Đề cương ôn thi học kì II môn: Ngữ văn – Khối 11 năm học 2014 - 2015

 A. PHẦN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:

I. Phân môn Tiếng Việt:

1. Bài “ Nghĩa của câu”

 a.Về kiến thức:

 - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.

 - Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.

 - Quan hệ giữa hai thành phần trong câu.

b. Về kỹ năng :

 - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.

 - Biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.

 - Phát hiện và sửa lỗi về nội dung, ý nghĩa của câu.

2. Bài “ Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”

 a. Kiến thức:

 - Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ.

 - Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2191Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn: Ngữ văn – Khối 11 năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A- Dốp. Sau khi tốt nhiệp khoa y trường Đại học tổng hợp Mat- Xcơ- va, ông vừa làm bác sĩ nông thôn vừa làm báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công tác xã hội, giáo dục, văn hóa
 - Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Puskin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
 - Tác phẩm của Sê –khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Ông được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
 - Tác phẩm chính: 
 + Truyện: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6..
 + Kịch: Hải Âu, Cậu Va- nhi- a.
* Đoạn trích “ Người trong bao”: 
 - Nội dung: Phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược , bảo thủ, ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “ Không thể sống mãi như thế được”.
 - Nghệ thuật: Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, vừa châm biếm, mỉa mai...
 2. Văn học Việt Nam: Nắm vững về tác giả, về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm sau:
Bài “Vội vàng” ( Xuân Diệu)
a Tác giả: ( 1916 – 1985)
- Xuân Diệu là một trái tim lớn, một con người luôn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
- Là một tấm gương lao động suốt đời không mệt mỏi cho sáng tạo nghệ thuật: Một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật 1996.
- Trước CMT8: Xuân Diệu là nhà thơ mới tiêu biểu “ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
+ Nội dung: Cái tôi trữ tình yêu đời tha thiết, mãnh liệt, khát khao giao cảm với đời.
+ Nghệ thuật: Lấy con người làm chuẩn mực, có những cách tân mới lạ do chịu ảnh hưởng của thơ Pháp nhưng vẫn “rất VN”.
- Sau CMT8: Thơ Xuân Diệu bám sát với đời sống hiện thực.
b. Bài thơ: Vội vàng
 + Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
 + Nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử )
a Tác giả: ( 1912 – 1940)
- Tên thật là Nguyễn Trọng Trí: quê Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới.
- Xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, theo đạo thiên Chúa.
- Bản thân: lúc nhỏ sống với mẹ ở Quy Nhơn, Có 2 năm học trung học tại Huế. Làm viên chức ở sở đạc điền Bình Định, sau đó vào Sài Gòn làm báo, viết văn. Đến năm 1936 mắc bệnh phong về Quy Nhơn và mất tại trại phong Quy Hoà.
-> Là Người có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông. Thơ Hàn Mặc Tử vừa hồn nhiên trong trẻo, chứa chan tình yêu đời, yêu cuộc sống; vừa quằn quại, đau đớn.
b. Bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ”
+ Nội dung: “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
+ Nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng tạo có sự hòa nguyện giữa thực và ảo, thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ, so sánh, nhân hóa
Bài “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh )
a Tác giả: Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, là nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp chính của Người là phấn đấu cho sự độc lập, tự do và cơm áo, hoà bình của nhân dân ta.
b. Bài thơ: Chiều tối
+ Nội dung:
- Thông qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống lao động của con người, ta cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: vượt lên trên tất cả là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống.
