê đen.
Tiền vào thì nhiều vô kể mà tiêu thì rất ít, chẳng có bao nhiêu
B. Nói giảm nói tránh.
Bài tập 1. Chỉ ra các từ nói giảm nói tránh trong những ví dụ sau:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 (Quang Dũng- Tây tiến )
Bỗng lòe chớp đỏ 
Thôi rồi Lượm ơi!
 ( Tố Hữu)
 C. Bác Dương thôi đã thôi rồi.
 Nước mây mân mác ngậm ngùi lòng ta. 
 (Nguyễn Khuyến)
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
 ( Hồ Xuân Hương)
Bài tập 2. Viết đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá và nói giảm nói tránh.
 Hs Viết bài
Bài tập 3. 
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và tìm những cách sử dụng nói quá, nói giảm, nói tránh khác nhau trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong các văn bản mới gặp trong cuộc sống. ? 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Noi_qua.doc