A/ Lý thuyết:
1. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng:
- Nắm được khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn, sự đấu tranh và mặt đối lập giữa các mặt đối lập.
- Chứng minh được mâu thuẫn là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
2. Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng:
- Nắm được khái niệm chất và lượng trong triết học.
- Trình bày được quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
3. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng:
- Nắm được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình và phủ định biện chứng.
- Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng.
4. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Nắm được khái niệm nhận thức, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính.
* Chú ý:
+ Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân.
+ Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn và bài tập tình huống.
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Năm học 2015 – 2016 A/ Lý thuyết: 1. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng: - Nắm được khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn, sự đấu tranh và mặt đối lập giữa các mặt đối lập. - Chứng minh được mâu thuẫn là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. 2. Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng: - Nắm được khái niệm chất và lượng trong triết học. - Trình bày được quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. 3. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng: - Nắm được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình và phủ định biện chứng. - Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng. 4. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: - Nắm được khái niệm nhận thức, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. - So sánh sự giống và khác nhau giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. * Chú ý: + Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân. + Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn và bài tập tình huống. B/ Một số tình huống vận dụng: *Tình huống 1: Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau: Tuấn và Trọng tranh cãi về mối quan hệ giữa vận động và phát triển - Tuấn: Không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả. - Trọng: Theo tớ, cậu đã hiểu sai, bởi có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển. Ví như cây cối chúng đứng yên một chỗ nhưng vẫn sinh trưởng, ra hoa, kết trái đấy thôi! Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của Tuấn hay Trọng? Vì sao? *Tình huống 2: Để củng cố bài giảng “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng”, thầy giáo yêu câu mỗi bạn lấy một ví dụ về phủ định biện chứng. - Minh: Ví dụ khi em nói “Ngôi nhà này đẹp”, rồi lại nói “Ngôi nhà này không đẹp” để phủ định lại câu nói trước của em, đó là phủ định biện chứng. - Hà: Bộ áo quần ngày ngay chúng ta mặc là cái mới so với bộ áo quàn tứ thân mà cha ông ta đã mặc trước đây, đó là phủ định biện chứng. - Lan: Gieo hạt thóc xuống đất, hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông, từ hạt thóc ban đầu đã có nhiều hạt thóc mới nảy sinh, đó là phủ định biện chứng. Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? C/ Một số câu hỏi tham khảo: (Phần này không soạn) Câu 1: Mâu thuẫn là gì? Cho ví dụ. Giải thích sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn góc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 2: Thế nào là phát triển? Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất? Câu 3: Em hiểu thế nào chất - lượng của sự vật, hiện tượng. Để phân biệt giữa sự vật này với sự vật khác người ta dựa vào mặt nào(chất hay lượng)? Vì sao? Câu 4: Hãy trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? Vận dụng quy luật lượng chất vào học tập và rèn luyện như thế nào? Câu 5: Em hãy cho biết thế nào là phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng. Lấy ví dụ. Câu 6: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Em đã vận dụng quy luật phủ định trong cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ trong học tập. Câu 7: Thế nào là nhận thức? Nêu các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn đó. ----- Hết ----- (Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao)
Tài liệu đính kèm: