Đề cương ôn tập học kì I môn Công nghệ 6

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

Câu 1: Một trong số các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là

A. Vứt rác bừa bãi

B. Không quét dọn thường xuyên

C. Nhổ bậy

D. Giữ vệ sinh cá nhân

Câu 2: Rèm cửa có công dụng:

A. Tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà

B. Làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà, có tác dụng che khuất

C. Có tác dụng che khuất, tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà

D. Tạo cảm giác căn phòng rộng hơn, tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà

Câu 3: Để cắm hoa cần có những dụng cụ

A. Bình cắm, dụng cụ để cắt

B. Bình cắm, dụng cụ để giữ hoa trong bình

C. Dụng cụ để cắt, dụng cụ để giữ hoa trong bình

D. Bình cắm, dụng cụ để cắt, dụng cụ để giữ hoa trong bình

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 6 (2015 - 2016)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Câu 1: Một trong số các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là
A. Vứt rác bừa bãi 	
B. Không quét dọn thường xuyên
C. Nhổ bậy	
D. Giữ vệ sinh cá nhân
Câu 2: Rèm cửa có công dụng:
A. Tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà 	
B. Làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà, có tác dụng che khuất	
C. Có tác dụng che khuất, tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà 
D. Tạo cảm giác căn phòng rộng hơn, tạo vẻ râm mát, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà
Câu 3: Để cắm hoa cần có những dụng cụ
A. Bình cắm, dụng cụ để cắt	 
B. Bình cắm, dụng cụ để giữ hoa trong bình
C. Dụng cụ để cắt, dụng cụ để giữ hoa trong bình	
D. Bình cắm, dụng cụ để cắt, dụng cụ để giữ hoa trong bình
Câu 4: Đồ vật dùng để trang trí nhà ở có công dụng: dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng là:
A. Tranh ảnh	B. Gương	C. Đồng hồ	
D. Rèm cửa	
Câu 5: Hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A 
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Trang phục có chức năng
2. Vải có màu sáng, kẻ sọc ngang
3. Kiểu may vừa sát cơ thể và dọc theo thân áo
4. Quần áo cho trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo
5. Ăn mặc đẹp không có nghĩa là
a. làm cho người mặc có vẻ béo ra, thấp xuống.
b. nên chọn vải bông, màu tối, kiểu may trang nhã, lịch sự
c. bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
d. tạo cảm giác gầy đi, cao lên
e. nên chọn vải sợi bông, có màu sắc tươi sáng, hoa văn sinh động, kiểu may đẹp, rộng rãi.
g. chạy theo những kiểu mốt cầu kì, đắt tiền.
1 + c..
2 + a..
3 + d ..
4 + e..
5 + g..
Câu 6: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ (đúng) và S (sai)
Câu hỏi
Đ
S
1. Tranh ảnh thường dùng để trang trí tường nhà
Đ
2. Các loại cành, các loại lá không được sử dụng để cắm hoa
S
3. Các cành hoa cắm vào bình luôn luôn phải có cùng một độ dài
S
4. Bát thủy tinh, cốc, vỏ lon bia, vỏ trái cây, ... có thể sử dụng làm bình cắm hoa
Đ
5. Để cắm một bình hoa đẹp, không cần chú ý đến sự cân đối về kích thước giữa bình hoa và bình cắm.
S
6. Bình cắm có các màu như nâu, đen, trắng,... thích hợp với nhiều loại màu hoa
Đ
7. Đặt bình hoa ở nơi có nắng chiếu vào, có gió mạnh hoặc đặt dưới quạt máy
S
Câu 7: Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các loại sợi :
A. Sợi bông, lanh, đây, gai	B. Sợi visco, axêtat.
C. Sợi nilon, polyeste.	D. Sợi polyeste; dầu mỏ, than đá.
Câu 8: Vải sợi hóa học có thể được chia làm hai loại là :
A. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi nhân tạo	B. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp	D. Vải sợi pha và vải sợi hoá học
Câu 9: Dạng sợi nhân tạo được sử dụng nhiều là :
A. Sợi viscô; axêtat; gỗ, tre, nứa	B. Sợi nilon, polyeste
C. Sợi bông, lanh, đây, gai	D. Sợi tơ tằm, sợi len
Câu 10: Loại vải nên chọn để may áo quần cho trẻ mẫu giáo :
A. Vải bông, màu sẫm, loại vải cứng
B. Vải dệt kim, màu sáng, mềm mại, hoa văn sinh động
C. Vải sợi bông, vải dệt kim, mềm mại, màu tươi sáng, hoa văn sinh động
D. Vải dệt kim, màu sẫm, loại vải cứng
Câu 11: Loại vải nên chọn để may áo quần đi lao động:
A. Vải sợi tổng hợp, màu sẫm, kiểu may cầu kì
B. Vải sợi bông, màu sáng, kiểu may sát người.
