Đề cương ôn tập sinh học lớp 6 (kì I)

Câu 1: Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào?

Đáp án:

 1.Kích thước tế bào:

 Tế bào có kích thước khác nhau tùy theo loại tế bào. Nhưng nói chung, tế bào thực vật có kích thươc rất nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt.

 2.Hình dạng tế bào:

 Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình trò, hình bầu dục, hình nhiều cạnh, hình đĩa v.v.

Câu 2: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

Đáp án:

-Ngoài cung là vách tế bào

-Màng sinh chất

-Tế bào chất

-Nhân

-Các bào quan: không bào, lục lạp.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1799Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập sinh học lớp 6 (kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 6 (Kì I)
Câu 1: Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào?
Đáp án:
	1.Kích thước tế bào:
	Tế bào có kích thước khác nhau tùy theo loại tế bào. Nhưng nói chung, tế bào thực vật có kích thươc rất nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt.
	2.Hình dạng tế bào:
	Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình trò, hình bầu dục, hình nhiều cạnh, hình đĩa v.v.
Câu 2: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Đáp án:
-Ngoài cung là vách tế bào
-Màng sinh chất
-Tế bào chất
-Nhân
-Các bào quan: không bào, lục lạp.
Câu 3: Trình bày diễn biến của quá trình phân bào?
	-Đầu tiên nhân phân thành 2 nhân tách rời nhau
	-Sau đó tế bào chất cũng phân chia và xuất hiện vách ngăn, ngăn tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào?
Đáp án:
	Sự lớn lên và phân chia tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển .
-Tế bào lớn lên về kích thước và khối lượng sẽ góp phần giúp cho các cơ quan của thực vật(rễ, thân, lá..) lớn lên.
-Sự phân bào:
	+Từ 1 tế bào 2 tế bào 4 tế bào 8 tế bào....
	+Như vậy tế bào phân chia làm cho số lượng tế bào tăng lên nhanh chóng. Từ đó làm cho các cơ quan, bộ phận của cơ thể thực vật lớn lên và tạo ra các cơ quan hay bộ phân mới. Nói cách khác, sự phân bào giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 5: Tính số tế bào con tạo thành sau khi 1 tế bào mẹ trải qua 4 lần nguyên phân(sự phân bào) liên tiếp?
Đáp án:
	Một tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần thì số tế bào con hình thành là:
 2k =24=2.2.2.2=16 (tb con)
Câu 6: Có một số hợp tử nguyên phân bình thường: ¼ số hợp tử qua 3 đợt nguyên phân(sự phân bào). 1/3 số hợp tử qua 4 đợt nguyên phân, số hợp tử còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào con tạo thành là 248.
	a/Tìm số hợp tử nói trên;
	b/Tính số tế bào con sinh ra từ mỗi nhóm hợp tử nói trên.
Giải:
	a/Số hợp tử:
	-Gọi a: tổng số hợp tử
	: số hợp tử nhóm 1 số tế bào con tạo ra: .23
	: số hợp tử nhóm 2 số tế bào con tạo ra: .24
	: số hợp tử nhóm 3 số tế bào con tạo ra: .25
	-Tổng số tế bào con tạo ra:
	.23 + .24 + .25 = 248
	248a = 2976 a = =12
	Vây: a=12
	b/Số tế bào con từ mỗi nhóm:
	Nhóm 1: .23 = .23 = 24
	Nhóm 2: .24 = .24 = 64
Nhóm 3:.25 = = 160
Câu 7: Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền ?
Đáp án:
	Rễ gồm có 4 miền là miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng và miền chóp rễ.
	Chức năng của mỗi miền của rễ như sau:
	-Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền
	-Miền hút: có các lông hút, chức năng hấp thụ nước và muối khoáng từ môi trường vào cây.
	-Miền sinh trưởng: giúp cho rễ dài ra
	-Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 8: Cấu tạo miền hút của rễ gồm mấy phần? Nêu chức năng của từng phần?
Đáp án:
	Miền hút gồm 2 phần chính:
	-Vỏ: gồm
+ có biểu biểu bì có nhiệm vụ bảo vệ. Một số tế bào kéo dài ra thành lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
+Thịt vỏ: có chức năng chyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
	-Trụ giữa: gồm:
	+Bó mạch có mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
