ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I ĐỊA LÝ 6
Câu 1: - Nêu vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất?
- Khái niệm: Kinh tuyến? Vĩ tuyến? Kinh tuyến gốc? vĩ tuyến gốc?
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh. Trái Đất đứng vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời . Trái Đất có hình cầu, kích thước rất lớn.
* Kinh tuyến : đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
-Kinh tuyến gốc : kinh tuyến số 00 , đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
* Vĩ tuyến : vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
-Vĩ tuyến gốc : vĩ tuyến số 00( xích đạo).
Câu 2: Bản đồ là gì?
-Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? Kể tên?
-Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng ở thực tế.
- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước .
Câu 4: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm?
- Kinh độ: là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc .
- Vĩ độ : là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc .
-Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó .
Câu 5:Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I ĐỊA LÝ 6 Câu 1: - Nêu vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất? - Khái niệm: Kinh tuyến? Vĩ tuyến? Kinh tuyến gốc? vĩ tuyến gốc? - Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh. Trái Đất đứng vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời . Trái Đất có hình cầu, kích thước rất lớn. * Kinh tuyến : đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. -Kinh tuyến gốc : kinh tuyến số 00 , đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) * Vĩ tuyến : vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. -Vĩ tuyến gốc : vĩ tuyến số 00( xích đạo). Câu 2: Bản đồ là gì? -Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Câu 3: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? Kể tên? -Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng ở thực tế. - Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước . Câu 4: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm? - Kinh độ: là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc . - Vĩ độ : là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc . -Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó . Câu 5:Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. Câu 6: Nêu cách biểu hiện địa hình trên bản đồ?Dựa vào các đường đồng mức em biết được đặc điểm gì của địa hình? -Địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc các đường đồng mức. - Dựa vào đường đồng mức, ta biết được độ cao của núi, biết được sườn nào dốc, sườn nào thoải: + Nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc. + Nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức càng xa thì địa hình càng thoải. Câu 7: Trình bày đặc điểm sự vận động Trái Đất quanh trục? Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66 °33’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng từ Tây sang Đông. - Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục sinh ra những hệ quả : + Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. + Sự chuyển động lệch huớng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất. Câu 8: Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? -Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối(ST) không trùng với trục Trái Đất (BN) nên các địa điểm nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Câu 9:Trình bày đặc điểm cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 15% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. Câu 10: Nội lực là gì? Ngọai lực là gì? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Ngọai lực là những lực sinh ra ở bên ngòai, trên bề mặt Trái Đất. * Tác động của nội lực và ngọai lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất: - Nội lực và ngọai lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. +Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động tác động ngọai lực lại thiên về sang bằng, hạ thấp địa hình. Câu 11: Núi lửa là gì? Động đất là gì? Trên thế giới núi lửa, động đất thường xảy ra ở đâu? -Núi lửa : là hình thức phun trào mắcma ở dưới sâu lên mặt đất. - Động đất : Là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển . - Trên thế giới núi lửa, động đất thường xảy ra ở vành đai lửa Thái Bình Dương. Câu 12: Tại sao quanh các miệng núi lửa sau khi ngừng hoạt động dân cư thường sống tập trung đông đúc? -Vì khi ngừng hoạt động dung nham bị phân hủy tạo thành các vùng đất đỏ phì nhiêu( ba dan) có sức hấp dẫn rất lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng. Câu 13: Núi là gì? Núi gồm những bộ phận nào? Độ cao của núi bao nhiêu? - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm 3 bộ phận : đỉnh núi, sườn núi, chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển ( độ cao tuyệt đối) Câu 14: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào? Núi già Núi trẻ Thời gian hình thành Cách đây hàng trăm triệu năm Cách đây khoảng vài chục triệu năm Đỉnh núi Tròn Nhọn Sườn núi Thỏai Dốc Thung lũng Cạn ,rộng Sâu ,hẹp Câu 15: Nêu vai trò của địa hình vùng núi đá vôi( cacxtơ). Ta cần phải khai thác như thế nào để bảo vệ môi trường vùng núi đá vôi? -Vai trò: cung cấp vật liệu xây dựng, có những hang động đẹp có giá trị về du lịch, - Ta cần phải khai thác hợp lí, tiết kiệm, khai thác kết hợp với bảo vệ môi trường , bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên ở nước ta cũng như trên Trái Đất.
Tài liệu đính kèm: