Đề cương học kì I - Hóa học 11

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LY

Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:

a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.

b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF, HClO.

Câu 2. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dd HNO3 và CaCO3 ¬ d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3

e. dd NaOH và Al(OH)3 f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOHvừa đủ

g. dd NaOH và Zn(OH)2 h. FeS và dd HCl

i. dd CuSO4 và dd H2S k. dd NaOH và NaHCO3

l. dd NaHCO3 và HCl m. Ca(HCO3)2 và HCl

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I - Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LY
Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:
a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.
b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF, HClO.
Câu 2. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:
a. dd HNO3 và CaCO3  	d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3 	
e. dd NaOH và Al(OH)3 	 f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOHvừa đủ
g. dd NaOH và Zn(OH)2 	h. FeS và dd HCl 	
i. dd CuSO4 và dd H2S	 	k. dd NaOH và NaHCO3	
l. dd NaHCO3 và HCl	m. Ca(HCO3)2 và HCl
Câu 3. Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau
a. 
b. 
c. S2- + 2H+ H2S↑	
d. Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3↓
e. Ag+ + Cl- AgCl↓
h. CO32- + 2H+ CO2 + H2O
i. CO2 + OH- CO32- + H2O
k. HCO3- + OH- CO32- + H2O
Câu 4. Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau:
a. Pb(NO3)2 + ? PbCl2↓ + ? b. FeCl3 + ? Fe(OH)3 + ?
c. BaCl2 + ? BaSO4↓ + ? d. HCl + ? ? + CO2↑ + H2O
e. NH4NO3 + ? ? + NH3↑ + H2O f. H2SO4 + ? ? + H2O
Câu 5. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau
a. dd NaOH 0,1M	
b. dd BaCl2 0,2 M
c. dd Ba(OH)2 0,1M
d. dd H2SO4 0,05M
e. dd HCl 0,2M
f. CH3COONa 0,03M
Câu 6. Tính pH của các dung dịch sau
a. NaOH 0,001M
b. HCl 0,001M
c. Ca(OH)2 0,0005M
d. H2SO4 0,0005M
Câu 7. Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch D. 
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch D. 
b. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.
Câu 8. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0.1M với 100 ml dung dịch KOH 0.1M thu được dung dịch D.
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch D. b. Tính pH của dung dịch D.
Câu 9. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,1M với 300 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A.
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A. b. Tính pH của dung dịch A.
Câu 10. Hỗn hợp dung dịch X gồm NaOH 0.1M và KOH 0.1M. Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0.2M thu được dung dịch A. 
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A. b. Tính pH của dung dịch A.
Câu 11. Dung dịch X chứa 0.01 mol Fe3+, 0.02 mol , 0.02 mol và x mol .
a. Tính x và tính khối lượng muối khan trong dd X.
b. Trộn dd X với 100 ml dd Ba(OH)2 0.3 M thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Tính m và V.
Câu 12: Một dung dịch chứa Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thi thu được 46,9g chất rắn khan. Tìm giá trị của x và y?
Câu 13. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a.
Câu 14. Cho 200 ml dung dịch gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Hãy tính thể tích V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất? Tính lượng kết tủa đó?
Câu 15. Dd A chứa H2SO4 0,1M; AlCl3 0,1M. Cho 100 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,1M thu được m gam kết tủa.
a) Xác định V để thu được kết tủa lớn nhất. Tính m?
b) Xác định V để thu được kết tủa nhỏ nhất. Tính m?
CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO
Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ rằng:
a. N2 là chất khử.
b. N2 là chất oxi hóa.
c. NH3 là chất khử mạnh.
d. NH3 có tính bazơ.
e. HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
f. HNO3 là một axit.
g. Phot pho có tính oxi hóa.
h. Photpho có tính khử.
Câu 2. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. Al + HNO3 → ? + N2O + ?
b. FeO + HNO3 → ? + NO + ?
c. Fe(OH)2	 + HNO3 ? + NO + ?
d. Fe3O4 + HNO3 → ? + NO2 + ?
e. Cu + HNO3 → ? + NO2 + ?
f. Mg + HNO3 → ? + N2 + ?
g. C + HNO3 
h. P + HNO3 
i. Ba(OH)2 + HNO3 
k.CaCO3 + HNO3 
Câu 3. Hoàn thành các chuổi phản ứng sau.
(8)
(4)
a. 
b. NO2 HNO3 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 Cu(NO3)2 CuO Cu 
c. NH3 (NH4)2SO4 NH3 NH4NO3 N2 NH3 NO NO2 HNO3
d. P P2O5 H3PO4 Ca3(PO4)2 P P2O3 P2O5 H3PO4 KH2PO4 K2HPO4 K3PO4
Câu 4. Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.
NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl. 	e. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3 
NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4.	f. NH4NO3, NaNO3, FeCl3, Na2SO4.
NH4NO3, NaCl, FeCl3, (NH4)2SO4.	i. NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.
Câu 4. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí NH3 (đktc). Biết Hphản ứng= 25%.
Câu 5. Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lit khí N2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa x gam muối. Tính m và x.
Câu 6. Hòa tan 12 gam hỗn hợp Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 7. Hòa tan 5,4 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì có 896ml khí N2 bay ra (đkc) và dd X. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 8. Hòa tan 19,5 gam Zn bằng dd HNO3 dư thu được 4,48 lít khí A (đktc, là SPK duy nhất) . Xác định A
Câu 9. Khi cho 9,1 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư đun nóng sinh ra 11,2 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Cho dung dịch A tác dụng vơi dung dịch NaOH dư thu được x gam kết tủa.Tính x
c) Cho dd A tác dụng với dd NH3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
Câu 10: Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch axit nitric thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với hiđro bằng 16,5. Tính m.
Câu 11. Cho 68,7 gam hỗn hợp kim loại Al, Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư. Sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và m gam chất rắn B không tan. Tính m.
Câu 12. Cho 6,4 g kim loại hóa trị II tác dụng với dd HNO3 đặc, dư thu được 4,48 lít NO2 (đkc, là sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại đó.
Câu 13. Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định kim loại M.
Câu 14. Tính khối lượng muối thu được khi cho:
a. Dd chứa 11,76 gam H3PO4 vào dd chứa 16,8 gam KOH . b. Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H3PO4 0,5M.
c. Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H3PO4 0,5M. d. Cho 0,1 mol P2O5 vào dd chứa 0,35 mol KOH.
CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC
Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ rằng:
Cacbon có tính khử. b.Cacbon có tính oxi hóa. c. CO có tính khử mạnh d. CO2 là một oxit axit
Câu 2: Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:
a. NaHCO3 + NaOH 
b. NaHCO3 +	HCl 
c. SiO2	 + HF 
d. CO2	+	NaOH	
 1 mol	1 mol
e. CO2	+	NaOH	
 1 mol	2 mol
f. CO2	+	Ca(OH)2 
 1 mol	1 mol
g. CO2	+	Ca(OH)2 
 2 mol	1 mol
h. CO (dư)	+	Fe2O3	
i. CO (dư)	+	Fe3O4	
Câu 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
C CO CO2 CaCO3 Ca(HCO3)2 CO2 CO
C CO2 NaHCO3 CaCO3 CaO Ca(OH)2 Ca(NO3)2 A
Câu 4. Tính khối lượng muối thu được khi cho:
a. 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. 
b. 5,6 lít khí CO2 (đktc) sục vào dung dịch NaOH dư .
c. 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M .
Câu 5. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính nồng độ mol/lít của các chất tan trong dung dịch D.
Câu 6 . Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH CM thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 19 gam hỗn hợp hai muối. 
A. Tính khối lượng mỗi muối.	b. Tính nồng độ dung dịch NaOH đem dùng.
Câu 7. Khử hoàn toàn 23,2 gam Fe3O4 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.
Câu 8. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 
gam kết tủa. Tính m.
Câu 9. Khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 bằng khí CO dư thu được m gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn chất rắn thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính m và V. 
TRẮC NGHIỆM:
I. SỰ ĐIỆN LI: 
Câu 1: Sự điện li
A. là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.
B. là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. là sự phân li một chất thành ion khi chất đó tan trong nước hay ở trạng nóng chảy.
D. là quá trình oxi hoá - khử.
Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các:
A. ion trái dấu B. anion C. cation D. chất tan
Câu 3: Chất không phân li ra ion khi hòa tan trong nước là
A. MgCl2 B. HClO C. C6H12O6( glucozơ) D. Ba(OH)2
Câu 4: Nồng độ các ion [K+] và [NO3-] trong dung dịch KNO3 0,2M lần lượt là:
A. 1M ; 1M B. 0,1M ; 0,1M C. 0,5M; 0,4 M D. 0,2M; 0,2 M
Câu 5: Phát biểu sai là:
A. Dung dịch KCl dẫn điện B. KCl rắn, khan dẫn điện
C. Nước biển không dẫn điện D. Dung dịch rượu dẫn điện
Câu 6: Dãy chất điện li mạnh là