C. Vải sợi tổng hợp, màu sáng, kiểu may cầu kì.
D. Vải sợi bông; màu sẫm; kiểu may đơn giản, rộng.
Câu 12: Cần chọn vải có màu sắc, hoa văn để may áo cho người gầy mặc tạo cảm giác béo ra :
A. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc dọc.
B. Màu sẫm, hoa nhỏ, kẻ sọc ngang, vải mềm.
C. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc ngang, chất vải thô xốp.
D. Màu sáng, hoa nhỏ, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn.
Câu 13: Áo quần mà người thấp , béo nên mặc để tạo cảm giác gầy đi, cao lên :
A. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc ngang.
B. Màu tối, hoa nhỏ, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn phẳng.
C. Màu tối, hoa to, kẻ sọc ngang.
D. Màu sáng, hoa nhỏ, chất vải thô xốp.
Câu 14: Dụng cụ cắm hoa gồm :
A. Bình cắm, các dụng cụ khác.	B. Bình cắm, hoa.
C. Dao, kéo.	D. Hoa
Câu 15: Vật liệu cắm hoa là :
A. Cành, lá, kéo.	B. Hoa, bình, dao, kéo.
C. Các loại hoa, lá, cành.	D. Hoa, bình.
Câu 16: Mành có công dụng :
A. Che khuất, che bớt nắng.
B. Làm cho căn phòng có vẻ chật đi.
C. Làm cho căn phòng có vẻ rộng ra.
D. Che khuất, che bớt nắng, làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
II. TỰ LUẬN: 
1. Hãy kể tên một số loại hoa và cây cảnh mà em biết. Có thể trang trí hoa, cây cảnh ở những vị trí nào?
Tên một số loại hoa, cây cảnh: Cây hoa lan, cây phát tài, cây đinh lăng, hoa hồng, hoa đào, ....
Trang trí cây cảnh ở ngoài nhà và ở trong phòng, ...
Trang trí hoa ở bàn ăn, tủ, kệ sách, bàn làm việc, treo tường, ...
2. Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh, ... mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào?
Lựa chọn trang phục lao động:
- Chọn vải sợi bông, vải sợi nhân tạo, vải sợi pha, vì có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát, thấm mồ hôi
- Chọn trang phục màu sẫm vì dễ bị lấm bẩn 
- Kiểu may đơn giản, rộng để dễ mặc, dễ hoạt động
- Mang dép thấp, giày bata vì đi lại thoải mái, dễ dàng
3. Em hãy trình bày quy trình giặt - phơi?
- Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo, túi quần ra.
- Tách riêng quần áo sáng màu và quần áo màu. 
- Ngâm quần áo 10 -15 phút trong nước lã trước khi vò xà phòng. 
- Vò kĩ bằng xà phòng những chỗ bẩn (cổ áo, cổ tay, gấu áo quần) rồi ngâm 15-30 phút. 
- Giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch. 
- Vắt kĩ và phơi.
4. Trang phục là gì? Cách phân chia loại trang phục? 
- Trang phục: Bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn quàngtrong đó áo quần là vật dụng quan trọng nhất. 
 - Có 4 loại trang phục: 
 + Theo thời tiết: Trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng.
 + Theo công dụng: Trang phục lễ hội, đồng phục, trang phục thể thao
 + Theo lứa tuổi: Trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi. 
 + Theo giới tính: Trang phục nam, trang phục nữ.
5. Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào? Sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của con người?
* Bảo quản trang phục gồm những công việc chính: 
+ Giặt phơi 
+ Là ủi 
+ Cất giữ 
* Sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người vì: 
+ Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình. 
+ Biết mặc thay đổi, phối hợp áo, quần hợp lý về màu sắc, hoa văn sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có. 
+ Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. 
6. Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? 
+ Nhà ở là nơi trú ngụ của con người. 
+ Nhà ở bảo vệ con người tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên và xã hội. 
+ Là nơi thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong gia đình. 
7. Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? 
* Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống luôn luôn sạch sẽ, điều đó khẳng định có sự chăm sóc và gìn giữ bởi bàn tay của con người. 
* Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì:
+ Vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ bảo đảm sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. 
+ Tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng. 
+ Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà. 
Người lập: Vũ Thị Quỳnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Cong_nghe_6.doc