Đề cương ôn tập học kì I Sinh học 10

Nhân tế bào:

- Cấu tạo:

+ Màng nhân gồm 2 lớp ( màng kép ), trên màng có nhiều lỗ nhân

+ Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc ( là ADN kết hợp với protein ) và nhân con.

- Chức năng:

+ Chứa vật chất di truyền nên quy định mọi tính trạng của sinh vật.

 + Điều khiển hoạt động sống của tế bào.

*Màng sinh chất:

- Cấu tạo:

+ Gồm hai thành phần chính: 2 lớp photpholipit và protein.

+ Ở động vật và người, màng sinh chất có thêm colestêrôn làm tăng tính ổn định của màng.

- Chức năng:

+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.

+ Có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào

+ Có các “dấu chuẩn” là glicôprotein đặc trưng cho từng loại tế bào giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Ngọc Anh Thư 10A7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SINH HỌC 10
Bài 8, 9, 10 : Tế bào nhân thực
Trình bày được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, màng sinh chất, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ti thể, lục lạp.
*Nhân tế bào:
Cấu tạo: 
+ Màng nhân gồm 2 lớp ( màng kép ), trên màng có nhiều lỗ nhân
+ Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc ( là ADN kết hợp với protein ) và nhân con.
Chức năng:
+ Chứa vật chất di truyền nên quy định mọi tính trạng của sinh vật.
 + Điều khiển hoạt động sống của tế bào.
*Màng sinh chất:
- Cấu tạo:
+ Gồm hai thành phần chính: 2 lớp photpholipit và protein.
+ Ở động vật và người, màng sinh chất có thêm colestêrôn làm tăng tính ổn định của màng.
- Chức năng:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
+ Có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào
+ Có các “dấu chuẩn” là glicôprotein đặc trưng cho từng loại tế bào giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ.
*Bộ máy Gôngi:
- Cấu tạo:
+ Là một chồng các túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.
Chức năng:
+ Lắp ráp, đóng gói, phân phối sản phẩm.
*Lưới nội chất:
- Cấu tạo:
+ Là hệ thống nội màng bao gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau
Phân loại:
+ Lưới nội chất hạt: đính các hạt riboxom -> có chức năng tổng hợp protein
+ Lưới nội chất trơn: không đính các hạt riboxom mà đính các enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc.
*Ti thể:
- Cấu tạo:
+ Gồm hai lớp màng: màng ngoài trơn, màng trong gấp khúc tạo thành các mào
+ Chất nền chứa ADN và riboxom
Chức năng:
+ Là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào, cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
*Lục lạp:
- Cấu tạo:
+ Gồm hai lớp màng trơn
+ Bên trong màng có:
Hệ thống túi dẹt là các tilacôit, nhiều tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành grana. Trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp
Chất nền chứa ADN và riboxom
- Chức năng:
+ Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Giải thích được cấu trúc “khảm động” của màng sinh chất.
*Khảm: do phân tử protein phân bố xuyên màng và bám màng
 *Động: do các phân tử photpholipit và protein có khả năng chuyển động
Màng trong của ti thế gấp khúc có ý nghĩa gì ?
 Trong quá trình hô hấp tế bào, màng trong là nơi diễn ra chuỗi chuyền e, màng trong có diện tích tiếp xúc lớn -> có nhiều chuỗi truyền e -> quá trình hô hấp diễn ra nhanh, tạo nhiều năng lượng.
Phân biệt cấu trúc, chức năng của ty thể và lục lạp.
*Khác nhau:
Lục lạp
Ti thể
Cấu tạo
Có 2 lớp màng trơn
Có 2 lớp màng :
+ Màng ngoài trơn 
+ Màng trong gấp khúc
Có tilacôit
Không có tilacôit
Chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp.
Chứa nhiều enzim hô hấp
Chức năng
Diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
Diễn ra quá trình hô hấp, cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
Phân biệt cấu trúc và chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Lưới nội chất trơn
Lưới nội chất hạt
Cấu tạo
Không đính các hạt riboxom mà đính các enzim
Đính các hạt riboxom
Chức năng
Tổng hợp protein
Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Tại sao khi ghép các mô, các cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người lại có thể nhận biết các mô, các cơ quan “lạ” đó và đào thải chúng.?
 Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào, nhờ vậy các tế bào của một cơ thể có thể nhận ra nhau và nhận ra các tế bào lạ ( tế bào của cơ thể khác )
Vì vậy khi ghép nối các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.
BÀI 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Trình bày được khái niệm về vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và nhập bào, xuất bào.
*Vận chuyển chủ động: là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng động chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và tiêu tốn năng lượng.
*Vận chuyển thụ động: là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp và không tiêu tốn năng lượng.
*Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
*Xuất bào: các chất thải dưới dạng túi tiết kết hợp với màng sinh chất được đẩy ra ngoài tế bào.
Nêu được nguyên nhân xảy ra vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động.
*Vận chuyển chủ động: do nhu cầu của tế bào
*Vận chuyển thụ động: do có sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa bên trong và bên ngoài màng.
Phân biệt vận chuyển thu động và vận chuyển chủ động ( chiều vận chuyển, nguyên nhân, nhu cầu năng lượng, con đường vận chuyển )
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Nhu cầu năng lượng
Không tiêu tốn năng lượng
Cần tiêu tốn năng lượng
Nguyên nhân
Do sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa bên trong và bên ngoài tế bào
Do nhu cầu của tế bào
Chiều vận chuyển
Từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp
Từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao
Đường vận chuyển
+ Qua lớp photpholipit
+ Qua kênh protein xuyên màng
Qua kênh protein xuyên màng
Giải thích một số hiện tượng liên quan tới sự thẩm thấu của nước ( VD: Vì sau muốn rau tươi lâu người ta thường vảy nước vào rau? Vì sao muối dưa thì miếng dưa bị teo lại )
  Khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên => rau tươi, không bị héo .
 Khi ngâm miếng dưa vào dung dịch muối loãng, môi trường bên ngoài tế bào trở thành môi trường ưu trương do có nồng độ muối ăn bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào -> muối đi vào bên trong tế bào , đồng thời nước đi từ miếng dưa ra ngoài
 => Dưa vừa teo vừa mặn
BÀI 12: Thực hành
Giải thích thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
 + Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài tế bào là môi trường ưu trương do có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào => nước đi từ bên trong tế bào ra ngoài, tế bào mất nước, màng tế bào co lại => co nguyên sinh.
+ Khi cho nước vào tiêu bản, môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương do có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào thấp hơn bên trong tế bào => nước đi từ ngoài tế bào vào trong tế bào, ,màng tế bào giãn ra => phản co nguyên sinh.
BÀI 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Trình bày cấu trúc và vai trò của ATP trong tế bào.
*Cấu trúc: ATP là hợp chất cao nằng gồm 3 thành phần
+ 1 dường ribozo
+ 1 bazo nito loại A
+ 3 nhóm photphat
- Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng trong phân tử ATP dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng ATP ↔ AOP + Pi + 7,3Kcal
*Vai trò: ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
+ Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
+ Vận chuyển các chất qua màng
+ Sinh công cơ học
Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.
- ATP được sử dụng hằng ngày cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. 
ATP dễ sử dụng, cung cấp 1 năng lượng vừa đủ cho hoạt động sống của tế bào.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Sinh_Hoc_10_HKI.doc