Câu 9: Trình bày cấu tạo tế bào lông hút phù hợp với chức năng của nó.
	Đáp án:
	Đặc điểm cấu tạo lông hút: là tế bào biểu bì kéo dài ra. Đây là đặc điểm phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan của rễ. Vì: tế bào lông hút có dạng sợi giúp cho nó len lỏi vào trong các mao quản trong lòng đất để lấy nước và muối khoáng hòa tan.
Câu 10: Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ.
Đáp án:
	-Rễ củ: rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. Ví dụ: củ cà rốt, củ khoai lang.
	-Rễ móc: rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám, giúp cây leo lên. Ví dụ: Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh...
	-Rễ thở: sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đât, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. Ví dụ: bụt mọc, mắm, bần...
	-Giác mút: rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. Ví dụ: tơ hồng, tầm gửi....
Câu 11: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng theo 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm.
 Đáp án:
	10 loại cây: đậu xanh, hành, cà chua, ngô, nhãn, lúa, bưởi, cải, hồng xiêm, tỏi tây, cây dừa
-Cây có rễ cọc: đậu xanh, cà chua, nhãn, bưởi, cải, hồng xiêm.
-Cây có rễ chùm: hành, ngô, lúa, tỏi tây, dừa
Câu 12: Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Đáp án:
Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa vì:
 Chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
Câu 13: Tại sao những cây sống trong nước rễ thường không có lông hút?
Đáp án:
 Đối với những cây mà rễ ngập trong nước thì không có lông hút vì lượng nước ngoài môi trường nhiều, không cần có lông hút để tăng hiệu quả hấp thu nước. Nước và muối khoáng hòa tan trong nước sẽ ngấm trực tiếp qua lớp tế bào biểu bì của rễ để vào bên trong cây.
Câu 14: Trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra là do phần ngọn.
	Đáp án:
+Chuẩn bị: 2 chậu cây, một số hạt đậu
+Tiến hành: (thí nghiệm SGK bài 14, tr46)
+Kết quả: Cây ngắt ngọn không dài thêm ra, cây không ngắt ngọn thì dài thêm ra vài cm.
+Nhận xét: Cây dài ra do phần ngọn
+Kết luận: Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Câu 15: Trình bày thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây.
Đáp án:
-Chuẩn bị: 
 +Bình thủy tinh chứa nước pha màu (thuốc đỏ hoặc mực tím)
 +Dao con, kinh lúp
 +Một cành hoa trắng (hoa huệ, hoa ngọc anh...)
-Tiến hành: cắm cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng
-Hiện tượng (kết quả): Sau một thời gian, cánh hoa có màu sắc của nước trong bình. Các gân lá cũng bị nhuộm màu .
-Nhận xét: Các chất hòa tan được vận chuyển lên hoa, lá.
-Kết luận: Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
Câu 16: Cho biết những điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá.
Đáp án:
-Giống: Đều có mầm lá bao bọc bên ngoài, úp lên nhau; bên trong là khối mô mềm
-Khác: Bên trong chồi lá là mô phân sinh ngọn, bên trong chồi hoa là mầm hoa.
Câu 17: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
	Đáp án
a/Giống nhau:
 -Có cấu tạo bằng tế bào
 -Gồm các bộ phận :vỏ(biểu bì và thịt vỏ),trụ giữa(bó mạch và ruột)
 b/Khác nhau:
 Miền hút của rễ
Thân non
-Biểu bì có lông hút
-Thịt vỏ không có chất diệp lục
-Bó mạch: m.gỗ và m.rây xếp xen kẻ.
-Biểu bì không có lông
-Một số tế bào có chứa chất diệp lục
-Bó mạch:gồm 1 vòng bó mạch gỗ ở trong,,m.rây ở ngoài
Câu 18: Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hằng năm của cây thân gỗ ?
Đáp án:
 Các vòng gỗ do tầng sinh trụ của cây sinh ra. Các vòng gỗ tạo ra không đều nhau do lượng thức ăn chứa trong cây ở mỗi mùa không giống nhau.
	-Về mùa mưa: cây dồi dào thức ăn, tầng sinh trụ tạo ra nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng xếp thành vòng dày, màu sáng.
	-Về mùa khô: cây ít thức ăn, các tế bào gỗ sinh ra ít và nhỏ hơn, xếp thành một vòng mỏng, màu sẫm. Đó là những vòng gỗ hằng năm.
Câu 19: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ.
