Đề cương môn Sinh 8 học kỳ I

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 8 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

I/ Trắc nghiệm

Câu 1. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?

A. 4 đôi B. 3 đôi

C. 1 đôi D. 2 đôi

Câu 2. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ

B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu

D. Xương đốt sống

Câu 3. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?

A. Xương đốt sống

B. Xương bả vai

C. Xương cánh chậu

D. Xương sọ

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 873Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Sinh 8 học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 8 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
I/ Trắc nghiệm
Câu 1. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?
A. 4 đôi      B. 3 đôi
C. 1 đôi      D. 2 đôi
Câu 2. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
Câu 3. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng
D. Xương đùi bé
Câu 5. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 6. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út      B. Ngón giữa
C. Ngón cái      D. Ngón trỏ
Câu 7. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống
B. Lao động vừa sức
C. Rèn luyện thân thể thường xuyên
D. Ăn uống theo nhu cầu của cơ thể
Câu 8. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu limphô
C. Bạch cầu ưa kiềm
D. Bạch cầu ưa axit
Câu 9. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của
A. bạch cầu trung tính.
B. bạch cầu limphô T.
C. bạch cầu limphô B.
D. bạch cầu ưa kiềm.
Câu 10. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?
A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch bẩm sinh
Câu 11. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
A. chất kháng sinh.
B. kháng thể.
C. kháng nguyên.
D. prôtêin độc.
Câu 12. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ?
A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ
C. Động mạch chủ
D. Động mạch phổi
Câu 13. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?
A. Mao mạch
B. Tĩnh mạch
C. Động mạch
D. Tất cả các phương án 
Câu 14. Ở người bình thường, trong mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
A. 0,3 giây      B. 0,4 giây
C. 0,5 giây      D. 0,1 giây
Câu 15. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 16. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 17. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào (1) tạo ra những tế bào mới đẩy (2) và hóa xương.
Câu 18. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
A. Máu      B. Mỡ
C. Tủy đỏ      D. Nước mô
Câu 19. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là
A. sắt.      B. canxi.
C. phôtpho.      D. magiê.
Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt
B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
C. Màu đỏ hồng
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 21. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A. N2      B. CO2
C. O2      D. CO
Câu 22. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?
A. 5 loại      B. 4 loại
C. 3 loại      D. 2 loại
Câu 23. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi  là một tế bào cơ.
A. bó cơ      B. tơ cơ
C. tiết cơ      D. sợi cơ
Câu 24. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?
A. Hình cầu      B. Hình trụ
C. Hình đĩa      D. Hình thoi
Câu 25. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. co và dãn.
B. gấp và duỗi.
C. phồng và xẹp.
D. kéo và đẩy.
Câu 26. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?
A. Động mạch chủ
B. Động mạch vành tim
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Tĩnh mạch phổi
Câu 27. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?
A. Tâm thất phải
B. Tâm nhĩ trái
C. Tâm nhĩ phải
D. Tâm thất trái
Câu 28. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
Câu 29. tìm từ thích hợp điền vào chổ trống hoàn thành sơ đồ tư duy sau:
MÁU
1..
3..
4..
5..
6..
7..
2..
Câu 30. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp
STT
Cột A
Cột B
Kết quả
1
Hồng cầu
a
Tiết kháng thể
2
Bạch cầu
b
Vận chuyển chất dinh dưỡng
3
Tiểu cầu mono
c
Tiết protein đặc hiêu
4
Bạch cầu limpho B
d
Thực bào
5
Bạch cầu limpho T
e
Tham gia quá trình đông máu
g
Giải phóng năng lượng
h
Vận chuyển khí O2 CO2
II/ Tự luận
1. Máu gồm những thành phần nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. Khi bị 2.Miễn dịch là gì ? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ? lấy ví dụ . Người ta thường tiêm phòng ( chích ngừa ) cho trẻ em những loại bệnh nào ?
3. Ở người có những nhóm máu nào ? Nêu nguyên tắc truyền máu ? Vì sao khi truyền máu chúng ta phải thử máu ?
4.Nêu các biện pháp bảo vệ và phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch ?
5. Trình bày các thành phần cấu tạo trong hệ tiêu hóa .Vai trò hệ tiêu hóa đối với con người ?
6.Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân gây hại ?
7.Em hay tuyên truyền cho bạn của em biết thuốc lá có hại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào ? biện pháp hạn chế tác hại của thuốc lá ?
8. Các thành phần cấu tạo trong hệ hô hấp và chức năng của nó ?

Tài liệu đính kèm:

  • docđề cương sinh 8 HK I 1017 2018.doc