A. NaCl, Al(NO3)3, Ca(OH)2 B. NaCl, Al(NO3)3, CaCO3 C. NaCl, Al(NO3)3, AgCl D. Ca(OH)2, CaCO3, AgCl
Câu 7: Cho các chất sau đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4 B. CH3COOH, CuSO4 C. H2O, CH3COOH. C. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4
Câu 8: Dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42- thì dung dịch đó có chứa:
A. 0,2 mol Al2(SO4)3	B. 1,8 mol Al2(SO4)3	C. 0,6 mol Al3+	D. 0,6 mol Al2(SO4)3
Câu10: DD X chứa amol Na+; b mol SO42-; c mol Mg2+ và d mol Cl-. Mối quan hệ giữa a, b, c, d :
A. a + 2c = 2b + d B. a + 2c = b + d C. 2a + c = b + 2d D. a + b = c + d
Câu 9: Một dd có chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0.05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là: A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol D. 0,35 mol.
Câu 11: Một dung dịch X chứa 0,2 mol Al3+; a mol SO42-; 0,25 mol Mg2+ và 0,5 mol Cl-. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị m là: A. 43 B. 57,95 C. 40,95 D. 25,57
Câu 12: Đối với dd axit yếu CH3COOH 0,0001M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá về nồng độ mol ion đúng là A. [H+] > 0,0001M. B. [H+] = 0,0001M. C. [H+] < 0,0001M. D. [H+] < [CH3COO-].
Câu 13: Cho dung dịch có [H+] = 10-3M. Tính pH của dung dịch?
A. 5,7 B. 3 C. 3,13 D. 4
Câu 14: pH của dung dịch KOH 0,0001M là
A. 4
B. 12
C. 10
D. 3
Câu 15:
A. 3
pH của dung dịch H2SO4 0,0005M là
B. 4
C. 3,7
D. 3,1
Câu 16: Trộn 100 ml dung dịch KOH có pH=12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M thu được dd có giá trị là:
A. pH=5 B. pH=4 C. pH=3 D. pH=2
Câu 17: Dung dịch HNO3 có pH=3. Để thu được dung dịch có pH=4 cần pha loãng dung dịch với nước 
A. 1,5 lần B. 10 lần C. 2 lần D. 5 lần
Câu 18: Phương trình ion rút gọn: . Ứng với phản ứng nào sau đây?
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O 	B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
C. KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O	D. NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 19: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dd gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là:
A. 100ml B. 200ml C. 150ml D. 250ml
Câu 20: Phương trình phân tử: CaCO3+ 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O có phương trình ion thu gọn là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 21: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Na+, Al3+, SO42-, NO3-. B. NH4+, SO42-, Fe3+, OH-. C. Ba2+, Na+, CO32-, K+. D. CO32-, Cl-, H+, SO42-.
II. NITO - PHOTPHO
Câu 1: Trong hợp chất HNO3 , số oxi hóa của N là:
A. +2 B. +4 C. +3 D. +5
Câu 2: Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch H3PO4, quỳ tím có màu gì?
A. Màu vàng B. Màu tím C. Màu xanh D. Màu đỏ
Câu 3: Cho ba dung dịch NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dùng hoá chất nào để phân biệt ba dung dịch trên?
A. quỳ tím B. dd BaCl2 C. phenolphtalein D. dd AgNO3
Câu 4: Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất sau:
A. C, KClO3	B. S, KNO3 C. KNO3, C, S 	D. C, S, KClO3
Câu 5: Công thức hóa học của magie photphua là:
A. Mg2P2	B. Mg3P2 C. Mg5P2 	D. Mg3(PO4)2
Câu 6: Phản ứng hoá học đây không đúng là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 7: Trong dung dịch H3PO4 tồn tại bao nhiêu ion (không tính đến sự phân li của nước):
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 8: Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b= 2a ta thu được muối nòa sau đây:
A. Na2HPO4 và Na3PO4 B. NaH2PO4 C. Na3PO4	D. Na2HPO4
Câu 9: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa. Giá trị của V là.
A. 200ml B. 170ml C. 150ml D. 300ml
Câu 10: Công thức hóa học của đạm hai lá là:
A. NH4Cl	B. (NH4)2SO4	C. NH4NO3	D. NaNO3
Câu 11: Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3 người ta dùng hóa chất nào sau đây:
A. H2SO4 đặc B. CaO C. P2O5 	D. CuSO4
Câu 12: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hóa chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính:
A. NaNO3, H2SO4 đặc	B. N2 và H2	C. NaNO3, N2, H2 và HCl	D. AgNO3 và HCl
Câu 13: Đem nung nóng Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A. 50 B. 49 C. 94 D. 98
Câu 14: Nhóm kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là
A. Fe Al và Cr	B. Cu, Ag và Pb	C. Zn, Pb và Mn	D. Mg, Fe và Zn
Câu 15: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dd HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,22 B. 2,26 C. 2,52 D. 2,32
Câu 16: Hoà tan 0,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít khí N2 (đktc). Kim loại M là:
A. Ca B. Mg C. Fe D. Zn