Đáp án: 
	Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
	1.Bấm ngọn: Trong trồng cây, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loại cây trồng trước khi ra hoa. Thí dụ:
	-Bấm ngọn bí đỏ, mồng tơi, các loại cây rau: cây sẽ cho nhiều chồi non, từ đó có nhiều rau ăn.
	-Bấm ngọn đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho quả sai hơn.
	Tuy nhiên cũng có nhiều loài cây như lúa, bắp, cây lấy gỗ, sợi thì người ta không bấm ngọn.
	2.Tỉa cành:
	-Đối với những cành sâu, xấu thì tỉa bỏ để thức ăn dồn vào làm phát triển các cành còn lại tốt hơn.
	-Một số cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt.
Câu 20: Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt ? Tại sao ?
 	ĐÁp án:
	Trong làm nhà hoặc xây trụ cầu, tà vẹt, người ta thường chọn phần ròng của thân cây. Vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc; có khả năng nân đỡ và chịu lực tốt.
Câu 21: Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Vì sao?
Đáp án:
	Ruột là phần nằm ở giữa cây. Phần này gồm các tế bào gỗ đã già, chết không làm nhiệm vụ vận chuyển chất cho cây. Vì vậy những cây gỗ rỗng ruột vẫn sống được nhờ phần dác vẫn tiếp tục vận chuyển nước, muối khoáng và phần vỏ vận chuyển chất hữu cơ nuôi cây.
Câu 22: Vì sao củ khoai lang là rễ,củ khoai tây là thân? 
Trả lời
-Củ khoai lang do những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất,lúc đầu nhỏ sau to dần do tích luỹ tinh bột mà thành.
-Củ khoai tây có những cành ở gần gốc khi bị vùi xuống đất , cành sẽ phát triển thành củ.Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt dấtchúng sẽ có màu xanh dốc chất diệp lục như cành và thân cây.
Câu 23: Hãy nêu những đặc điểm bên ngoài của phiến lá phù hợp với chức năng quang hợp và chế tạo chất hữu cơ cho cây.
 Đáp án: *Đặc điểm bên ngoài của phiến lá phù hợp với chức năng quang hợp chế tạo chất hữu cơ cho cây:
 -Có màu lục 
 -Dạng bản dẹt 
 -Là phần rộng nhất của lá 
Câu 24: Trình bày khái niệm quang hợp của cây xanh?
 Đáp án: 
Quang hợp là quá trình nhờ lá cây có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
Câu 25: Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận cấu tạo bên trong của lá ?
	Đáp án:
Bộ phận
Đặc điểm cấu tạo
Phù hợp với chức năng
Biểu bì
-Lớp tế bào trong suốt
-Vách ngoài của biểu bì dày
-Cho ánh sáng đi xuyên qua
-Bảo vệ các bộ phận bên trong lá
Thịt lá
-Lỗ khí nhiều ở mặt dưới
-Chứa nhiều lục lạp
-Lá thoạt hơi nước và trao đổi khí với môi trường
-Thu nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
Gân lá
-Nằm xen vào phần thịt lá
-Vận chuyển nước và muối khoáng đến lá (mạch gỗ) và chuyển chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác (mạch rây)
Câu 26: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá?
 Đáp án: Để phù hợp với chức năng trong các hoàn cảnh sống khác nhau, lá của một số loài cây đã biến đổi hình thái thích hợp. Như xương rồng, lá biến thành gai để giảm sự thoát hới nước, lá đậu Hà Lan thành tua cuốn để giúp cây leo lên cao.....
Câu 27: Hãy cho ví dụ về cây có lá biến dạng: lá biến thành gai, lá vảy, tua cuốn, tay móc,lá dự trữ, lá bắt mồi.
	Đáp án:
 	-Lá biến thành gai: Gai của cây xương rồng;	
-Lá vảy: những vảy nhỏ nằm trên củ dong ta
-Tua cuốn: Lá chét của cây đậu Hà lan biến thành tua cuốn
-Tay móc: Lá ngọn cây mây biến thành tay móc.
-Lá dự trữ:củ hành (phần bẹ lá phình to dự trữ chất hữu cơ)
-Lá bắt mồi: lá của cây bèo đất, cây nắp ấm.
Câu 28: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong ?
	Đáp án:
	Cá khi hô hấp sẽ hút khí oxi trong bể kính. Sau một thời gian, lượng oxi trong bể sẽ giảm xuống và lượng khí cacbonic tăng lên. Vì vậy, việc cho vào bể kính các loại rong để rong quang hợp tạo thêm khí oxi và hút bớt khí cacbonic trong nước của bể kính giúp cá có thể phát triển bình thường.
Câu 29: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?
	Đáp án:
	Hoạt động hô hấp của hoa và cây xanh (vào ban đêm) làm cho môi trường xung quanh hoa và cây giảm lượng khí oxi và tăng lượng khí cacbonic. Do vậy, nếu để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa làm cho người thiếu oxi để hô hấp và có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây chết cơ thể.
Câu 30: Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ?
	Đáp án:
	* Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau:
	-Hô hấp hấp thu khí oxi và thải khí cacbonic. Còn quang hợp hấp thu khí cacbonic và thải khí oxi.
	-Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ.
	* Hô hấp và quang hợp quan hệ chặt chẽ với nhau:
	-Hai hiện tượng đều dựa vào nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia. Thí dụ: chất hữu cơ do quang hợp tạo ra là nguyên liệu của hô hấp; ngược laị khí cacbonic tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
	-Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và nếu thiếu một trong hai hiện tượng thì sự sống dừng lại.
Câu 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Cho một vài ví dụ.
	Đáp án:
-Khái niệm: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
-HS lấy ít nhất 2 ví dụ:
+Sự tạo thành cây mới từ củ khoai lang 
+Sự tạo thành cây mới từ lá cây sống đời
Câu 32: Chiết cành khác với giâm cành ở những điểm nào ?
	Đáp án: Sự khác nhau giữa giâm cành và chiết cành
Giâm cành
Chiết cành
-Cành được cắt rời khỏi cây mẹ ngay từ đầu.
-Cành giâm mọc rễ mới ở nơi khác, không phải trên cây mẹ.
-Dễ làm, ít tốn công
-Tạo cây mới nhanh và nhiều hơn
-Lúc đầu, chỉ bóc bỏ phần vỏ chứ không cắt cành rời khỏi cây mẹ.
-Cành chiết mọc rễ mới ngay trên cây mẹ.
-Khó làm, tốn công nhiều
-Tạo cây mới chậm và ít hơn
Câu 33:Tại sao khi diệt cỏ ấu (cỏ gấu) người ta phải nhặt bỏ hết phần thân ngầm của nó ở dưới đất ?
	Đáp án:
	Khi diệt cỏ ấu người ta phải nhặt bỏ hết phần thân ngầm của nó nằm trong đất là vì:
	Phần thân ngầm của cỏ ấu (cỏ gấu) thuộc thân rễ có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ. Nếu còn sót lại một mẫu thân rễ nào ở dưới đất thì khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ mọc chồi, ra rễ và thành cây mới.
Câu 34: Vì sao trong chiết cành, người ta thường chọn những cây đã ra hoa, quả nhiều lần ?
	Đáp án:
	Cây đã ra hoa, quả nhiều lần là cây đã có các bộ phận trong đó có cành phát triển hoàn chỉnh. Các bó mạch là mạch gỗ đã có khả năng vận chuyển nước, muối khoáng và mạch rây vận chuyển chất hữu cơ tốt. Do đó khi bóc vỏ, bó cành sẽ nhanh ra rễ; khi cắt để trồng, cành dễ sống và nhanh cho quả.
Câu 35: Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính ? Cho ví dụ về mỗi loại hoa ?
	Đáp án:
-Hoa đơn tính: là hoa chỉ chứa nhị hoặc nhụy. VD: hoa mướp, hoa dưa chuột, hoa ngô....
-Hoa lưỡng tính: là hoa có chứa cả nhị và nhụy. VD: hoa bưởi, hoa dâm bụt,....
Câu 36: Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?
Đáp án:
Điểm khác nhau giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
-Là các hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc.
-Ít gặp trong thiên nhiên hơn hoa giao phấn
-Là các hoa đơn tính và cả hoa lưỡng tính mà nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
-Rất thường gặp trong thiên nhiên hơn hoa tự thụ phấn.
Câu 37: Phân biệt hai hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?
 Đáp án:
	a.Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:
	-Sự thụ phấn: hạt phấn chỉ rơi trên đầu nhụy.
	-Sự thụ tinh: hạt phấn có sự nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo hợp tử.
	b.Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh:
	Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và nẩy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
Câu 38: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ?
	Đáp án:
	Việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người.
	-Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn.
	-Giúp ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên sẽ tạo được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật.
Câu 39: Những cây có hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ ?
	Đáp án:
	Các hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương thường có màu trắng và hương thơm đặc biệt.
	-Màu trắng: có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối.
	-Hương thơm đặc biệt: có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng có thể chưa nhận ra hoa.
Câu 40: Quả mít thuộc loại quả 1 hạt hay quả nhiều hạt ? Giải thích ?
	Đáp án:
	Bổ mít ra, ta thấy có nhiều múi đính trên một cuống chung. Mỗi múi chứa một hạt. Múi mít chính là quả. Vậy mít thuộc loại quả một hạt. Phần mà lâu nay người ta vẫn gọi là quả thật ra do một bộ phận khác của cây biến đổi tạo thành mang các quả bên trong.
Câu 41: Nêu đặc điểm thích nghi của 3 cách phát tán của quả và hạt: nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán.
 	Đáp án:
Có 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt:
 -Phát tán nhờ gió: quả hoặc hạt có cánh,hoặc có túm lông nhẹ 
 -Phát tán nhờ động vật:quả-hạt có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cúng, có nhiều gai, móc bám
 -Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài
Câu 42: Có những điều kiện bên trong và bên ngoài nào cần cho sự nẩy mầm của hạt?
	Đáp án:
	-Điều kiện bên trong hạt: chất lượng hạt giống phải tốt, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh, nấm mốc.
	-Điều kiện bên ngoài hạt: phải đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
Câu 43: So sánh quả mọng và quả hạch ?
	Đáp án:
	*Giống nhau:
	Quả mọng và quả hạch đều thuộc loại quả thịt
	*Khác nhau:
	-Quả mọng: bên trong chứa toàn thịt quả
	-Quả hạch: bên trong có hạch cứng bọc lấy quả
Câu 44: Hạt hai lá mầm khác với hạt một lá màm ở điểm nào ?
	Đáp án:
Hạt hai lá mầm
Hạt một lá mầm
-Phôi của hạt có hai lá mầm
-Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong hai lá mầm
-Phôi của hạt có một lá mầm
-Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong phôi nhũ
Câu 45: Nêu và giải thích những đặc điểm thích nghi của lối phát tán nhờ động vật của quả và hạt.
	Đáp án:
	Phát tán của quả và hạt với cách phát tán nhờ động vật có những đặc điểm thích nghi sau:
	-Quả có nhiều gai hoặc móc bám : có tác dụng bám vào lông, da của động vật đi qua. Nhờ đó mà được động vật mang đi xa
	-Quả hoặc hạt có hương thơm, vị ngọt để thu hút động vật đến ăn. Hạt có vỏ cứng bao bọc để không bị tiêu hóa trong hệ tiêu hóa của động vật.
Câu 46: Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô ?
	Đáp án:
	Đậu xanh, đậu đen có quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự tách ra làm rơi hạt xuống đất, không thu hoạch được. Vì vậy phải thu hoạch trước khi quả chín khô.
Câu 47:Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?
	Đáp án:
	-Có thể bảo quản các loại quả thịt bằng cách rửa sạch để ráo và cho vào túi ni lông để ở nhiệt độ lạnh
	-Có thể chế biến các loại quả thịt bằng cach như: phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước ....
Câu 48: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?
 	Đáp án:
	-Hạt to, chắc, không bị sứt sẹo: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng, các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nẩy mầm thành cây con phát triển bình thường.
	-Hạt không bị sâu bệnh sẽ tránh được các yếu tố gây hại cho cây con.
Câu 49: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nẩy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?
	Đáp án:
	Sử dụng các cốc có độ ẩm, nhiệt độ và độ thoáng của môi trường giống nhau. Mỗi chiếc cốc cho vào một loại hạt trong các loại hạt sau:
	+Hạt nguyên vẹn, chắc mẩy
	+Hạt sứt sẹo
	+Hạt bị mối mọt
	+Hạt bị nấm mốc
	Sau vài ngày, các hạt nguyên vẹn chắc mẩy nẩy mầm tốt hơn các loại hạt còn lại, sẽ chứng minh sự nẩy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_SINH_6_KY_I_ly_thuyet.doc