- Sự kết hợp hài hoà giữa chất tình và chất thép, thi sĩ và chiến sĩ.
+ Nghệ thuật: tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Cổ điển: đề tài, thể thơ, hình ảnh thơ, tính hàm súc, ước lệ tượng trưng
- Hiện đại: sự vận động của từ thơ, hình ảnh thơ từ bóng tối ra ánh sáng; con người là hình ảnh trung tâm; cảm nhận, tâm hồn, tư duy, nghị lực mới mẻ của nhà thơ
Bài “Từ ấy” ( Tố Hữu )
a Tác giả: (1920 – 2002)
- Tố Hữu tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
b. Bài thơ: Từ ấy
+ Nội dung: Bài thơ diễn tả niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu nhận thức được lý tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lý tưởng đối với nhà thơ. 
+ Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh gợi cảm, hình ảnh tươi sáng,
III. Phân môn Làm văn: văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
B. CẤU TRÚC ĐỀ: Đề gồm 3 câu, cụ thể:
1. Lý thuyết (2 điểm):
- Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi có liên quan đến phân môn đọc văn và tiếng Việt ( ví dụ: xác định tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nội dung tư tưởng, ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ, xác định phong cách ngôn ngữ, làm bài tập tiếng Việt)
2. Nghị luận xã hội: (3 điểm):
Trình bày suy nghĩ, đánh giá của bản thân về những vấn đề tư tưởng đạo lý, những hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống hoặc những quan niệm, cách ứng xử trong cuộc sống
3. Nghị luận văn học ( 5 điểm): 
 Dạng cảm nhận, phân tích một chi tiết đặc sắc, một nội dung hoặc một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình giới hạn ở phần văn học Việt Nam.
C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Nghị luận xã hội
* Đề 1: Suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng nhiều học sinh đi xe đạp điện( hay còn gọi là xe máy điện) không đội mũ bảo hiểm.
Dàn ý tham khảo:
1.Mở bài: Giới thiệu hiện tượng: nhiều học sinh đi xe đạp điện( hay còn gọi là xe máy điện) không đội mũ bảo hiểm.
2.Thân bài:
Ý 1: Nêu thực trạng :
 	 + Chính phủ đã ra Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó có quy định từ ngày1/1/2014, người điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 VNĐ.
 	+ Hiện nay, số lượng xe đạp điện đang sử dụng rất nhiều ( khoảng 2 triệu xe) trong đó, đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, nhất là học sinh bậc THPT.
 	+ Trong số lỗi vi phạm quy định pháp luật về an toàn giao thông, lỗi vi phạm liên quan đến tình trạng học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là tương đối phổ biến.(Cần nêu số liệu thống kê) 
Ý 2: Hậu quả:
 	+ Tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về va chạm và tai nạn giao thông.
 	+ Để lại di chứng và hậu quả nặng nề khi xảy ra tai nạn ( dẫn chứng, phân tích)
Ý 3: Nguyên nhân : Do các em học sinh muốn khẳng định cái tôi của bản thân trong khi lại thiếu những kiến thức về luật giao thông và chưa được trang bị kĩ càng những kỹ năng về điều khiển phương tiện một cách an toàn
Ý 4: Giải pháp:
 	+ Về phía cơ quan chức năng: Ban ATGT , công an giao thông xử lý dứt điểm các trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy điện, xe đạp điện; Tuyên truyền, nhắc nhở mọi tầng lớp nhân dân tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm chất lượng để bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình
 	+ Về phía gia đình,Nhà trường: gia đình cần quan tâm nhắc nhở thường xuyên việc con em đi xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm; Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền; phối hợp với chính quyền địa phương tuần tra, xử lí các vi phạm liên quan đến học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
 	+ Về phía học sinh: Có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện; trang bị kiến thức, kĩ năng điều khiển phương tiện một cách an toàn
3.Kết bài: Bài học nhận thức và hành động:
 	+ Hành vi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm của học sinh là hành vi đáng lo ngại và cần lên án.
 	+ Học sinh cần tự giác, gương mẫu chấp hành luật giao thông, nhất là ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
