Giáo án môn Sinh học - Quang hợp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.

- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.

2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực

 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp

 - Đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng

4. Năng lực: Phát triển các năng lực: đưa ra các tiên đoán, tự học, giao tiếp, nghiên cứu, giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ. Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt. tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK.

- HS: Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá.

 

docx 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học - Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 23
QUANG HỢP
NS:
NG:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.
2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp
 - Đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng
4. Năng lực: Phát triển các năng lực: đưa ra các tiên đoán, tự học, giao tiếp, nghiên cứu, giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ. Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK.
- HS: Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Mục tiêu: HS xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng thông qua TN. Phát triển các năng lực: đưa ra các tiên đoán, tự học, giao tiếp, nghiên cứu
- Trước khi tìm hiểu thí nghiệm GV cho HS tìm hiểu điều cần biết
(Môn Hóa học ) Khi cho dung dịch Iôt vào tinh bột chuyển đổi thành màu xanh tím
- HS theo dõi thí nghiệm
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69.
- GV cho HS thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả của nhóm (như SGV).
- GV nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV để khẳng định kết luận của thí nghiệm.
- HS rút ra kết luận.
(Môn Công nghệ) Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
- GV mở rộng: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
Mục tiêu: HS xác định chất khí mà lá cây thải ra khi chế tạo tinh bột thông qua TN. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương. Phát triển các năng lực: đưa ra các tiên đoán, tự học, giao tiếp, nghiên cứu
- HS quan sát thí nghiệm
- GV cho HS thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK trang 69.
- GV gợi ý: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm.
- HS : + Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột.
 + Chất khí ở cốc B là khí oxi.
(Môn Hóa học )Khí ôxi: có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật, cách thử để nhận biết khí ôxi
- GV nhận xét và đưa đáp án đúng, cho HS rút ra kết luận.
(Môn Công nghệ) Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
- Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở?
- GV cho HS nhắc lại 2 kết luận nhỏ của 2 hoạt động.
- Lá nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
 4. Củng cố
- GV cho HS trả lời 2 câu hỏi SGK trang 70, đánh giá điểm 1-2 HS.
- GV gọi HS nhắc lại 2 thí nghiệm và rút ra kết luận, cho điểm 1-2 HS trả lời đúng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxquang hợp.docx