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là:
A. 77,1 gam B. 53,1 gam C. 17,7 gam D. 71,7 gam
Câu 18: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. H3PO4, KH2PO4.	B. K3PO4, KOH.	C. K3PO4, K2HPO4. D. K2HPO4, KH2PO4.
Câu 19: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm
các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%.
Câu 20: Cho dd KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 0,112 lít D. 4,48 lít
Câu 21: Biết hiệu suất của phản ứng là 25%. Số lít khí H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac (đktc)là 
A. 806,4 lít	B. 100,8 lít	C. 403,2 lít	D. 25,2 lít
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dd HNO3 thu được V lít khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Giá trị của V là: A. 22,4 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 8,2 gam Na3PO4 vào dd AgNO3 dư thu được m gam kết tủa màu vàng. Giá trị m là:
A. 4,19 gam B. 41,9 gam C. 20,95 gam D. 2,29 gam
Câu 24: Cho 200ml dd H3PO4 1,5 M tác dụng với 200ml dd NaOH 2 M. Khối lượng muối thu được là:
A. 16,4 gam	B. 38,2 gam	C. 14,2 gam 	D. 24,0 gam
III. CACBON – SILIC
Câu 1: Loại than nào được dùng làm chất độn khi lưu hoá cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày?
A. Than cốc. B. Than gỗ. C. Than muội. D. Than chì.
Câu 2: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau đây?
A. C + O2 → CO2 B. C + CO2 → 2CO C. C + H2O → CO2 + H2 D. 3C + 4Al → Al4C3
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, CO được điều chế bằng phản ứng:
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 4: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp Al2O3 , CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm có hóa chất kim loại Mg không may bị cháy. Hãy lựa chọn biện
pháp thích hợp để dập tắt đám cháy?
A. Dùng CO2	B. Dùng H2O C. Dùng N2	D. Dùng cát.
Câu 6: Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối :
A. Na2CO3	B. (NH4)2CO3 C. NaHCO3	D. NH4HCO3
Câu 7: Phản ứng hoá học nào sau đây không xảy ra?
 	A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 8: Cho 0,1 mol khí CO2 đi qua 50 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được các sản phẩm là:
A. NaHCO3, dư CO2	B. NaHCO3 và Na2CO3	C. Na2CO3 	D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 9: Silic đóng vai trò chất oxi hóa trong các phản ứng nào sau đây?
A. Si + O2 → SiO2	B. Si + C → SiC C. Si + F2 → SiF4	D. Si + 2Mg → Mg2Si
Câu 10: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. oxi.	B. cacbon. C. silic. D. sắt.
Câu 11: “Thuỷ tinh lỏng” là :
A. silic đioxit nóng chảy.	B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
C. dung dịch bão hoà của axit silixic.	D. thạch anh nóng chảy.
Câu 12: Dẫn 3,36 lít (đktc) khí CO2 vào 120 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được
A. 0,15 mol NaHCO3.	B. 0,12 mol Na2CO3.
C. 0,09 mol NaHCO3 và 0,06 mol Na2CO3.	D. 0,09 mol Na2CO3 và 0,06 mol NaHCO3
Câu 13: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,15M tạo được 2,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là: A. 1,456 lít B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,56 lít.
Câu 14: Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dd Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 2,24 hoặc 6,72	C. 8,96.	D. 6,72 .
Câu 15: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 400ml dd A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng là: A. 10 gam B. 0,4 gam C. 4 gam D. 12,6 gam
Câu 16: Trộn 150 ml dd Na2CO3 1M và K2CO3 0,5 M với 250 ml dd HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: A. 2,52 lit. B. 5,04 lit C. 3,36 lit. D. 5,6 lit.
Câu 17: Cho 115 gam hh ACO3, B2CO3 và R2CO3 tác dụng hết HCl dư thì thu được 0,896 lít CO2(đktc). Khối lượng muối thu được là :A. 120 gam B. 115,44 gam C. 110 gam D. 116,22 gam
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hh X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). % CaCO3 trong X là: A. 6,25 % B. 8,62% C. 50,2 % D. 62,5%
Câu 19: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là: A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam D. 11,2 gam.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại (II) được 1,96 gam chất rắn. Kim loại đã dùng là: A. Mg B. Ca. C. Ba D. Cu
Câu 21: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng.
C. kết tủa trắng xuất hiện D. bọt khí bay ra.
Câu 22: Cho V lít khí (ở đktc) CO phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,448 B. 0,112 C. 0,224 D. 0,560

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap HKI Hoa 10 nam 2017 2018_12185340.doc