* Đề 2: Anh / chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn( không quá một trang giấy bài làm) trình bày cảm nhận của mình sau khi đọc xong câu chuyện dưới đây:
“Năm trước( 2012), trong một lần bán hàng tạp hoá, người khách đã vô tình đánh rơi bọc ni lông màu đen, sau khi kiểm tra, ông Lê Văn Mẹo – sinh năm 1938 ở khu phố 4 phường Bình Hưng phát hiện bên trong có 10 triệu đồng tiền mặt ông liền liên hệ, tìm để trả lại trong khi người khách không biết mình đã đánh rơi tiền. Với việc làm này, ông là một trong 250 người được Bí thư Tỉnh ủy gửi thư khen vì “Những nghĩa cử việc làm cao đẹp trong cuộc sống” trên địa bàn toàn tỉnh vào cuối năm 2013.”
( Hồng Tú, Làm theo Bác từ những việc nhỏ, Trang thông tin điện tử thành phố Phan Thiết, ngày 24/3/2015, giờ 21:27:15)
Dàn ý tham khảo:
1.Mở bài: Giới thiệu hiện tượng: Ngày càng có nhiều người tốt, việc tốt, được mọi người biết đến và được trân trọng, trong đó có ông Lê Văn Mẹo.
2.Thân bài:
Ý 1: Lí giải bản chất của hiện tượng:
 	+ Có những việc làm xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha, từ sự quan tâm giúp đỡ người khác mà không hề đòi hỏi lợi ích cho bản thân. 
 + Việc trả lại số tiền cho người bị đánh rơi là việc làm tốt- việc tử tế- nghĩa cử cao đẹp. Và ông Lê Văn Mẹo là người tốt - người tử tế.
Ý 2: Thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng:
 	+Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 
 	+ Động cơ làm việc tử tế của ông Mẹo hay của những con người tử tế đều xuất phát từ lòng tử tế, với mong muốn duy nhất là giúp cho cuộc sống thêm phần tốt đẹp hơn.
+ Những con người tử tế ở nhiều địa phương khác nhau, nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đã và đang làm những công việc tử tế, tuy nhỏ bé song lại vô cùng có ý nghĩa ( dẫn chứng, phân tích).
 	 + Bên cạnh những người tử tế, những việc làm tử tế, vẫn còn những người không tử tế, những việc làm không tử tế ( dẫn chứng, phân tích)
Ý 3: Ý nghĩa của hiện tượng: 
 	 + Ông Mẹo và những người làm việc tử tế đang góp phần thực hiện quá trình học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu.
+ Những con người làm việc tử tế xứng đáng được tôn vinh vì đó là hành động đẹp, có ích cho đời, cần nhân rộng trong xã hội.
 	+ Những con người không biết làm việc tử tế, cần phải xem lại mình và học tập theo những tấm gương tử tế.
Ý 4: Giải pháp phát huy hiện tượng:
 	+ Đối với chính quyền, đoàn thể: cần giới thiệu, tuyên dương, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, đem việc tử tế lan tỏa đến cộng đồng.
 	 + Đối với mỗi người dân: cần có niềm tin vào xã hội, vào bản thân mình, vào những việc tử tế mình đã, đang và sẽ làm; những người chưa làm việc tử tế cần học tập và làm theo những tấm gương tử tế.
3. Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
* Đề 3: 
    Phần cuối câu chuyện kể “Lỗi lầm và sự biết ơn” , sách Ngữ văn 9, tập một,  có viết:
 “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”.  
Hãy trình bày ý kiến của anh/chị về lời khuyên trên.
Dàn tham khảo:
1.Mở bài: 
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống, mỗi người cần học cách xử sự đúng đắn với những điều không may, nỗi bất hạnh hay những điều tốt đẹp mà người khác mang đến cho mình.
 - Trích dẫn câu nói trên.
2.Thân bài:
 2.1. Giải thích: 
- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
 -“Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá”  nghĩa là luôn biết trân trọng, khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
=>Thông điệp chính: ''Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa nhòa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người''
2.2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Học cách viết nổi đau buồn, thù hận trên cát
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.(dẫn chứng, phân tích)
Ý 2: Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (dẫn chứng, phân tích)
* Gợi ý dẫn chứng: những câu tục ngữ, thành ngữ (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”); Mối quan hệ Việt – Mĩ sau cuộc chiến tranh Việt Nam(VN) : VN giúp người Mĩ tìm hài cốt lính Mĩ tử trận trong chiến tranh Việt Nam..; Những chương trình, hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta sau chiến tranh
2.3. Đánh giá –mở rộng:
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những  kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
3. Kết bài:
- Nhận thức: Sống ân nghĩa và biết  tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.
-Hành động:
+ Là học sinh cần hiểu cho đúng lời khuyên này và thực hiện thật tốt. Hãy vị tha đối với người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đặc biệt phải luôn ghi nhớ ơn nghĩa của những người đã sinh thành, dạy dỗ, chăm sóc, giúp đỡ mình, 
 +Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.
Đề 4: 
Mara nói: “Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy đứng lên !”. 
            Ý kiến của anh/ chị về câu nói trên ?
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài :
  	   - Bàn về nhận thức, thái độ, hành động sống sao cho có ý nghĩa của mỗi người trong cuộc đời, Mara có câu:“Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy đứng lên !”. 
   	  - Với câu nói trên , Mara đã phê phán lối sống tự ti, hèn hạ của một số đông thanh niên hiện nay, từ đó tác giả cất lời động viên, kêu gọi mọi người hãy tự khẳng định mình bằng một lối sống mạnh mẽ, bản lĩnh  
 	2. Thân bài :
 2.1. Giải thích  làm rõ nội dung câu nói của Mara :
a. Ý thứ nhất: : “Người ta có vẻ lớn" và “vì chúng ta quỳ”.
- Chữ “lớn” và chữ “quỳ” ở đây không có ý nói về vóc dáng, hành động bên ngoài, mà nói về tư cách, vị thế của những con người đó.
- Chữ “quỳ” nên hiểu: Là tự hạ mình, tự ti, thiếu niềm tin vào khả năng của chính bản thân trước người khác, thậm chí hèn nhát không dám thể hiện đúng thực lực bản thân.
b. Ý thứ hai: Lời khuyên, lời kêu gọi của Mara : “Chúng ta hãy đứng lên”. Chữ “đứng lên” ở đây là nhằm nói đến sự tự khẳng định bằng ý chí, nghị lực, niềm tin để vươn lên.
2.2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện,nguyên nhân của lối sống “quỳ” :
- Biểu hiện ( Cần nêu dẫn chứng tiêu biểu, phân tích cụ thể các biểu hiện)
   + Đó là lối sống ươn hèn, ỉ lại, lười biếngtrong học tập và trong cuộc sống 
   + Đó là lối sống tự ti , không tin vào chính mình.
- Nguyên nhân: khiến bản thân thua kém người khác (như về địa vị, chức vụ, kinh tế hay về một năng lực nào đó v.v) là do chính bản thân chúng ta đã tự hạ mình, thiếu cố gắng, không có tinh thần vượt khó nên mới thấy người khác vượt trội hơn ta.  
 2.3. Bình luận ý nghĩa câu nói của Mara :
     - Khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách của mỗi con người trong mối quan hệ cuộc sống.
 + Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố:Yếu tố bẩm sinh( thiên phú) và yếu tố tự rèn. 
 + Có yếu tố thiên phú mà không biết cách phát huy thì tài năng kia cũng mai một, lụi tàn.
    + Yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
              - Là lời động viên, kêu gọi lòng tự tin vào ý chí, năng lực để thể hiện thái độ, tư cách, vị trí của chính mình trong mối quan hệ cộng đồng, khác với tự kiêu, tự phụ, hống hách. “Đứng lên” không phải bằng cách chèn ép, bôi nhọ, chà đạp người khác để được đứng lên trên nhằm thỏa mãn lòng ích kỷ cá nhân.
 -  Mở rộng ra là vấn đề dân tộc, đất nước trong mối tương quan quốc tế.
3. Kết bài :
           - Bày tỏ ý kiến của bản thân về câu nói vừa nghị luận.
 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
Nghị luận văn học
*Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử .
 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
I.Mở bài: 
 - Giới thiệu vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử (Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ của Phong trào thơ mới. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên trong trẻo, lạ thường).
 - Giới thiệu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”(xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung).
 - Nêu nội dung nghị luận: Cảnh vườn tược Vĩ Dạ ở xứ Huế lúc bình minh.( Trích dẫn đoạn thơ)
II.Thân bài: 
 1.Nội dung:
 * Giới thiệu khái quát về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mặc Tử.(Vĩ Dạ, một ngôi làng nổi tiếng nơi cố đô Huế, nằm bên bờ Hương Giang, có cảnh vườn tược xanh tươi, cây trái bốn mùa, với sông nước con đò và những nếp nhà duyên dáng, êm đềm thơ mộng)
 * Câu thơ mở đầu : câu hỏi tu từ → sự phân thân của nhà thơ: lời chào mời thân mật, lời trách móc nhẹ nhàng bộc lộ ước ao thầm kín của người đi xa được trở về thôn Vĩ.
 * Ba câu thơ tiếp: Cảnh sắc Vĩ Dạ lúc bình minh.
 - Cảnh đất trời rạng rỡ, trong trẻo, thanh khiết : “nắng hàng cau nắng mới lên” những hàng cau thẳng tắp, cao vút, ánh nắng vàng rực rỡ trên những tàu lá cau xanh tươi còn ướt đẫm sương đêm.
 - Cảnh vườn cây trái mượt mà tươi non, sum xuê bốn mùa, tràn đầy sức sống: mướt quá, xanh như ngọc..
 - Con người Vĩ Dạ ngay thẳng, hiền hòa, phúc hậu : “mặt chữ điền”.
 2. Nghệ thuật: quan sát tinh tế, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ giàu hình ảnh và gợi sự liên tưởng.
III.Kết bài:
 - Đánh giá chung về khổ thơ.
 - Cảm xúc của bản thân. 
*Đề 2:
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
 I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ( xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ,khái quát nội dung, nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp thiên nhiên của Vĩ Dạ.)
II. Thân bài:
1. Nội dung:
- Giới thiệu khái quát về thôn Vĩ.
- Thiên nhiên thôn Vĩ rất đẹp, rất hữu tình qua cái nhìn giàu thi vị của nhà thơ:
 + Cảnh đất trời rạng rỡ, trong trẻo, tinh khiết,không gian mượt mà, tươi non, con người chất phác đôn hậu.
 + Cảnh sông nước mây trời, đêm trăng thơ mộng êm đềm, khoan thai, nhẹ nhàng, không gian hư ảo.
2. Nghệ thuật:
- Quan sát tinh tế, miêu tả cảnh sắc thiên nhiên sinh động.
- Bút pháp gợi tả, giàu hình ảnh và liên tưởng.
III. Kết bài:
Đánh giá chung về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ.
Cảm xúc bản thân.
Đề 3:
Cảm nhận của anh/ chị về khổ thơ thứ hai trong bài Từ ấy của Tố Hữu.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
 I. Mở bài:
 - Giới thiệu về tác giả (Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của Tố Hữu gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông. Mỗi tác phẩm của thi sĩ là một chặng đường lịch sử, là một chiến công của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ Tịch.)
 - Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ: (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí, nội dung).
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhận thức về lẽ sống mới khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
II. Thân bài: 
 1. Nội dung:
 - Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó, hài hòa giữa “cái Tôi” cá nhân và “cái Ta” chung của mọi người. 
 - Tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình cảm chung chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp. 
 - Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.
 - Động từ “buộc”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của nhà thơ muốn gắn “cái Tôi” cá nhân hoà vào “cái Ta” chung của mọi người.
 → Tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với từng con người cụ thể, mà đặc biệt là sự quan tâm đến quần chúng lao khổ, mục đích tạo sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng..
 ÚTố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người.
2 Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, hình ảnh tươi sáng, giàu nhạc điệu.
III. Kết bài:
 - Đánh giá chung về khổ thơ.
 - Cảm xúc của bản thân. 
*Đề 4: Cảm nhận của anh/ chị về hai câu cuối trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.
 Cô em xóm núi xay ngô tối,
 Xay hết lò than đã rực hồng.”
 Phiên âm: 
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
I. Mở bài: 
 - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh ( là người anh hùng giải phóng dân tộc, là nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp chính của Người là phấn đấu cho sự độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc).
- Giới thiệu về bài thơ” Chiều tối” ( Hoàn cảnh sáng tác, nội dung )
- Nêu vấn đề nghị luận: Bức tranh cuộc sống và tâm trạng nhà thơ .( Trích dẫn 2 câu thơ)
II. Thân bài: 
 1. Nội d

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_II.doc